Bên lề Đại hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ngày 20/4, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về những việc cần làm trong quản lý giáo dục đại học hiện nay.
- Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vị trí, vai trò của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận : Năm 2006, chúng ta có 45 trường, đến nay có 82 trường ngoài công lập.
Sự có mặt nhiều hơn số trường ngoài công lập đã khiến cho bức tranh tổng thể của hệ thống giáo dục đại học cả nước có sự thay đổi. Gần đây còn có thêm sự xuất hiện của các trường có yếu tố nước ngoài.
Việc tăng các loại hình trường đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của mạng lưới đại học, cao đẳng Việt Nam đồng thời tạo nên sức ép về sự phức tạp trong công tác quản lý, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới quản lý.
Ngay cả ở các địa phương khó khăn như Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cũng đã xuất hiện các trường ngoài công lập.
Điều này làm giảm sự mất cân đối về mật độ các trường ở các vùng miền; tăng cơ hội học tập cho học sinh, đặc biệt là các em gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa...
Quy mô học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập hiện chiếm gần 15% trong tổng số sinh viên toàn quốc - con số không nhỏ. Trong đó không ít em đã thành thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên của các trường đại học, tham gia vào các ngành nghề của kinh tế xã hội và làm rất tốt.
Tôi khẳng định các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là một bộ phận của hệ thống giáo dục.
Mỗi thành công thắng lợi của các trường ngoài công lập sẽ góp phần vào thành công, thắng lợi của ngành giáo dục và mỗi sự hạn chế, tiêu cực của nhà trường cũng làm chúng tôi lo lắng.
- Vậy nhưng thưa Bộ trưởng, tại sao đến nay dư luận vẫn cho rằng các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là yếu kém ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận để có giải pháp khắc phục. Không ít trường đại học, cao đẳng ngoài công lập rất tạm bợ, chưa có trường, chưa có chỗ học, đội ngũ giảng viên thiếu, đội ngũ cán bộ quản lý ít kinh nghiệm, giáo trình chưa đủ....
Cá biệt có trường ngoài công lập chưa chú ý đến việc đầu tư sau khi có quyết định thành lập. Điều này có lỗi của cơ quản lý là không giám sát thực tế thực hiện cam kết để cấp phép tạo ra sự dễ dãi, không theo chuẩn.
Nhưng lỗi chủ yếu thuộc về các trường ngoài công lập không thực hiện cam kết về các điều kiện đảm bảo chất lượng như trong hồ sơ của trường .
Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đào tạo, điều hành nhà trường có nơi chưa hoàn chỉnh, thậm chí buông lỏng, vi phạm pháp luật.
Tình trạng mất đoàn kết chủ yếu là giữa hội đồng quản trị và hiệu trưởng còn diễn ra, thậm chí không ít trường mất đoàn kết kéo dài. Tôi đã được báo cáo là nhiều vị đứng đầu nhà trường đối xử với nhau không còn tình đồng chí, đồng nghiệp, gây nên hình ảnh xấu trong xã hội.
Chúng tôi thấy quy chế cần thay đổi nhưng không thể làm ngay được. Chúng tôi cũng sẵn sàng thay đổi nếu thấy tốt hơn.
Nhưng cũng phải xem lại, vẫn quy chế đó, “bầu trời” đó vì sao Đại học Thăng Long và rất nhiều trường đại học khác hoạt động bình thường, không có vấn đề gì. Do vậy, không hẳn mọi chuyện do quy chế.
Theo tôi điều cốt yếu là phải chú ý xây dựng đội ngũ. Bởi vì cơ sở vật chất yếu, thiếu nhiều như hồi ở Việt Bắc, thời dạy ở chiến khu miền Nam nhưng chúng ta vẫn đào tạo ra những nhân tài vì có thầy gương mẫu và trò chăm chỉ.
Ngay cả dưới thời Pháp thuộc, nhiều thầy giáo phải dùng giáo trình do chính quyền thực dân ban hành nhưng bằng tài năng và đức độ của mình vẫn truyền cho học trò lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với dân tộc, sẵn sàng đi theo cách mạng. Thầy không tốt không thể đào tạo được những người trò tốt cho đất nước.
