Sau ba ngày làm việc, chiều 18/7, hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động "Hai không," 3 năm triển khai phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, Học sinh tích cực," tổng kết năm học 2010-2011 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học mới 2011-2012 của từng bậc học mầm non, tiểu học, Trung học phổ thông, Giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục thường xuyên đã kết thúc tại tỉnh Đồng Tháp.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò đặc biệt của công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới; đồng thời chỉ đạo ngành giáo dục thời gian tới phải làm tốt hơn công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo...
Để tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục phát triển, cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ nhà giáo. Thủ tướng đã nêu yêu cầu làm sao mỗi giáo viên có được một chỗ ở.
Hiện nay cả nước mới có Chương trình Nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu. Như vậy, ngành giáo dục phải chủ trì cùng các Bộ lập đề án nhà cho giáo viên cả nước, trong đó có trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương và giáo viên, sự tham gia của các công ty xây dựng nhà. Bước đầu tiên cần làm là phải thống kê tình trạng nhà của giáo viên hiện nay, dự kiến quý 1 năm 2012, Bộ Giáo dục Đào tạo trình Thủ tướng đề án này.
Chú ý giáo dục cho các em có năng lực công dân thời kỳ hội nhập
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ áp lực hiện nay của Việt Nam khi vừa thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển là phải có một mô hình phát triển kinh tế-xã hội mới. Trong thời gian qua, nhiều địa phương phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên 2 yếu tố là huy động vốn và đất.
Thực tế và đòi hỏi thời gian tới phải phát triển kinh tế-xã hội dựa trên 4 trụ cột là đất, vốn, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong bốn trụ cột quan trọng ấy.
Giáo dục phổ thông chính là giáo dục làm người, là tạo ra thế hệ công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập vào năm 2020. Vì thế phải chú ý xây dựng cho các em có năng lực công dân. Muốn vậy phải chuyển từ cách đánh giá nhận thức của học sinh sang cách đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào cuộc sống. Để phát huy lợi thế của quãng thời gian khoảng 30 năm cơ cấu "dân số vàng" hiện nay, phải nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho đất nước.
Với tình cảm và trách nhiệm đặc biệt đối với ngành giáo dục đào tạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu toàn ngành giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng việc thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, trong đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thành quả đã đạt được, tiếp tục giữ vững và phát huy tinh thần "Hai không."
Từ những bài học kinh nghiệm sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục," 3 năm triển khai phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực,” Phó Thủ tướng chia sẻ muốn trong một thời gian ngắn tạo ra được một giải pháp không tốn tiền mà mang tính đột phá có thể chuyển động đến toàn hệ thống, từ các cấp lãnh đạo tới từng cơ sở, lập lại trật tự kỷ cương, làm tiền đề để tiến hành các giải pháp khác phát triển sự nghiệp giáo dục cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, nhất là các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Tiếp tục giữ vững tinh thần Hai không và phát triển phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực
Cùng với "Hai không" và phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực làm nền tảng, trong 4 năm qua (2006-2010), hàng loạt các chính sách đồng bộ để phát triển giáo dục lâu dài cũng đã được xây dựng và ban hành như tín dụng cho sinh viên, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, kiên cố hóa trường lớp học vùng khó bằng trái phiếu chính phủ, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, phân cấp quản lý giáo dục theo hướng giao quyền mạnh cho cơ sở, phát triển giáo dục mầm non...
Đây sẽ là những giải pháp có ý nghĩa lâu dài mà ngành giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện và triển khai mạnh mẽ trong thực tế để dưa giáo dục phát triển đi lên.
Với tinh thần kiên quyết "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích," Phó Thủ tướng phân tích bày tỏ sự băn khoăn khi sự trung thực chưa đồng đều trong kết quả thi tốt nghiệp của cả nước: Một số nơi tỷ lệ tốt nghiệp hệ Giáo dục thường xuyên cao hơn hệ Trung học phổ thông, một số ít tỉnh có mức tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước.
Cho rằng bệnh thành tích không thể coi nhẹ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục Đào tạo và các địa phương nhanh chóng rà soát lại kết quả tỷ lệ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010-2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8.
