Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục truyền thống lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh vào học trong nhà trường, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu biết lịch sử dân tộc, quê hương để từ đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống quê hương đất nước.
Việc tổ chức giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tỉnh Nghệ An tổ chức dưới hình thức đa dạng, phong phú để học sinh dễ dàng tiếp thu.
Thông qua các hình thức như tham quan nhà trưng bày Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đối với học sinh trên địa bàn thành phố Vinh và các di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu…, học sinh được tham gia giao lưu văn hóa, nói chuyện chuyên đề, nói chuyện truyền thống nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và ngày sinh của các danh nhân cách mạng tiêu biểu.
Các nhà trường trong tỉnh đã lồng ghép nội dung tài liệu biên soạn về Xô Viết Nghệ Tĩnh, đĩa phim khoa giáo “Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931” vào giờ học lịch sử địa phương và chương trình ngoại khóa (hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân” và “Uống nước nhớ nguồn”) cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
Trong các tiết học về phong trào cách mạng 1930-1931 được minh họa thêm về tư liệu, mẩu chuyện, danh nhân, những tấm gương dũng cảm liên quan đến sự kiện lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930), tỉnh Nghệ An tổ chức Thi tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh dưới nhiều hình thức khác nhau như “Câu lạc bộ lịch sử”, “Rung chuông vàng”, sưu tầm tư liệu (tư liệu viết, tư liệu hình) và viết bài thu hoạch, cảm nghĩ trong các nhà trường.
Đứng chân trên mảnh đất thành Vinh, nơi có nhiều di tích trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Trường trung học cơ sở Đặng Thai Mai đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú trong giáo dục truyền thống cho học sinh. Năm 2000, nhà trường vinh dự được Ủy ban Nhân dân thành phố Vinh chọn là đơn vị chăm sóc di tích Đền Hạ Mã và Đài tưởng niệm, vườn cây của các lão thành cách mạng ở Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hàng năm, tổ chức Đoàn - Đội nhà trường đã phối hợp tiến hành chăm sóc, vệ sinh, trồng cây làm cho di tích thêm xanh - sạch - đẹp.
Cô giáo Nguyễn Hòa Bình - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong những buổi đến chăm sóc, học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc của di tích, đồng thời thông qua hoạt động các em thấy được đây là một hoạt động bổ ích và ý nghĩa, nâng cao niềm tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô Viết anh hùng, từ đó ý thức được việc bảo vệ các di tích, ý thức học tập tốt hơn.”
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho các em tham quan học tập tại Đền Trìa và nhà thờ họ Hoàng ở Hưng Lộc; Đình Trung ở Hưng Dũng; Cồn Mô và Tượng công-nông-binh ở Bến Thủy; Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức xem phim tư liệu về Xô Viết Nghệ Tĩnh trong giờ chào cờ mỗi học kỳ 1 lần; Lồng ghép thi kiến thức lịch sử địa phương vào trong những buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”…
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã làm tốt công tác đón tiếp, hướng dẫn, thuyết minh cho học sinh các trường. Khi tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, học sinh có thể thuộc bài nếu như các em tập trung nghe thuyết minh. Ước tính số lượng học sinh trong tỉnh đến Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hàng năm là 10.000 lượt người.
Mỗi năm Bảo tàng tổ chức gần 10 cuộc trưng bày lưu động tại Trung tâm văn hóa thông tin huyện hoặc Ủy ban Nhân dân các xã. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn giúp các nhà trường lập danh mục di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được xếp hạng để học sinh các trường nhận chăm sóc, bảo quản tại địa phương mình.
Qua 6 năm triển khai, con số học sinh được đến tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày càng nhiều hơn. Học sinh đến tham quan được tham gia giao lưu văn hóa, thi tìm hiểu lịch sử, nghe nói chuyện truyền thống, xem phim khoa giáo về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tổ chức các cuộc Về nguồn, dâng hương, dâng hoa, báo công; nhận bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử đã tăng lên, trong đó có một số trường ở miền núi. Việc học lý thuyết gắn với thực hành, thực tế đã làm cho nhận thức, hiểu biết của các em về lịch sử địa phương, về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh sâu sắc hơn.
Trong năm học 2013-2014, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đưa nội dung giáo dục truyền thống lịch sử bằng việc tham quan bảo tàng, di tích vào chương trình ngoại khóa bắt buộc trong trường học. Bài viết và đĩa phim “Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931” được sử dụng làm tư liệu trong giờ học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở tất cả các trường.
Các nhà trường cũng chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung, phương pháp giới thiệu lịch sử phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và giảng dạy tư liệu ngoại khóa để ngày càng hấp dẫn, thu hút học sinh hơn.
