Sau khi Hang Dơi bị triệt phá thì Cốc Nam đang trở thành một điểm “nóng” về buôn lậu của tỉnh Lạng Sơn.
Tận mắt chứng kiến mới thấy hết sự nguy hiểm khi các đối tượng bị chặn bắt manh động và sự vất vả của những người lính nơi biên cương trong trận chiến chống buôn lậu.
Xâm nhập điểm "nóng"
Chúng tôi đến Cốc Nam lúc 19 giờ một ngày giáp Tết Tân Mão, trời đông biên giới mưa phùn rơi nặng hạt, bóng đêm sập xuống rất nhanh nên mới chạng vạng tối mà không thể nhìn thấy mặt người dù trong khoảng cách gần.
Là một địa bàn của huyện Văn Lãng, Cốc Nam có rất nhiều lối mòn và chỉ cần đi bộ chừng vài chục phút là có thể "vượt biên," sau khi Hang Dơi bị triệt phá thì nơi đây trở thành một điểm "nóng".
Các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng chủ yếu qua khu vực Gốc Nhãn, Gốc Bưởi thôn Khưa Đa, đường mòn 386 thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.
Sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu Chi cục Hải quan Cốc Nam, nhóm phóng viên chúng tôi nai nịt gọn gàng theo chân Phó Chi cục trưởng Lương Văn Thơ xâm nhập vào điểm “nóng” buôn lậu.
Lúc này khoảng 22 giờ, cả đoàn vượt qua thử thách đầu tiên bằng màn đu dây để leo lên con dốc hướng tới con đường nhày nhụa bùn đất và dốc núi cheo leo thẳng đứng mà dân buôn lậu thường băng hàng qua.
Đi được khoảng 100 mét, bất chợt ánh đèn pin của Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Lương Văn Thơ quét qua phía lối mòn trước mặt, một nhóm cửu vạn đang băng xuống đèo.
Tiếng hô đanh thép của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu vang lên giữa đêm tối, cả đám cửu vạn lố nhố vứt hàng bỏ chạy tán loạn.
Chiến lợi phẩm bị tịch thu tại chỗ chỉ toàn hàng “nhẹ” (hàng rẻ tiền), theo ông Thơ đây chỉ là “cú” thăm dò đánh lừa lực lượng chống buôn lậu. Nếu anh em mải mê kiểm hàng là cánh cửu sẽ ào ào “ôm” hàng băng qua những đường mòn khác để xuống núi.
Cái khó nhất là lực lượng chống buôn lậu chỉ có 16 người trong khi đám cửu vạn với quân số đến cả trăm người lại rất manh động nếu không có phương án cẩn thận sẽ rất khó đối phó.
“Chuyện bị cướp lại hàng diễn ra như cơm bữa. Nếu lực lượng chống buôn lậu không nhanh chóng, đám cửu vạn sẽ kéo vào áp đảo và la làng để đồng bọn tẩu tán hàng,” giọng ông Thơ trầm xuống.
Nếu đẩy hàng chót lọt xuống chân núi, đám cửu vạn xé lẻ hàng rồi bốc lên xe máy và lao đi với tốc độ chóng mặt.
Đây cũng là cái khó của lực lượng chống buôn lậu vì rất khó bắt giữ những đối tượng này và nếu chẳng may đối tượng bị thương tích thì lập tức kẻ xấu sẽ lợi dụng để vu oan cho lực lượng chống buôn lậu.
Cuộc chiến còn gian nan
Lạng Sơn có 250 km đường biên giới, tính riêng khu vực cột mốc biên giới trên đỉnh đồi 386 đã có đến hàng chục đường mòn, đường tắt.
Đại úy Lý Văn Giàng, đồn biên phòng Tân Thanh tham gia lực lượng liên ngành chốt ở đây chia sẻ, nhiều đường mòn như vậy nên cứ hở đường nào là đầu nậu “điều” hàng đi đường đấy.
Càng về đêm, trời càng buốt lạnh, không thể hình dung, việc thức trắng đêm, dầm mưa lạnh là chuyện thường ngày của các chiến sỹ Bộ đội biên phòng và hải quan biên giới Lạng Sơn-Trung Quốc.
Tiếp tục dẫn chúng tôi lên điểm lán Thác Giữa, ông Thơ tâm sự, chống buôn lậu khó nhất là chống với dân, vì họ chủ yếu là người nghèo lên đây kiếm sống.
