Sau lễ khai mạc (1/10), trong mười ngày triển lãm, người đến xem các tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ đã không còn mang vẻ hưởng ứng nhân mở màn nữa, mà có thể sâu lắng hơn trong mỗi cảm nhận.
Mỗi hội mỗi vẻ trong bản hòa tấu chung
Tại Trung tâm Triễn lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, hơn 10.000 tác phẩm được trưng bày. Đây là một hoạt động thiết thực của giới văn học nghệ thuật chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Triển lãm đã phần nào giới thiệu những thành tựu đó. Các tác phẩm đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người xem.
Mỗi Hội văn học nghệ thuật đều có những gian hàng trưng bày riêng mang đậm bản sắc của loại hình nghệ thuật. Nếu như hội nhà văn giới thiệu những tác giả, tác phẩm văn học đã có những đóng góp sâu sắc tới nền văn học nước nhà thì các nhiếp ảnh gia của Hội nhiếp ảnh lại mang tới những bức ảnh đi cùng năm tháng oai hùng lịch sử.
Hội Điện ảnh Việt Nam giới thiệu về mình sống động bằng các poster các bộ phim đã và đang gây chú ý. Đó là bộ phim đoạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như “Đừng đốt”, hay bộ phim mới ra “Long Thành cầm giả ca.”
Những tác phẩm điêu khắc đa dạng, loạt chân dung điêu khắc các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm... được bày rất ấn tượng về vị trí, về thế hệ tiếp nối bởi đó là những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật nước nhà. Sau đó, người xem bước vào một phòng tranh cũng thật đặc sắc.
Bức tranh cuốn hút chú ý của người xem ngay từ đầu khiến ai cũng phải nở nụ cười là “Chứng khoán đỏ" với cả loạt mắt người thô lố, vừa hồi hộp vừa kinh sợ và vừa hau háu hy vọng… Ngỡ là bức biếm họa nhưng nhìn thần sắc từng chân dung trong bức sơn dầu này mới thấy nhói lên một vấn đề rất nghiêm túc, gây khủng hoảng và chấn động đời sống xã hội.
Bức tranh trung tâm là Hồi tưởng Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long rực sắc Hoàng bào. Đối diện là bức tranh Hà Nội mùa đông năm 1946 như khét mùi khói súng.
Hội Nhạc sĩ có sáng kiến kê chiếc màn hình lớn để giới thiệu đĩa hình về các tác phẩm âm nhạc được công chúng yêu thích và các tác phẩm đoạt giải. Những bản nhạc đi cùng năm tháng đã đem lại những xúc cảm thú vị cho người xem.
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết: Thăng Long–Hà Nội nghìn năm đã trở thành cảm hứng bất tận để các nhạc sĩ sáng tác, nhiều tác phẩm giao hưởng lớn đã ra đời như "Hà Nội nghìn năm," "Hoa Lư – Thăng Long bài ca dời đô," "Một dáng rồng bay…"
Vì trưng bày vào dịp Đại lễ nên triển lãm có rất đông khách tham quan, trong đó có những người dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Được thưởng thức, chiêm ngưỡng những thành tựu văn hoá nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ, được hiểu thêm những giá trị Việt Nam đã và đang đạt được, càng khiến các bà con ở xa về thêm yêu đất nước Việt Nam quê hương.
Chín hội chuyên ngành Trung ương cùng các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước đã tuyển chọn kỹ lưỡng các tác phẩm dự triển lãm. Những không gian văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh giúp người xem hình dung được về đời sống, xã hội, con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ngoài công trình của các hội chuyên ngành, các hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố cũng nhiệt tình tham gia. Mỗi hội trưng bày 100 tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu thuộc các chuyên ngành.
Đặc biệt, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày 200 tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu của các văn nghệ sĩ trên thành phố mang tên Bác.
Đến với triển lãm, người xem sẽ thấy được kết quả nỗ lực sáng tạo bền bỉ không ngừng của các văn nghệ sĩ cả nước trong quá trình sáng tác các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật.
