Nhiều câu chuyện cảm động về quá trình vượt khó trong lao động, sản xuất và học tập đã được kể tại buổi giao lưu các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu chiều 27/12, trong khuôn khổ chương trình Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII.
Buổi giao lưu có sự tham dự của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, các vị lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng 1.500 đại biểu chính thức.
Mỗi câu chuyện của đại biểu mang đến buổi giao lưu là những minh chứng xác thực nhất về những cống hiến to lớn của họ đối với quê hương đất nước. Họ là bác sỹ hết lòng vì người bệnh, nữ chủ doanh nghiệp tư nhân dấn thân và hy sinh vì cộng đồng, những công nhân tiêu biểu, nông dân sáng tạo, điển hình trong công tác phòng chống tham nhũng...
Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ba Huân, Phạm Thị Huân giữ nguyên niềm xúc động khi nhớ lại những ngày đầu bắt đầu lập nghiệp bằng con đường kinh doanh trứng gia cầm lúc 16 tuổi.
Kể về bước ngặt trong con đường kinh doanh của mình, bà Huân kể năm 2003 khi dịch cúm gia cầm hoành hành, người nông dân và người kinh doanh trứng gia cầm đều lao đao. Đi khắp vùng quê đâu đâu cũng chỉ là cảnh đau lòng của người nông dân vì không còn phương tiện sản xuất, những trại gà trại vịt sau một đêm bỗng thành con số không.
Cảm thông với nỗi thống khổ của bà con nông dân, bà Huân đã quyết định gom góp tiền để đi ra nước ngoài xem các nước xử lý trứng gia cầm như thế nào. Hết đi châu Á rồi sang châu Âu, thật may bà Huân đã tìm ra hãng sản xuất thiết bị xử lý trứng gia cầm hàng đầu thế giới Moba ở tại Hà Lan.
Tại buổi giao lưu, giám đốc Ba Huân rưng rưng xúc động nhớ lại lúc nhìn thấy lá cờ Việt Nam được gắn cùng với cờ các nước tại hãng Moba (nước nào mua thiết bị, hãng Moba đều gắn cờ nước đó) vì bà chắc rằng kể từ lúc này đây, với quy trình này, người Việt Nam đã có thể sánh cùng các nước trong việc xử lý trứng gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng chuẩn quốc tế. Thông điệp mà Giám đốc Ba Huân muốn gửi tới tất cả các đại biểu trong cuộc gia lưu này chính là sống cần có sự hy sinh và hướng tới cộng đồng.
Lê Thị Hồng Ngoan, sinh năm 1983, vận động viên của Đội tuyển Pencak Silat quốc gia đến với Đại hội với câu chuyện về những tháng ngày gian khổ luyện tập để có thành tích như hôm nay. Hồng Ngoan cho rằng sống phải có đam mê và chính nhờ đam mê sẽ mang lại thành công. Đây chính là những lời nhắn nhủ mà vận động viên Hồng Ngoan muốn gửi gắm tại Đại hội này.
Hồng Ngoan chia sẻ đằng sau những thành tích còn có một giá trị vô cùng to lớn đối với Ngoan đó là: “Thể thao đã cho tôi một cơ hội và môi trường tốt để rèn luyện, thể thao đã trang bị cho tôi hành trang vào đời, giúp tôi hình thành nhân cách, cho tôi tình yêu, tiếp cho tôi “chất lửa của Tuổi trẻ Việt Nam.”
Đến với đại hội, ông Ya Loan, năm nay 63 tuổi (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ tại đại hội, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông rất tích cực vào các phong trào thi đua của địa phương, tham gia dạy tiếng dân tộc bản địa cho cán bộ của tỉnh, tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho bà con ở thôn buôn.
Với kiến thức sư phạm đã được học và vốn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình, ông Ya Loan đã cùng với một số anh chị em trí thức dân tộc Chu Ru trong tỉnh tham gia Hội đồng biên soạn giáo trình dạy tiếng dân tộc Chu Ru cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Lâm Đồng do Liên Sở Nội vụ-Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Gia đình ông Ya Loan cũng là điểm đến của đoàn cán bộ giảng dạy, sinh viên Khoa Lịch sử thuộc Trường Đại học Đà Lạt nghiên cứu, tìm tư liệu, lịch sử về dân tộc Chu Ru…
Sống phải có lý tưởng, dám nghĩ, dám làm, vượt khó để thành công chính là thông điệp mà ông Ya Loan muốn gửi tới tất cả các đại biểu tham dự Đại hội.