Cuối năm 2010, mặc dù tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cốc Nam có dịu hơn cuối năm 2009, nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Càng giáp Tết Nguyên đán, tình hình chống buôn lậu càng thêm “nóng.” Quan sát phía bên kia cột mốc biên giới, hàng lậu xếp hàng dài chờ cơ hội để tuồn vào nội địa.
Khác xa so với suy đoán của chúng tôi trước khi lên Cốc Nam, dân cửu vạn không lén lút “đi hàng" mà thản nhiên đứng tán chuyện rôm rả ngay phía bên kia cột mốc biên giới và chờ đợi sơ hở của lực lượng chống buôn lậu là đưa hàng vào.
Ông Thơ chia sẻ, các chủ đầu nậu không bao giờ xuất hiện, mà khoán gọn cho một cai có “máu mặt,” sau đó những tên này thuê dân cửu vạn để gánh hàng.
Muốn làm cửu vạn cũng không phải dễ, họ bị ràng buộc trách nhiệm bằng cách đặt cọc gấp đôi với giá trị hàng hóa vận chuyển. Trong trường hợp bị mất hàng, cửu vạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều này lý giải vì sao cửu vạn thường rất manh động khi bị phát hiện, bắt giữ và chúng liều lĩnh chống trả để cướp lại hàng hoá.
Hiện các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, quản lý thị trường đang quyết liệt triển khai các biện pháp chặn bắt hàng lậu. Mười lăm lán dã chiến đã được dựng và cắt cử lực lượng liên ngành canh gác 24/24 giờ trong ngày tại các điểm “nóng.”
Tuy nhiên do địa hình biên giới hiểm trở, nhiều đường mòn, lối mở mà lực lượng lại mỏng, bên cạnh đó còn rất nhiều kẽ hở trong chính sách chống buôn lậu nên việc ngăn chặn hàng lậu xâm nhập vào nội địa gặp rất nhiều khó khăn.
Trước khi chia tay, chúng tôi còn được nghe tâm sự của một người lính biên phòng trẻ, dù cách nhà chỉ khoảng 40 km nhưng hơn 6 tuần nay anh vẫn chưa được về thăm nhà. Những lời động viên thăm hỏi của chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ chia sẻ và giúp các anh vững bước hơn trong cuộc chiến còn nhiều gian nan này./.
Tận mắt chứng kiến mới thấy hết sự nguy hiểm khi các đối tượng bị chặn bắt manh động và sự vất vả của những người lính nơi biên cương trong trận chiến chống buôn lậu.
Xâm nhập điểm "nóng"
Chúng tôi đến Cốc Nam lúc 19 giờ một ngày giáp Tết Tân Mão, trời đông biên giới mưa phùn rơi nặng hạt, bóng đêm sập xuống rất nhanh nên mới chạng vạng tối mà không thể nhìn thấy mặt người dù trong khoảng cách gần.
Là một địa bàn của huyện Văn Lãng, Cốc Nam có rất nhiều lối mòn và chỉ cần đi bộ chừng vài chục phút là có thể "vượt biên," sau khi Hang Dơi bị triệt phá thì nơi đây trở thành một điểm "nóng".
Các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng chủ yếu qua khu vực Gốc Nhãn, Gốc Bưởi thôn Khưa Đa, đường mòn 386 thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.
Sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu Chi cục Hải quan Cốc Nam, nhóm phóng viên chúng tôi nai nịt gọn gàng theo chân Phó Chi cục trưởng Lương Văn Thơ xâm nhập vào điểm “nóng” buôn lậu.
Lúc này khoảng 22 giờ, cả đoàn vượt qua thử thách đầu tiên bằng màn đu dây để leo lên con dốc hướng tới con đường nhày nhụa bùn đất và dốc núi cheo leo thẳng đứng mà dân buôn lậu thường băng hàng qua.
Đi được khoảng 100 mét, bất chợt ánh đèn pin của Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Lương Văn Thơ quét qua phía lối mòn trước mặt, một nhóm cửu vạn đang băng xuống đèo.
Tiếng hô đanh thép của người đứng đầu lực lượng chống buôn lậu vang lên giữa đêm tối, cả đám cửu vạn lố nhố vứt hàng bỏ chạy tán loạn.
Chiến lợi phẩm bị tịch thu tại chỗ chỉ toàn hàng “nhẹ” (hàng rẻ tiền), theo ông Thơ đây chỉ là “cú” thăm dò đánh lừa lực lượng chống buôn lậu. Nếu anh em mải mê kiểm hàng là cánh cửu sẽ ào ào “ôm” hàng băng qua những đường mòn khác để xuống núi.