Tôi nói câu chuyện này để thấy những hạn chế hiện nay của một số trường trong vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người thầy cũng như những chuẩn mực của người thầy.
- Bộ trưởng có thể cho biết những giải pháp đối với giáo dục đại học thời gian tới?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Để đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị đề án để thảo luận tại Hội nghị Trung ương VI.
Hội nghị Trung ương III có khẳng định tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng dựa trên sự nâng cao chất lượng. Giáo dục là một ngành quan trọng cung cấp nhân lực cho các địa phương và các ngành để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vì vậy, giáo dục cũng phải thực hiện tái cấu trúc mô hình, và việc đổi mới mô hình tăng trưởng của giáo dục cần phải đi trước.
Trong 20 năm đổi mới, thành tựu của giáo dục là hết sức to lớn. Kết quả đó chủ yếu về phổ cập giáo dục, kiên cố hoá trường lớp... Đã đến lúc chúng ta có đủ điều kiện để nói đến chất lượng. Đó cũng là yêu cầu của cuộc sống!
Gần đây, chúng tôi đã triển khai một số hoạt động để đổi mới mô hình quản lý, chỉ đạo ngành phát triển theo hướng chất lượng.
Bộ đã giao thêm nhiều quyền cho các trường đại học và sẽ tiếp tục giao tiếp. Chúng tôi đang có ý định giao chương trình khung cho các trường.
Bộ không làm nhiệm vụ chuyên môn cụ thể để chuyên tâm lo quản lý nhà nước. Đồng thời Bộ cũng sẽ tăng cường rất mạnh vịêc thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm khắc vi phạm.
Bộ cũng sẽ minh bạch các chính sách, đường lối và yêu cầu nhà trường cũng phải công khai minh bạch. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng giao cho các trường dựa trên quy định chung về đảm bảo chất lượng.
Những thay đổi trên có thể chưa đồng bộ, những bước đầu tiên có thể chưa nuột nà ngay được do cách làm cũ của chúng ta đã bám từ lâu nhưng chúng tôi quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương IV, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều tránh việc nói không làm, nói nhiều làm ít. /.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
- Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vị trí, vai trò của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận : Năm 2006, chúng ta có 45 trường, đến nay có 82 trường ngoài công lập.
Sự có mặt nhiều hơn số trường ngoài công lập đã khiến cho bức tranh tổng thể của hệ thống giáo dục đại học cả nước có sự thay đổi. Gần đây còn có thêm sự xuất hiện của các trường có yếu tố nước ngoài.
Việc tăng các loại hình trường đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của mạng lưới đại học, cao đẳng Việt Nam đồng thời tạo nên sức ép về sự phức tạp trong công tác quản lý, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới quản lý.
Ngay cả ở các địa phương khó khăn như Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cũng đã xuất hiện các trường ngoài công lập.
Điều này làm giảm sự mất cân đối về mật độ các trường ở các vùng miền; tăng cơ hội học tập cho học sinh, đặc biệt là các em gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa...
Quy mô học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập hiện chiếm gần 15% trong tổng số sinh viên toàn quốc - con số không nhỏ. Trong đó không ít em đã thành thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên của các trường đại học, tham gia vào các ngành nghề của kinh tế xã hội và làm rất tốt.
Tôi khẳng định các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là một bộ phận của hệ thống giáo dục.
Mỗi thành công thắng lợi của các trường ngoài công lập sẽ góp phần vào thành công, thắng lợi của ngành giáo dục và mỗi sự hạn chế, tiêu cực của nhà trường cũng làm chúng tôi lo lắng.
- Vậy nhưng thưa Bộ trưởng, tại sao đến nay dư luận vẫn cho rằng các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là yếu kém ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận để có giải pháp khắc phục. Không ít trường đại học, cao đẳng ngoài công lập rất tạm bợ, chưa có trường, chưa có chỗ học, đội ngũ giảng viên thiếu, đội ngũ cán bộ quản lý ít kinh nghiệm, giáo trình chưa đủ....
Cá biệt có trường ngoài công lập chưa chú ý đến việc đầu tư sau khi có quyết định thành lập. Điều này có lỗi của cơ quản lý là không giám sát thực tế thực hiện cam kết để cấp phép tạo ra sự dễ dãi, không theo chuẩn.