Rất nhiều thông điệp đã được các đại biểu gửi gắm tại buổi giao lưu. Câu chuyện về 15 năm làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sỹ trên đất bạn Lào của thượng tá Trần Hữu Lưu, Đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sỹ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị hay những lời chia sẻ của ông Phạm Thanh Bình - một điển hình về phòng chống tham nhũng đã thể hiện rất rõ thông điệp: “hãy biết phát huy sức mạnh tập thể để thực hiện công việc của mình, nhưng trước đó mình phải là tấm gương để mọi người noi theo.”
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội đã kể về công việc thường ngày của mình. Giám đốc Nguyễn Tiến Quyết tâm sự: “ Phía trước chúng tôi vẫn là biết bao bệnh nhân đang chờ được nhận tạng, chúng tôi - những bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện Việt Đức luôn phấn đấu để khẳng định chính mình, chinh phục đỉnh cao khoa học để cứu được những ca bệnh thật sự hiểm nghèo, để những người bệnh không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Đó là đích mà chúng tôi luôn ước mơ thực hiện.”
“Trọn tâm với việc, trọn tình với con người” là thông điệp của Anh hùng lao động Nguyễn Văn Nhi, Đội trưởng sản xuất, Xí nghiệp Sông Đà 6.02 - Công ty Cổ phần Sông Đà 6 - Tập đoàn Sông Đà (Bộ Xây dựng) gửi đến đại biểu dự giao lưu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII. Anh Nhi cho biết, đằng sau sự thành công của anh là sự hy sinh to lớn, tình cảm nhân hậu của một người vợ bé nhỏ của anh - chị Đặng Thị Tú. Gần 28 năm thoát ly cũng là ngần ấy thời gian anh đi làm thủy điện. Và cũng chính truyền thống tốt đẹp, quý báu của người thợ Sông Đà nói chung và môi trường Sông Đà 6 nói riêng đã rèn giũa, uốn nắn và tạo điều kiện thuận lợi cho anh được lao động, học tập, phấn đấu và phát triển.
Tại buổi giao lưu, các đại biểu, khán giả trong cả nước đã đặt nhiều câu hỏi giao lưu với các đại biểu thông qua nhiều hình thức như điện thoại tới đường dây nóng, nhắn tin tới tổng đài và gửi email. Buổi giao lưu đã khép lại nhưng dư âm và những tình cảm nồng ấm mãi đọng lại trong lòng mỗi người nghe./.
Buổi giao lưu có sự tham dự của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, các vị lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng 1.500 đại biểu chính thức.
Mỗi câu chuyện của đại biểu mang đến buổi giao lưu là những minh chứng xác thực nhất về những cống hiến to lớn của họ đối với quê hương đất nước. Họ là bác sỹ hết lòng vì người bệnh, nữ chủ doanh nghiệp tư nhân dấn thân và hy sinh vì cộng đồng, những công nhân tiêu biểu, nông dân sáng tạo, điển hình trong công tác phòng chống tham nhũng...
Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ba Huân, Phạm Thị Huân giữ nguyên niềm xúc động khi nhớ lại những ngày đầu bắt đầu lập nghiệp bằng con đường kinh doanh trứng gia cầm lúc 16 tuổi.
Kể về bước ngặt trong con đường kinh doanh của mình, bà Huân kể năm 2003 khi dịch cúm gia cầm hoành hành, người nông dân và người kinh doanh trứng gia cầm đều lao đao. Đi khắp vùng quê đâu đâu cũng chỉ là cảnh đau lòng của người nông dân vì không còn phương tiện sản xuất, những trại gà trại vịt sau một đêm bỗng thành con số không.
Cảm thông với nỗi thống khổ của bà con nông dân, bà Huân đã quyết định gom góp tiền để đi ra nước ngoài xem các nước xử lý trứng gia cầm như thế nào. Hết đi châu Á rồi sang châu Âu, thật may bà Huân đã tìm ra hãng sản xuất thiết bị xử lý trứng gia cầm hàng đầu thế giới Moba ở tại Hà Lan.
Tại buổi giao lưu, giám đốc Ba Huân rưng rưng xúc động nhớ lại lúc nhìn thấy lá cờ Việt Nam được gắn cùng với cờ các nước tại hãng Moba (nước nào mua thiết bị, hãng Moba đều gắn cờ nước đó) vì bà chắc rằng kể từ lúc này đây, với quy trình này, người Việt Nam đã có thể sánh cùng các nước trong việc xử lý trứng gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng chuẩn quốc tế. Thông điệp mà Giám đốc Ba Huân muốn gửi tới tất cả các đại biểu trong cuộc gia lưu này chính là sống cần có sự hy sinh và hướng tới cộng đồng.