Ngành Giáo dục và Đào tạo hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng phối hợp đưa giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh vào các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Việc tổ chức giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tỉnh Nghệ An tổ chức dưới hình thức đa dạng, phong phú để học sinh dễ dàng tiếp thu.
Thông qua các hình thức như tham quan nhà trưng bày Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đối với học sinh trên địa bàn thành phố Vinh và các di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu…, học sinh được tham gia giao lưu văn hóa, nói chuyện chuyên đề, nói chuyện truyền thống nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và ngày sinh của các danh nhân cách mạng tiêu biểu.
Các nhà trường trong tỉnh đã lồng ghép nội dung tài liệu biên soạn về Xô Viết Nghệ Tĩnh, đĩa phim khoa giáo “Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931” vào giờ học lịch sử địa phương và chương trình ngoại khóa (hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân” và “Uống nước nhớ nguồn”) cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
Trong các tiết học về phong trào cách mạng 1930-1931 được minh họa thêm về tư liệu, mẩu chuyện, danh nhân, những tấm gương dũng cảm liên quan đến sự kiện lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930), tỉnh Nghệ An tổ chức Thi tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh dưới nhiều hình thức khác nhau như “Câu lạc bộ lịch sử”, “Rung chuông vàng”, sưu tầm tư liệu (tư liệu viết, tư liệu hình) và viết bài thu hoạch, cảm nghĩ trong các nhà trường.
Đứng chân trên mảnh đất thành Vinh, nơi có nhiều di tích trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Trường trung học cơ sở Đặng Thai Mai đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú trong giáo dục truyền thống cho học sinh. Năm 2000, nhà trường vinh dự được Ủy ban Nhân dân thành phố Vinh chọn là đơn vị chăm sóc di tích Đền Hạ Mã và Đài tưởng niệm, vườn cây của các lão thành cách mạng ở Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hàng năm, tổ chức Đoàn - Đội nhà trường đã phối hợp tiến hành chăm sóc, vệ sinh, trồng cây làm cho di tích thêm xanh - sạch - đẹp.
Cô giáo Nguyễn Hòa Bình - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong những buổi đến chăm sóc, học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc của di tích, đồng thời thông qua hoạt động các em thấy được đây là một hoạt động bổ ích và ý nghĩa, nâng cao niềm tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô Viết anh hùng, từ đó ý thức được việc bảo vệ các di tích, ý thức học tập tốt hơn.”
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho các em tham quan học tập tại Đền Trìa và nhà thờ họ Hoàng ở Hưng Lộc; Đình Trung ở Hưng Dũng; Cồn Mô và Tượng công-nông-binh ở Bến Thủy; Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức xem phim tư liệu về Xô Viết Nghệ Tĩnh trong giờ chào cờ mỗi học kỳ 1 lần; Lồng ghép thi kiến thức lịch sử địa phương vào trong những buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”…
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã làm tốt công tác đón tiếp, hướng dẫn, thuyết minh cho học sinh các trường. Khi tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, học sinh có thể thuộc bài nếu như các em tập trung nghe thuyết minh. Ước tính số lượng học sinh trong tỉnh đến Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hàng năm là 10.000 lượt người.
Mỗi năm Bảo tàng tổ chức gần 10 cuộc trưng bày lưu động tại Trung tâm văn hóa thông tin huyện hoặc Ủy ban Nhân dân các xã. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh còn giúp các nhà trường lập danh mục di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được xếp hạng để học sinh các trường nhận chăm sóc, bảo quản tại địa phương mình.
Qua 6 năm triển khai, con số học sinh được đến tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày càng nhiều hơn. Học sinh đến tham quan được tham gia giao lưu văn hóa, thi tìm hiểu lịch sử, nghe nói chuyện truyền thống, xem phim khoa giáo về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tổ chức các cuộc Về nguồn, dâng hương, dâng hoa, báo công; nhận bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử đã tăng lên, trong đó có một số trường ở miền núi. Việc học lý thuyết gắn với thực hành, thực tế đã làm cho nhận thức, hiểu biết của các em về lịch sử địa phương, về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh sâu sắc hơn.
Trong năm học 2013-2014, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đưa nội dung giáo dục truyền thống lịch sử bằng việc tham quan bảo tàng, di tích vào chương trình ngoại khóa bắt buộc trong trường học. Bài viết và đĩa phim “Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931” được sử dụng làm tư liệu trong giờ học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở tất cả các trường.
Các nhà trường cũng chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung, phương pháp giới thiệu lịch sử phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và giảng dạy tư liệu ngoại khóa để ngày càng hấp dẫn, thu hút học sinh hơn.
Ngành Giáo dục và Đào tạo hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng phối hợp đưa giáo dục truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh vào các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.
Bích Huệ (TTXVN)