Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Ngoại giao và Thương mại, Cục Hải quan của Hàn Quốc tổ chức hội thảo “FTA-Các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu của Chính phủ Hàn Quốc đối với các doanh nghiệp Việt Nam.”
Hội thảo nhằm tăng cường thông tin và các giải pháp tận dụng hiệu quả những lợi thế thương mại, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do FTA cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các chuyên gia nhận định, hiện nay, xu thế tự do hóa thương mại đang được nhiều quốc gia quan tâm, việc tham gia FTA tạo điều kiện thúc đẩy cải tổ cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh các nước. Đồng thời góp phần gia tăng lực cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế.
Việt Nam tăng cường tham gia FTA sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa xâm nhập vào thị trường quốc tế do các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ; gia tăng kim ngạch xuất khẩu; giúp doanh nghiệp Việt Nam nhận biết những mặt hàng lợi thế và định hướng thị trường mục tiêu.
Ông Kim Deok Ku, thành viên Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc cho biết, việc ký kết FTA giữa Hàn Quốc và ASEAN đã góp phần thúc đẩy các giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, nhưng so với các quốc gia và khu vực khác thì còn tương đối thấp.
Khảo sát thực tế doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, có nhiều nhà sản xuất, nhà mậu dịch chưa hiểu biết rõ về FTA nên việc nắm bắt cơ hội kinh doanh, hưởng lợi từ các loại thuế ưu đãi cho họat động xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Từ 1/2009 đến 6/2011, Viện thông tin nguồn Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 300 hồ sơ của doanh nghiệp Việt Nam xin kiểm tra và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa về thuế ưu đãi xuất nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng túi sách, giày dép, vải sợi, máy móc.
Tuy nhiên, qua kiểm tra có nhiều hồ sơ không đạt yêu cầu về thủ tục như khai báo sai thông tin, chữ ký, thiếu xác nhận của cơ quan chức năng… và chưa đủ điều kiện hưởng thuế ưu đãi của FTA.
Tại hội thảo, đại diện Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hàn Quốc) đã cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc thông tin đầy đủ, tư vấn và tổ chức các chương trình hướng dẫn những cách thức tận dụng hiệu quả FTA./.
Hội thảo nhằm tăng cường thông tin và các giải pháp tận dụng hiệu quả những lợi thế thương mại, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do FTA cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các chuyên gia nhận định, hiện nay, xu thế tự do hóa thương mại đang được nhiều quốc gia quan tâm, việc tham gia FTA tạo điều kiện thúc đẩy cải tổ cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh các nước. Đồng thời góp phần gia tăng lực cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế.
Việt Nam tăng cường tham gia FTA sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa xâm nhập vào thị trường quốc tế do các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ; gia tăng kim ngạch xuất khẩu; giúp doanh nghiệp Việt Nam nhận biết những mặt hàng lợi thế và định hướng thị trường mục tiêu.
Ông Kim Deok Ku, thành viên Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc cho biết, việc ký kết FTA giữa Hàn Quốc và ASEAN đã góp phần thúc đẩy các giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, nhưng so với các quốc gia và khu vực khác thì còn tương đối thấp.
Khảo sát thực tế doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, có nhiều nhà sản xuất, nhà mậu dịch chưa hiểu biết rõ về FTA nên việc nắm bắt cơ hội kinh doanh, hưởng lợi từ các loại thuế ưu đãi cho họat động xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Từ 1/2009 đến 6/2011, Viện thông tin nguồn Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 300 hồ sơ của doanh nghiệp Việt Nam xin kiểm tra và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa về thuế ưu đãi xuất nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng túi sách, giày dép, vải sợi, máy móc.
Tuy nhiên, qua kiểm tra có nhiều hồ sơ không đạt yêu cầu về thủ tục như khai báo sai thông tin, chữ ký, thiếu xác nhận của cơ quan chức năng… và chưa đủ điều kiện hưởng thuế ưu đãi của FTA.
Tại hội thảo, đại diện Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hàn Quốc) đã cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc thông tin đầy đủ, tư vấn và tổ chức các chương trình hướng dẫn những cách thức tận dụng hiệu quả FTA./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)