Hà Nội vốn được biết đến trong trí tưởng tượng của mỗi khách du lịch hay trở thành ký ức không phai của mỗi người dân Hà thành chính là vẻ đẹp cổ kính, nét rất riêng của những khu phố cổ thấm đậm bao rong rêu, thăng trầm của lịch sử, của một Thủ đô oai hùng.
Để gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc biệt này và cũng là giải quyết cho những người dân phố cổ hết cảnh sống khổ vì sự chật chội, cũ kỹ của những khu phố hàng trăm năm tuổi, nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án giãn dân đi đôi với việc bảo tồn nét kiến trúc đã làm nên một Hà Nội cổ kính, một Thủ đô của những tinh hoa văn hóa Việt.
Ngại di dời
Tuy vậy phải đến vài năm gần đây, vấn đề này mới được nâng tầm trở thành một trong những công việc cần gấp rút xử lý. Giữa tháng Tư này, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có báo cáo lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng các sở, ban, ngành liên quan về cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư đề án giãn dân phố cổ. Theo đó, trong giai đoạn 1 (năm 2015) sẽ có 1.800 hộ dân sẽ chuyển đến tái định cư ở nơi ở mới.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2009 xuống còn 500 người/ha (là mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020) tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người. Đáng chú ý, sau 20 năm nỗ lực, số lượng nhà khu phố cổ được cải tạo chỉ đếm trên đầu ngón tay.... Không ít ngôi nhà trong số đó đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng và chúng có thể gắng gượng chờ đến lượt mình để được bảo tồn hay không?
Với diện tích 81ha với 6,6 vạn dân, nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ Hà Nội thật sự là trung tâm văn hóa, du lịch, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm của mảnh đất kinh kỳ. Với tỷ lệ chật hẹp đến mức kỷ lục như vậy, việc đảm bảo môi trường sống đi đôi với bảo tồn nét đẹp phố cổ đã trở thành một trong những bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền Hà Nội.
Khu vực phố cổ, cũng là sự tồn tại rất lâu đời của nhiều thế hệ gia đình sinh sống chung một số nhà, chung một cầu thang, chung một công trình phụ và chung một quan điểm nhất định phải bám giữ lấy mái nhà bởi đặc thù “hái ra tiền” của nó. Chỉ với nửa mét vỉa hè, vài chiếc ghế con, dăm bảy chén nước trà, vài bao thuốc lá, cũng có thể tạo ra nguồn thu đủ để nuôi một gia đình. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều ngôi nhà, công trình dân dụng trong khu vực phố cổ đang ở tình trạng xuống cấp trầm trọng. Các nguy cơ về hỏa hoạn, sập, đổ là rất rõ và luôn ở mức báo động cao.
Do đó, việc giãn dân sinh sống trong khu vực phố cổ để có điều kiện bảo tồn và nâng cao chất lượng sống của người dân là hết sức cần thiết. Thế nhưng, phần lớn tâm lý của mỗi người dân nơi đây mặc dù phải sinh sống trong sự chật chội, tối tăm, ẩm thấp và ngột ngạt nhưng đều không muốn chuyển đi nơi khác.
Theo Đề án của thành phố, việc giãn dân phố cổ giai đoạn 1 sang Khu đô thị mới Việt Hưng sẽ di chuyển được 1.800 hộ dân với khoảng 7.200 người dân đang sống trong các di tích, trường học, công sở, số nhà đông hộ, nhà nguy hiểm và các hộ dân trong khu phố cổ có nguyện vọng di dời. Khu đất rộng 11,12ha tại Khu đô thị mới Việt Hưng được thành phố giao cho quận Hoàn Kiếm thực hiện dự án là một diện tích không nhỏ, bước đầu xây dựng 15-20 khối nhà cao tầng (mỗi khối nhà có 100 căn hộ) là phương án hoàn toàn khả thi phục vụ bước đầu việc giãn dân.
Dự trù nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ giai đoạn 1 là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước để lập Đề án, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 500 tỷ đồng. Vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân là hơn 3.800 tỷ đồng. Dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành việc giãn dân giai đoạn 1.
