Những năm gần đây chúng ta đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động quản lý, thực thi tác quyền lĩnh vực âm nhạc; từng bước bảo vệ quyền cơ bản của hàng nghìn tác giả, nâng cao giá trị của nhiều tác phẩm âm nhạc trong lòng công chúng. Tuy nhiên để đến được cái đích mong muốn, con đường phía trước còn dài và lắm chông gai.
Khó khăn, vướng mắc còn nhiều.
Là một trong bốn tổ chức quản lý về quyền tác giả, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam (VCPMC) được đánh giá là tổ chức hoạt động hiệu quả trong số các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực như Hiệp hội công nghiệp ghi âm, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Văn học, Hiệp hội quyền sao chép.
Một báo cáo mới đây cho thấy VCPMC có hoạt động hỗ trợ, hợp tác với trên 2000 nhạc sỹ, nhà soạn nhạc và nhiều tổ chức bảo vệ, thực thi bản quyền quốc tế.
Riêng năm 2011, VCPMC thu được trên 41 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010. Mức thu cao nhất là trong lĩnh vực sử dụng nhạc chờ, nhạc chuông, nhà hàng karaoke, sản xuất file midi karaoke, website tải nhạc, biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, truyền hình. Tổng số tiền phân phối cho các chủ sở hữu tính trong năm 2011 là trên 34 tỷ đồng.
Thành công đó chỉ là bước đầu bởi việc thực thi quyền tác giả của trung tâm chủ yếu chỉ được thực hiện tại một số thành phố lớn.
Tại Hà Nội, hiện mỗi năm trên địa bàn này VCPMC chỉ thu được 10% số tiền tác quyền, 90% còn lại đều trong tình trạng bị "xài chùa." Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ khi VCPMC ra đời việc thu tác quyền hầu hết đều phải thông qua VCPMC chi nhánh phía Nam. Song một số tác giả muốn được độc quyền hoặc chính tác giả, gia đình không muốn ủy thác cho trung tâm như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Lam Phương, Phú Quang...
Nhạc sỹ Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC cho rằng: "Chúng ta chưa có môi trường pháp luật phù hợp, bất cập trong các văn bản hướng dẫn dưới luật, thiếu các quy định và hướng dẫn thực thi chi tiết, phù hợp trong lĩnh vực bản quyền. Bên cạnh đó, nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của chính các nhạc sĩ đối với tổ chức của mình và xã hội còn chưa đầy đủ; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả của cá nhân, tổ chức sử dụng âm nhạc chưa cao..."
Một đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận đó là những nguyên nhân chính làm phát sinh những xung đột trong lĩnh vực quản lý, thực thi bản quyền hiện nay, cao điểm là việc nhiều cơ quan quản lý bức xúc đến nỗi "đấu tố" nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây.
Có thể kể đến câu chuyện về tác quyền âm nhạc giữa Cục Nghệ thuật biểu diễn và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam hay việc tăng giá tác quyền với tác phẩm âm nhạc giữa Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam...
Nhiều vấn đề cần giải quyết
Hiện chúng ta đang tích cực hoàn thiện các chính sách pháp luật, văn bản dưới luật liên quan đến quyền tác giả. Thời gian gần đây, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về quyền tác giả cũng được quan tâm hơn.
Riêng trong tháng Bảy vừa qua, hai buổi tập huấn về bản quyền và quyền liên quan do Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được tổ chức thu hút gần 300 cán bộ quản lý, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù này ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Chính phủ cũng tổ chức Hội thảo chuyên đề về "Quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực báo chí-xuất bản"… thu hút nhiều người tham gia, đóng góp ý kiến.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng mà cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính đã và đang phối hợp quyết tâm xây dựng một thông tư liên tịch trong đó quy định rõ ràng về cách thanh toán, mức giá cho các tác giả, tác phẩm.
Hiện Dự thảo lần thứ sáu của Thông tư "Quy định biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố để phát sóng và trong hoạt động kinh doanh thương mại" đang được đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến. Đây được coi là động thái tích cực tạo căn cứ hữu hiệu để việc bảo vệ, thực thi quyền tác giả trong nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, âm nhạc… được chuẩn chỉ, rõ ràng.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà quản lý trong lĩnh vực đặc thù này, công tác tuyên truyền vẫn chưa được thường xuyên, rộng khắp đến mọi tầng lớp nhân dân. Thông tư liên tịch nhằm bảo vệ, thực thi tác quyền cũng nhiều lần được sửa chữa, bổ sung và xung quanh bản dự thảo lần 6 này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có cuộc tranh cãi về việc thu tiền bản quyền trong các nhà hàng, khách sạn. Cuộc chiến bảo vệ, thực thi tác quyền vẫn đang là câu chuyện cần bàn thảo và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng hữu ích./.