Cái khó nhất là lực lượng chống buôn lậu chỉ có 16 người trong khi đám cửu vạn với quân số đến cả trăm người lại rất manh động nếu không có phương án cẩn thận sẽ rất khó đối phó.
“Chuyện bị cướp lại hàng diễn ra như cơm bữa. Nếu lực lượng chống buôn lậu không nhanh chóng, đám cửu vạn sẽ kéo vào áp đảo và la làng để đồng bọn tẩu tán hàng,” giọng ông Thơ trầm xuống.
Nếu đẩy hàng chót lọt xuống chân núi, đám cửu vạn xé lẻ hàng rồi bốc lên xe máy và lao đi với tốc độ chóng mặt.
Đây cũng là cái khó của lực lượng chống buôn lậu vì rất khó bắt giữ những đối tượng này và nếu chẳng may đối tượng bị thương tích thì lập tức kẻ xấu sẽ lợi dụng để vu oan cho lực lượng chống buôn lậu.
Cuộc chiến còn gian nan
Lạng Sơn có 250 km đường biên giới, tính riêng khu vực cột mốc biên giới trên đỉnh đồi 386 đã có đến hàng chục đường mòn, đường tắt.
Đại úy Lý Văn Giàng, đồn biên phòng Tân Thanh tham gia lực lượng liên ngành chốt ở đây chia sẻ, nhiều đường mòn như vậy nên cứ hở đường nào là đầu nậu “điều” hàng đi đường đấy.
Càng về đêm, trời càng buốt lạnh, không thể hình dung, việc thức trắng đêm, dầm mưa lạnh là chuyện thường ngày của các chiến sỹ Bộ đội biên phòng và hải quan biên giới Lạng Sơn-Trung Quốc.
Tiếp tục dẫn chúng tôi lên điểm lán Thác Giữa, ông Thơ tâm sự, chống buôn lậu khó nhất là chống với dân, vì họ chủ yếu là người nghèo lên đây kiếm sống.
Cuối năm 2010, mặc dù tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cốc Nam có dịu hơn cuối năm 2009, nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Càng giáp Tết Nguyên đán, tình hình chống buôn lậu càng thêm “nóng.” Quan sát phía bên kia cột mốc biên giới, hàng lậu xếp hàng dài chờ cơ hội để tuồn vào nội địa.
Khác xa so với suy đoán của chúng tôi trước khi lên Cốc Nam, dân cửu vạn không lén lút “đi hàng" mà thản nhiên đứng tán chuyện rôm rả ngay phía bên kia cột mốc biên giới và chờ đợi sơ hở của lực lượng chống buôn lậu là đưa hàng vào.
Ông Thơ chia sẻ, các chủ đầu nậu không bao giờ xuất hiện, mà khoán gọn cho một cai có “máu mặt,” sau đó những tên này thuê dân cửu vạn để gánh hàng.
Muốn làm cửu vạn cũng không phải dễ, họ bị ràng buộc trách nhiệm bằng cách đặt cọc gấp đôi với giá trị hàng hóa vận chuyển. Trong trường hợp bị mất hàng, cửu vạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều này lý giải vì sao cửu vạn thường rất manh động khi bị phát hiện, bắt giữ và chúng liều lĩnh chống trả để cướp lại hàng hoá.
Hiện các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, quản lý thị trường đang quyết liệt triển khai các biện pháp chặn bắt hàng lậu. Mười lăm lán dã chiến đã được dựng và cắt cử lực lượng liên ngành canh gác 24/24 giờ trong ngày tại các điểm “nóng.”
Tuy nhiên do địa hình biên giới hiểm trở, nhiều đường mòn, lối mở mà lực lượng lại mỏng, bên cạnh đó còn rất nhiều kẽ hở trong chính sách chống buôn lậu nên việc ngăn chặn hàng lậu xâm nhập vào nội địa gặp rất nhiều khó khăn.
Trước khi chia tay, chúng tôi còn được nghe tâm sự của một người lính biên phòng trẻ, dù cách nhà chỉ khoảng 40 km nhưng hơn 6 tuần nay anh vẫn chưa được về thăm nhà. Những lời động viên thăm hỏi của chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ chia sẻ và giúp các anh vững bước hơn trong cuộc chiến còn nhiều gian nan này./.
Đức Duy (Vietnam+)