Lê Thị Hồng Ngoan, sinh năm 1983, vận động viên của Đội tuyển Pencak Silat quốc gia đến với Đại hội với câu chuyện về những tháng ngày gian khổ luyện tập để có thành tích như hôm nay. Hồng Ngoan cho rằng sống phải có đam mê và chính nhờ đam mê sẽ mang lại thành công. Đây chính là những lời nhắn nhủ mà vận động viên Hồng Ngoan muốn gửi gắm tại Đại hội này.
Hồng Ngoan chia sẻ đằng sau những thành tích còn có một giá trị vô cùng to lớn đối với Ngoan đó là: “Thể thao đã cho tôi một cơ hội và môi trường tốt để rèn luyện, thể thao đã trang bị cho tôi hành trang vào đời, giúp tôi hình thành nhân cách, cho tôi tình yêu, tiếp cho tôi “chất lửa của Tuổi trẻ Việt Nam.”
Đến với đại hội, ông Ya Loan, năm nay 63 tuổi (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ tại đại hội, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông rất tích cực vào các phong trào thi đua của địa phương, tham gia dạy tiếng dân tộc bản địa cho cán bộ của tỉnh, tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho bà con ở thôn buôn.
Với kiến thức sư phạm đã được học và vốn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình, ông Ya Loan đã cùng với một số anh chị em trí thức dân tộc Chu Ru trong tỉnh tham gia Hội đồng biên soạn giáo trình dạy tiếng dân tộc Chu Ru cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Lâm Đồng do Liên Sở Nội vụ-Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Gia đình ông Ya Loan cũng là điểm đến của đoàn cán bộ giảng dạy, sinh viên Khoa Lịch sử thuộc Trường Đại học Đà Lạt nghiên cứu, tìm tư liệu, lịch sử về dân tộc Chu Ru…
Sống phải có lý tưởng, dám nghĩ, dám làm, vượt khó để thành công chính là thông điệp mà ông Ya Loan muốn gửi tới tất cả các đại biểu tham dự Đại hội.
Rất nhiều thông điệp đã được các đại biểu gửi gắm tại buổi giao lưu. Câu chuyện về 15 năm làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sỹ trên đất bạn Lào của thượng tá Trần Hữu Lưu, Đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sỹ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị hay những lời chia sẻ của ông Phạm Thanh Bình - một điển hình về phòng chống tham nhũng đã thể hiện rất rõ thông điệp: “hãy biết phát huy sức mạnh tập thể để thực hiện công việc của mình, nhưng trước đó mình phải là tấm gương để mọi người noi theo.”
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội đã kể về công việc thường ngày của mình. Giám đốc Nguyễn Tiến Quyết tâm sự: “ Phía trước chúng tôi vẫn là biết bao bệnh nhân đang chờ được nhận tạng, chúng tôi - những bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện Việt Đức luôn phấn đấu để khẳng định chính mình, chinh phục đỉnh cao khoa học để cứu được những ca bệnh thật sự hiểm nghèo, để những người bệnh không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Đó là đích mà chúng tôi luôn ước mơ thực hiện.”
“Trọn tâm với việc, trọn tình với con người” là thông điệp của Anh hùng lao động Nguyễn Văn Nhi, Đội trưởng sản xuất, Xí nghiệp Sông Đà 6.02 - Công ty Cổ phần Sông Đà 6 - Tập đoàn Sông Đà (Bộ Xây dựng) gửi đến đại biểu dự giao lưu tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII. Anh Nhi cho biết, đằng sau sự thành công của anh là sự hy sinh to lớn, tình cảm nhân hậu của một người vợ bé nhỏ của anh - chị Đặng Thị Tú. Gần 28 năm thoát ly cũng là ngần ấy thời gian anh đi làm thủy điện. Và cũng chính truyền thống tốt đẹp, quý báu của người thợ Sông Đà nói chung và môi trường Sông Đà 6 nói riêng đã rèn giũa, uốn nắn và tạo điều kiện thuận lợi cho anh được lao động, học tập, phấn đấu và phát triển.
Tại buổi giao lưu, các đại biểu, khán giả trong cả nước đã đặt nhiều câu hỏi giao lưu với các đại biểu thông qua nhiều hình thức như điện thoại tới đường dây nóng, nhắn tin tới tổng đài và gửi email. Buổi giao lưu đã khép lại nhưng dư âm và những tình cảm nồng ấm mãi đọng lại trong lòng mỗi người nghe./.
Thủy-Hoa-Vân (TTXVN/Vietnam+)