Nhiều chuyên gia về Hà Nội cho rằng vấn đề giãn dân phố cổ không đơn giản chỉ là di dời các hộ dân sang tái định cư tại nơi ở mới, mà còn phải giải quyết vấn đề mưu sinh cho người dân. Dân phố cổ thường làm nghề truyền thống, kinh doanh buôn bán, nếu phải chuyển đến chỗ ở mới, họ sẽ làm gì để mưu sinh? Bên cạnh nơi ở, các cụm công trình dân sinh như trường học, trạm xá, chợ ở các khu giãn dân cũng phải được đảm bảo khép kín, tránh để xảy ra tình trạng giống như cảnh một số khu tái định cư "ba không" khác trên địa bàn Thủ đô: không trường, không trạm xá, không chợ.
Khó bảo tồn
Di sản kiến trúc Khu phố cũ thuộc là tài sản kiến trúc quan trọng của Thủ đô, góp phần tạo nên đặc trưng diện mạo kiến trúc đô thị Hà Nội đặc biệt là khu trung tâm. Việc xác lập cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp để công nhận, bảo vệ, phát huy các giá trị của loại di sản này còn rất hạn chế và mang tính đơn lẻ, chưa đồng bộ.
Trong một cuộc hội thảo mới đây với chuyên đề về xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cũ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng khu vực này đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát phát triển kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực.
Theo nội dung Đề án của Sở Quy hoach, kiến trúc Hà Nội, dự kiến sẽ tập trung bảo tồn, phục dựng lại 273/1.153 ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt nằm tại các phố nghề truyền thống còn lưu giữ được giá trị đó là văn hóa vật thể và phi vật thể của mảnh đất Thủ đô.
Theo đó, các tuyến phố có giá trị không gian cảnh quan, có nhiều công trình giá trị, cấu trúc đặc trưng kiểu "phố vườn" gồm Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Phan Đình Phùng sẽ được bảo tồn, cải tạo không gian, tái cấu trúc không gian thành "thành phố vườn" đặc trưng. Công trình xây mới mật độ tối đa không quá 60% và xét cụ thể theo từng ô phố, chiều cao lớp ngoài 4 tầng, khoảng lùi so với lớp ngoài 3m cao 6 tầng.
Thực hiện chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, bệnh viện, trường đại học, quỹ đất sau di dời ưu tiên chức năng công cộng và tiện ích xã hội; phá dỡ công trình xây dựng ảnh hưởng đến công trình có giá trị, trả lại khuôn viên ban đầu; khai thác dịch vụ cà phê, cửa hàng…
Ngoài ra, khu vực có diện tích 19ha thuộc các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm, Trần Nhật Duật cũng sẽ được ưu tiên tôn tạo chỉnh trang, nâng cấp. Đặc biệt phố cổ sẽ cấm kinh doanh cầm đồ, siêu thị, tổ hợp thương mại. Việc xây dựng kho xưởng sản xuất quán bar, khách sạn sẽ bị hạn chế chỉ khuyến khích các cửa hàng kinh doanh bán sản phẩm truyền thống. Ngoài ra, quy chế đề cập đến mở rộng tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiền, Đào Duy Từ.
Theo một số chuyên gia về kiến trúc, việc nghiên cứu bảo tồn khu phố cổ Hà Nội cần nghiên cứu theo hướng gìn giữ và khôi phục lại hình ảnh toàn bộ khu phố cổ. Làm rõ hơn các quy định về bảo tồn, chỉnh trang toàn bộ không gian, tuyến phố, ô phố, điểm nút đặc thù, các quy định cụ thể tương ứng với cấp độ bảo tồn, tôn tạo và phát triển của từng loại công trình kiến trúc, không gian sinh hoạt trong khu phố cổ. Lưu ý bổ sung các quy định liên quan đến các yếu tố mới như tuyến đường sắt đô thị, các điểm đỗ xe…
Mặc dù đã có các phương án nhưng thực tế cho thấy, việc thực hiện rất khó khăn. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử khu phố cổ, xây dựng đề án giãn dân và điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở phục vụ giãn dân tại Việt Hưng còn chậm. Các đơn vị gặp rất nhiều trở ngại trong việc giải tỏa các hộ dân sống trong di tích; trật tự đô thị, trật tự giao thông trong khu phố cổ còn nhiều tồn tại, gây ách tắc, ô nhiễm môi trường…
Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa còn hạn chế. Đây cũng là những yếu tố khiến công tác giãn dân phố cổ, bảo tồn nét đẹp phố cổ của Hà Nội đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách đồng bộ, thống nhất ở mọi cấp chính quyền và quan trọng nhất là sự tự giác, ý thức vì cộng đồng của mỗi người dân thành phố mà đặc biệt là cộng đồng dân cư sinh sống trên các tuyến phố trung tâm của Thủ đô./.