Bộ Giáo dục Đào tạo tập trung hoàn thiện chiến lược giáo dục và đào tạo 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2011, thực hiện dứt điểm mục tiêu “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở), ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 về phân cấp quản lý giáo dục.../.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò đặc biệt của công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới; đồng thời chỉ đạo ngành giáo dục thời gian tới phải làm tốt hơn công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo...
Để tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục phát triển, cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ nhà giáo. Thủ tướng đã nêu yêu cầu làm sao mỗi giáo viên có được một chỗ ở.
Hiện nay cả nước mới có Chương trình Nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu. Như vậy, ngành giáo dục phải chủ trì cùng các Bộ lập đề án nhà cho giáo viên cả nước, trong đó có trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương và giáo viên, sự tham gia của các công ty xây dựng nhà. Bước đầu tiên cần làm là phải thống kê tình trạng nhà của giáo viên hiện nay, dự kiến quý 1 năm 2012, Bộ Giáo dục Đào tạo trình Thủ tướng đề án này.
Chú ý giáo dục cho các em có năng lực công dân thời kỳ hội nhập
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ áp lực hiện nay của Việt Nam khi vừa thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển là phải có một mô hình phát triển kinh tế-xã hội mới. Trong thời gian qua, nhiều địa phương phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên 2 yếu tố là huy động vốn và đất.
Thực tế và đòi hỏi thời gian tới phải phát triển kinh tế-xã hội dựa trên 4 trụ cột là đất, vốn, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong bốn trụ cột quan trọng ấy.
Giáo dục phổ thông chính là giáo dục làm người, là tạo ra thế hệ công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập vào năm 2020. Vì thế phải chú ý xây dựng cho các em có năng lực công dân. Muốn vậy phải chuyển từ cách đánh giá nhận thức của học sinh sang cách đánh giá năng lực vận dụng tri thức vào cuộc sống. Để phát huy lợi thế của quãng thời gian khoảng 30 năm cơ cấu "dân số vàng" hiện nay, phải nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho đất nước.
Với tình cảm và trách nhiệm đặc biệt đối với ngành giáo dục đào tạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu toàn ngành giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng việc thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, trong đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thành quả đã đạt được, tiếp tục giữ vững và phát huy tinh thần "Hai không."
Từ những bài học kinh nghiệm sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục," 3 năm triển khai phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực,” Phó Thủ tướng chia sẻ muốn trong một thời gian ngắn tạo ra được một giải pháp không tốn tiền mà mang tính đột phá có thể chuyển động đến toàn hệ thống, từ các cấp lãnh đạo tới từng cơ sở, lập lại trật tự kỷ cương, làm tiền đề để tiến hành các giải pháp khác phát triển sự nghiệp giáo dục cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, nhất là các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Tiếp tục giữ vững tinh thần Hai không và phát triển phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực
Cùng với "Hai không" và phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực làm nền tảng, trong 4 năm qua (2006-2010), hàng loạt các chính sách đồng bộ để phát triển giáo dục lâu dài cũng đã được xây dựng và ban hành như tín dụng cho sinh viên, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, kiên cố hóa trường lớp học vùng khó bằng trái phiếu chính phủ, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, phân cấp quản lý giáo dục theo hướng giao quyền mạnh cho cơ sở, phát triển giáo dục mầm non...
Đây sẽ là những giải pháp có ý nghĩa lâu dài mà ngành giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện và triển khai mạnh mẽ trong thực tế để dưa giáo dục phát triển đi lên.
Với tinh thần kiên quyết "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích," Phó Thủ tướng phân tích bày tỏ sự băn khoăn khi sự trung thực chưa đồng đều trong kết quả thi tốt nghiệp của cả nước: Một số nơi tỷ lệ tốt nghiệp hệ Giáo dục thường xuyên cao hơn hệ Trung học phổ thông, một số ít tỉnh có mức tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước.
Cho rằng bệnh thành tích không thể coi nhẹ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục Đào tạo và các địa phương nhanh chóng rà soát lại kết quả tỷ lệ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010-2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8.
Bộ Giáo dục Đào tạo tập trung hoàn thiện chiến lược giáo dục và đào tạo 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2011, thực hiện dứt điểm mục tiêu “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở), ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 về phân cấp quản lý giáo dục.../.
Hoàng Hoa (TTXVN/Vietnam+)