Ngày 14/12, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Juss Buss - Na Uy tổng kết chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân năm 2012.
Thượng tá Lê Bá Thụy, Phó Giám thị Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai cho biết: Trại quản lý gần 5.000 phạm nhân, hầu hết trình độ thấp, trong đó có đến 40% phạm nhân liên quan đến ma túy, rất khó giáo dục. Do độ tuổi và trình độ phạm nhân khác nhau, có đối tượng trên 60 tuổi vẫn không biết viết, biết đọc nên hiệu quả giáo pháp luật của cán bộ trại chưa được như mong muốn.
Mặt khác, có đến 40% phạm nhân không có người thân thăm nom, thiếu thốn tình cảm cũng như thông tin, văn hóa pháp luật. Chương trình giáo dục pháp luật của giảng viên và sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo không khí học thoải mái, hiệu quả và có sức lan tỏa đối với phạm nhân theo học.
Còn đại diện Trại giam Thủ Đức (Z30D, Tổng cục VIII – Bộ Công an) Bình Thuận chia sẻ: Đây là trại giam lớn nhất cả nước với gần 8.000 phạm nhân, nhu cầu về văn hóa, pháp luật xã hội là rất lớn. Có phạm nhân sau khi ra tù cầm giấy tờ không biết nhập khẩu ở đâu, về đâu do không nắm được quy định về cư trú, hộ tịch.
Chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân mà Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh triển khai bước đầu đã phát huy hiệu quả, có sức lan tỏa và được nhiều phạm nhân tán thành.
Theo đại diện của Tổ chức Juss Buss - Na Uy, bước đầu đề án đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa, hiệu quả tốt. Tiến sỹ Trần Phú Vinh, Giảng viên, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chương trình lần đầu tiên được thí điểm tại Việt Nam đã giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn cũng như tạo điều kiện để sinh viên ngành luật áp dụng lý thuyết với thực hành.
Các phạm nhân quan tâm nhiều nhất các vấn đề về xóa án tích, lao động, phân chia tài sản, hôn nhân gia đình, làm lại giấy tờ... Sắp tới hoạt động của đề án sẽ được mở rộng lên thành 8 chương trình, thay vì 4 chương trình như hiện nay và được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Huế.
Chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân do Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn - Đại học Luật, Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục VIII - Bộ Công an phối hợp tổ chức.
Năm 2012, đã tổ chức được 4 chương trình giáo dục pháp luật chuyên đề về pháp luật hình sự, hành chính và lao động cho 326 phạm nhân sắp tái hòa nhập cộng đồng tại 3 trại giam lớn nhất khu vực miền Nam là trại giam An Phước-Bình Dương, Xuân Lộc-Đồng Nai và Thủ Đức-Bình Thuận.
Theo ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, chương trình giáo dục pháp luật đa dạng, thiết thực, giúp phạm nhân cập nhật kiến thức pháp luật, thông tin xã hội, các kỹ năng cần thiết để ổn định cuộc sống khi tái hòa nhập cũng như tạo niềm tin trong họ về sự quan tâm của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị để họ yên tâm cải tạo tốt./.
Thượng tá Lê Bá Thụy, Phó Giám thị Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai cho biết: Trại quản lý gần 5.000 phạm nhân, hầu hết trình độ thấp, trong đó có đến 40% phạm nhân liên quan đến ma túy, rất khó giáo dục. Do độ tuổi và trình độ phạm nhân khác nhau, có đối tượng trên 60 tuổi vẫn không biết viết, biết đọc nên hiệu quả giáo pháp luật của cán bộ trại chưa được như mong muốn.
Mặt khác, có đến 40% phạm nhân không có người thân thăm nom, thiếu thốn tình cảm cũng như thông tin, văn hóa pháp luật. Chương trình giáo dục pháp luật của giảng viên và sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo không khí học thoải mái, hiệu quả và có sức lan tỏa đối với phạm nhân theo học.
Còn đại diện Trại giam Thủ Đức (Z30D, Tổng cục VIII – Bộ Công an) Bình Thuận chia sẻ: Đây là trại giam lớn nhất cả nước với gần 8.000 phạm nhân, nhu cầu về văn hóa, pháp luật xã hội là rất lớn. Có phạm nhân sau khi ra tù cầm giấy tờ không biết nhập khẩu ở đâu, về đâu do không nắm được quy định về cư trú, hộ tịch.
Chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân mà Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh triển khai bước đầu đã phát huy hiệu quả, có sức lan tỏa và được nhiều phạm nhân tán thành.
Theo đại diện của Tổ chức Juss Buss - Na Uy, bước đầu đề án đã phát huy tác dụng, tạo sức lan tỏa, hiệu quả tốt. Tiến sỹ Trần Phú Vinh, Giảng viên, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chương trình lần đầu tiên được thí điểm tại Việt Nam đã giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn cũng như tạo điều kiện để sinh viên ngành luật áp dụng lý thuyết với thực hành.
Các phạm nhân quan tâm nhiều nhất các vấn đề về xóa án tích, lao động, phân chia tài sản, hôn nhân gia đình, làm lại giấy tờ... Sắp tới hoạt động của đề án sẽ được mở rộng lên thành 8 chương trình, thay vì 4 chương trình như hiện nay và được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Huế.
Chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân do Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn - Đại học Luật, Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục VIII - Bộ Công an phối hợp tổ chức.
Năm 2012, đã tổ chức được 4 chương trình giáo dục pháp luật chuyên đề về pháp luật hình sự, hành chính và lao động cho 326 phạm nhân sắp tái hòa nhập cộng đồng tại 3 trại giam lớn nhất khu vực miền Nam là trại giam An Phước-Bình Dương, Xuân Lộc-Đồng Nai và Thủ Đức-Bình Thuận.
Theo ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, chương trình giáo dục pháp luật đa dạng, thiết thực, giúp phạm nhân cập nhật kiến thức pháp luật, thông tin xã hội, các kỹ năng cần thiết để ổn định cuộc sống khi tái hòa nhập cũng như tạo niềm tin trong họ về sự quan tâm của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị để họ yên tâm cải tạo tốt./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)