Khó khăn, vướng mắc còn nhiều.
Là một trong bốn tổ chức quản lý về quyền tác giả, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam (VCPMC) được đánh giá là tổ chức hoạt động hiệu quả trong số các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực như Hiệp hội công nghiệp ghi âm, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Văn học, Hiệp hội quyền sao chép.
Một báo cáo mới đây cho thấy VCPMC có hoạt động hỗ trợ, hợp tác với trên 2000 nhạc sỹ, nhà soạn nhạc và nhiều tổ chức bảo vệ, thực thi bản quyền quốc tế.
Riêng năm 2011, VCPMC thu được trên 41 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010. Mức thu cao nhất là trong lĩnh vực sử dụng nhạc chờ, nhạc chuông, nhà hàng karaoke, sản xuất file midi karaoke, website tải nhạc, biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, truyền hình. Tổng số tiền phân phối cho các chủ sở hữu tính trong năm 2011 là trên 34 tỷ đồng.
Thành công đó chỉ là bước đầu bởi việc thực thi quyền tác giả của trung tâm chủ yếu chỉ được thực hiện tại một số thành phố lớn.
Tại Hà Nội, hiện mỗi năm trên địa bàn này VCPMC chỉ thu được 10% số tiền tác quyền, 90% còn lại đều trong tình trạng bị "xài chùa." Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ khi VCPMC ra đời việc thu tác quyền hầu hết đều phải thông qua VCPMC chi nhánh phía Nam. Song một số tác giả muốn được độc quyền hoặc chính tác giả, gia đình không muốn ủy thác cho trung tâm như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Lam Phương, Phú Quang...
Nhạc sỹ Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC cho rằng: "Chúng ta chưa có môi trường pháp luật phù hợp, bất cập trong các văn bản hướng dẫn dưới luật, thiếu các quy định và hướng dẫn thực thi chi tiết, phù hợp trong lĩnh vực bản quyền. Bên cạnh đó, nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của chính các nhạc sĩ đối với tổ chức của mình và xã hội còn chưa đầy đủ; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả của cá nhân, tổ chức sử dụng âm nhạc chưa cao..."
Một đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận đó là những nguyên nhân chính làm phát sinh những xung đột trong lĩnh vực quản lý, thực thi bản quyền hiện nay, cao điểm là việc nhiều cơ quan quản lý bức xúc đến nỗi "đấu tố" nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây.
Có thể kể đến câu chuyện về tác quyền âm nhạc giữa Cục Nghệ thuật biểu diễn và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam hay việc tăng giá tác quyền với tác phẩm âm nhạc giữa Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam...
Nhiều vấn đề cần giải quyết
Hiện chúng ta đang tích cực hoàn thiện các chính sách pháp luật, văn bản dưới luật liên quan đến quyền tác giả. Thời gian gần đây, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về quyền tác giả cũng được quan tâm hơn.
Riêng trong tháng Bảy vừa qua, hai buổi tập huấn về bản quyền và quyền liên quan do Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được tổ chức thu hút gần 300 cán bộ quản lý, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù này ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Trước đó, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Chính phủ cũng tổ chức Hội thảo chuyên đề về "Quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực báo chí-xuất bản"… thu hút nhiều người tham gia, đóng góp ý kiến.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng mà cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính đã và đang phối hợp quyết tâm xây dựng một thông tư liên tịch trong đó quy định rõ ràng về cách thanh toán, mức giá cho các tác giả, tác phẩm.
Hiện Dự thảo lần thứ sáu của Thông tư "Quy định biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố để phát sóng và trong hoạt động kinh doanh thương mại" đang được đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến. Đây được coi là động thái tích cực tạo căn cứ hữu hiệu để việc bảo vệ, thực thi quyền tác giả trong nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, âm nhạc… được chuẩn chỉ, rõ ràng.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà quản lý trong lĩnh vực đặc thù này, công tác tuyên truyền vẫn chưa được thường xuyên, rộng khắp đến mọi tầng lớp nhân dân. Thông tư liên tịch nhằm bảo vệ, thực thi tác quyền cũng nhiều lần được sửa chữa, bổ sung và xung quanh bản dự thảo lần 6 này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có cuộc tranh cãi về việc thu tiền bản quyền trong các nhà hàng, khách sạn. Cuộc chiến bảo vệ, thực thi tác quyền vẫn đang là câu chuyện cần bàn thảo và có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng hữu ích./.
Mỹ Bình (TTXVN)