Mỗi thời mỗi sắc thái để nhớ nhung…
Công chúng sẽ được đắm say trong những vần thơ nổi tiếng của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến… được tạc trên những chiếc bình gốm sứ trang nhã và độc đáo.
Không ai mà không thuộc những câu thơ: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn vẻ trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Hồ Chí Minh)… Dẫu vậy, khi chúng ta được đọc bài thơ trên bình gốm sứ thì bỗng trỗi dậy một cảm giác mới lạ đến thú vị.
Bên cạnh đó, người xem còn có dịp lặng ngắm và suy nghĩ về văn và về đời trước chân dung của các nhà văn, nhà thơ lớn từng đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật như: Nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu, nhà thơ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính …
Thế hệ những người Hà Nội sống trong thời bao cấp cũng bồi hồi, xúc động khi gặp lại những hình ảnh xưa qua các tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa. Nào là mấy toa tàu điện gợi tiếng leng keng, nào dãy phố lô xô, nào hình khối nhà chung cư làm bằng sắt lồng với gỗ xám xịt gợi một thời chưa xa.
Người xem cũng có thể quay lại bối cảnh hào hùng của Hà Nội thời chiến trong tác phẩm cùng tên của họa sỹ Đoàn Văn Thân, thoắt lại trở về mơ màng với cảnh sắc êm đềm trong bức tranh “Văn Miếu vàng” của họa sỹ Nguyễn Quốc Huy…
Nói về cuộc đại triển lãm lần này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ, họa sỹ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn họa nghệ thuật Việt Nam nhận định:“Bằng tài năng và niềm say mê tâm huyết, hàng ngàn văn nghệ sỹ của cả nước đã thâm nhập thực tế, bám sát đời sống, hăng say nghiên cứu, sáng tạo nên những tác phẩm, công trình văn học nghê thuật có giá trị về đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến và công cuộc đổi mới, hội nhập toàn cầu. Điều này đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của toàn xã hội.”/.
Tại Trung tâm Triễn lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam, hơn 10.000 tác phẩm được trưng bày. Đây là một hoạt động thiết thực của giới văn học nghệ thuật chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Triển lãm đã phần nào giới thiệu những thành tựu đó. Các tác phẩm đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người xem.
Mỗi Hội văn học nghệ thuật đều có những gian hàng trưng bày riêng mang đậm bản sắc của loại hình nghệ thuật. Nếu như hội nhà văn giới thiệu những tác giả, tác phẩm văn học đã có những đóng góp sâu sắc tới nền văn học nước nhà thì các nhiếp ảnh gia của Hội nhiếp ảnh lại mang tới những bức ảnh đi cùng năm tháng oai hùng lịch sử.
Hội Điện ảnh Việt Nam giới thiệu về mình sống động bằng các poster các bộ phim đã và đang gây chú ý. Đó là bộ phim đoạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như “Đừng đốt”, hay bộ phim mới ra “Long Thành cầm giả ca.”
Những tác phẩm điêu khắc đa dạng, loạt chân dung điêu khắc các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tư Nghiêm... được bày rất ấn tượng về vị trí, về thế hệ tiếp nối bởi đó là những tên tuổi lớn của nền mỹ thuật nước nhà. Sau đó, người xem bước vào một phòng tranh cũng thật đặc sắc.
Bức tranh cuốn hút chú ý của người xem ngay từ đầu khiến ai cũng phải nở nụ cười là “Chứng khoán đỏ" với cả loạt mắt người thô lố, vừa hồi hộp vừa kinh sợ và vừa hau háu hy vọng… Ngỡ là bức biếm họa nhưng nhìn thần sắc từng chân dung trong bức sơn dầu này mới thấy nhói lên một vấn đề rất nghiêm túc, gây khủng hoảng và chấn động đời sống xã hội.