Nhưng lỗi chủ yếu thuộc về các trường ngoài công lập không thực hiện cam kết về các điều kiện đảm bảo chất lượng như trong hồ sơ của trường .
Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đào tạo, điều hành nhà trường có nơi chưa hoàn chỉnh, thậm chí buông lỏng, vi phạm pháp luật.
Tình trạng mất đoàn kết chủ yếu là giữa hội đồng quản trị và hiệu trưởng còn diễn ra, thậm chí không ít trường mất đoàn kết kéo dài. Tôi đã được báo cáo là nhiều vị đứng đầu nhà trường đối xử với nhau không còn tình đồng chí, đồng nghiệp, gây nên hình ảnh xấu trong xã hội.
Chúng tôi thấy quy chế cần thay đổi nhưng không thể làm ngay được. Chúng tôi cũng sẵn sàng thay đổi nếu thấy tốt hơn.
Nhưng cũng phải xem lại, vẫn quy chế đó, “bầu trời” đó vì sao Đại học Thăng Long và rất nhiều trường đại học khác hoạt động bình thường, không có vấn đề gì. Do vậy, không hẳn mọi chuyện do quy chế.
Theo tôi điều cốt yếu là phải chú ý xây dựng đội ngũ. Bởi vì cơ sở vật chất yếu, thiếu nhiều như hồi ở Việt Bắc, thời dạy ở chiến khu miền Nam nhưng chúng ta vẫn đào tạo ra những nhân tài vì có thầy gương mẫu và trò chăm chỉ.
Ngay cả dưới thời Pháp thuộc, nhiều thầy giáo phải dùng giáo trình do chính quyền thực dân ban hành nhưng bằng tài năng và đức độ của mình vẫn truyền cho học trò lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với dân tộc, sẵn sàng đi theo cách mạng. Thầy không tốt không thể đào tạo được những người trò tốt cho đất nước.
Tôi nói câu chuyện này để thấy những hạn chế hiện nay của một số trường trong vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người thầy cũng như những chuẩn mực của người thầy.
- Bộ trưởng có thể cho biết những giải pháp đối với giáo dục đại học thời gian tới?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Để đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị đề án để thảo luận tại Hội nghị Trung ương VI.
Hội nghị Trung ương III có khẳng định tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng dựa trên sự nâng cao chất lượng. Giáo dục là một ngành quan trọng cung cấp nhân lực cho các địa phương và các ngành để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vì vậy, giáo dục cũng phải thực hiện tái cấu trúc mô hình, và việc đổi mới mô hình tăng trưởng của giáo dục cần phải đi trước.
Trong 20 năm đổi mới, thành tựu của giáo dục là hết sức to lớn. Kết quả đó chủ yếu về phổ cập giáo dục, kiên cố hoá trường lớp... Đã đến lúc chúng ta có đủ điều kiện để nói đến chất lượng. Đó cũng là yêu cầu của cuộc sống!
Gần đây, chúng tôi đã triển khai một số hoạt động để đổi mới mô hình quản lý, chỉ đạo ngành phát triển theo hướng chất lượng.
Bộ đã giao thêm nhiều quyền cho các trường đại học và sẽ tiếp tục giao tiếp. Chúng tôi đang có ý định giao chương trình khung cho các trường.
Bộ không làm nhiệm vụ chuyên môn cụ thể để chuyên tâm lo quản lý nhà nước. Đồng thời Bộ cũng sẽ tăng cường rất mạnh vịêc thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm khắc vi phạm.
Bộ cũng sẽ minh bạch các chính sách, đường lối và yêu cầu nhà trường cũng phải công khai minh bạch. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng giao cho các trường dựa trên quy định chung về đảm bảo chất lượng.
Những thay đổi trên có thể chưa đồng bộ, những bước đầu tiên có thể chưa nuột nà ngay được do cách làm cũ của chúng ta đã bám từ lâu nhưng chúng tôi quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương IV, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều tránh việc nói không làm, nói nhiều làm ít. /.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Hoàng Hoa (TTXVN)