Bức tranh trung tâm là Hồi tưởng Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long rực sắc Hoàng bào. Đối diện là bức tranh Hà Nội mùa đông năm 1946 như khét mùi khói súng.
Hội Nhạc sĩ có sáng kiến kê chiếc màn hình lớn để giới thiệu đĩa hình về các tác phẩm âm nhạc được công chúng yêu thích và các tác phẩm đoạt giải. Những bản nhạc đi cùng năm tháng đã đem lại những xúc cảm thú vị cho người xem.
Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết: Thăng Long–Hà Nội nghìn năm đã trở thành cảm hứng bất tận để các nhạc sĩ sáng tác, nhiều tác phẩm giao hưởng lớn đã ra đời như "Hà Nội nghìn năm," "Hoa Lư – Thăng Long bài ca dời đô," "Một dáng rồng bay…"
Vì trưng bày vào dịp Đại lễ nên triển lãm có rất đông khách tham quan, trong đó có những người dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Được thưởng thức, chiêm ngưỡng những thành tựu văn hoá nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ, được hiểu thêm những giá trị Việt Nam đã và đang đạt được, càng khiến các bà con ở xa về thêm yêu đất nước Việt Nam quê hương.
Chín hội chuyên ngành Trung ương cùng các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước đã tuyển chọn kỹ lưỡng các tác phẩm dự triển lãm. Những không gian văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh giúp người xem hình dung được về đời sống, xã hội, con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ngoài công trình của các hội chuyên ngành, các hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố cũng nhiệt tình tham gia. Mỗi hội trưng bày 100 tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu thuộc các chuyên ngành.
Đặc biệt, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày 200 tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu của các văn nghệ sĩ trên thành phố mang tên Bác.
Đến với triển lãm, người xem sẽ thấy được kết quả nỗ lực sáng tạo bền bỉ không ngừng của các văn nghệ sĩ cả nước trong quá trình sáng tác các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật.
Mỗi thời mỗi sắc thái để nhớ nhung…
Công chúng sẽ được đắm say trong những vần thơ nổi tiếng của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến… được tạc trên những chiếc bình gốm sứ trang nhã và độc đáo.
Không ai mà không thuộc những câu thơ: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn vẻ trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Hồ Chí Minh)… Dẫu vậy, khi chúng ta được đọc bài thơ trên bình gốm sứ thì bỗng trỗi dậy một cảm giác mới lạ đến thú vị.
Bên cạnh đó, người xem còn có dịp lặng ngắm và suy nghĩ về văn và về đời trước chân dung của các nhà văn, nhà thơ lớn từng đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật như: Nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu, nhà thơ Tố Hữu, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính …
Thế hệ những người Hà Nội sống trong thời bao cấp cũng bồi hồi, xúc động khi gặp lại những hình ảnh xưa qua các tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa. Nào là mấy toa tàu điện gợi tiếng leng keng, nào dãy phố lô xô, nào hình khối nhà chung cư làm bằng sắt lồng với gỗ xám xịt gợi một thời chưa xa.
Người xem cũng có thể quay lại bối cảnh hào hùng của Hà Nội thời chiến trong tác phẩm cùng tên của họa sỹ Đoàn Văn Thân, thoắt lại trở về mơ màng với cảnh sắc êm đềm trong bức tranh “Văn Miếu vàng” của họa sỹ Nguyễn Quốc Huy…
Nói về cuộc đại triển lãm lần này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ, họa sỹ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn họa nghệ thuật Việt Nam nhận định:“Bằng tài năng và niềm say mê tâm huyết, hàng ngàn văn nghệ sỹ của cả nước đã thâm nhập thực tế, bám sát đời sống, hăng say nghiên cứu, sáng tạo nên những tác phẩm, công trình văn học nghê thuật có giá trị về đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến và công cuộc đổi mới, hội nhập toàn cầu. Điều này đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của toàn xã hội.”/.
Nguyễn Anh-Thúy Mơ (Vietnam+)