Để gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc biệt này và cũng là giải quyết cho những người dân phố cổ hết cảnh sống khổ vì sự chật chội, cũ kỹ của những khu phố hàng trăm năm tuổi, nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án giãn dân đi đôi với việc bảo tồn nét kiến trúc đã làm nên một Hà Nội cổ kính, một Thủ đô của những tinh hoa văn hóa Việt.
Ngại di dời
Tuy vậy phải đến vài năm gần đây, vấn đề này mới được nâng tầm trở thành một trong những công việc cần gấp rút xử lý. Giữa tháng Tư này, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có báo cáo lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng các sở, ban, ngành liên quan về cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư đề án giãn dân phố cổ. Theo đó, trong giai đoạn 1 (năm 2015) sẽ có 1.800 hộ dân sẽ chuyển đến tái định cư ở nơi ở mới.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2009 xuống còn 500 người/ha (là mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020) tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người. Đáng chú ý, sau 20 năm nỗ lực, số lượng nhà khu phố cổ được cải tạo chỉ đếm trên đầu ngón tay.... Không ít ngôi nhà trong số đó đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng và chúng có thể gắng gượng chờ đến lượt mình để được bảo tồn hay không?
Với diện tích 81ha với 6,6 vạn dân, nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ Hà Nội thật sự là trung tâm văn hóa, du lịch, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm của mảnh đất kinh kỳ. Với tỷ lệ chật hẹp đến mức kỷ lục như vậy, việc đảm bảo môi trường sống đi đôi với bảo tồn nét đẹp phố cổ đã trở thành một trong những bài toán nan giải đối với các cấp chính quyền Hà Nội.
Khu vực phố cổ, cũng là sự tồn tại rất lâu đời của nhiều thế hệ gia đình sinh sống chung một số nhà, chung một cầu thang, chung một công trình phụ và chung một quan điểm nhất định phải bám giữ lấy mái nhà bởi đặc thù “hái ra tiền” của nó. Chỉ với nửa mét vỉa hè, vài chiếc ghế con, dăm bảy chén nước trà, vài bao thuốc lá, cũng có thể tạo ra nguồn thu đủ để nuôi một gia đình. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều ngôi nhà, công trình dân dụng trong khu vực phố cổ đang ở tình trạng xuống cấp trầm trọng. Các nguy cơ về hỏa hoạn, sập, đổ là rất rõ và luôn ở mức báo động cao.
Do đó, việc giãn dân sinh sống trong khu vực phố cổ để có điều kiện bảo tồn và nâng cao chất lượng sống của người dân là hết sức cần thiết. Thế nhưng, phần lớn tâm lý của mỗi người dân nơi đây mặc dù phải sinh sống trong sự chật chội, tối tăm, ẩm thấp và ngột ngạt nhưng đều không muốn chuyển đi nơi khác.
Theo Đề án của thành phố, việc giãn dân phố cổ giai đoạn 1 sang Khu đô thị mới Việt Hưng sẽ di chuyển được 1.800 hộ dân với khoảng 7.200 người dân đang sống trong các di tích, trường học, công sở, số nhà đông hộ, nhà nguy hiểm và các hộ dân trong khu phố cổ có nguyện vọng di dời. Khu đất rộng 11,12ha tại Khu đô thị mới Việt Hưng được thành phố giao cho quận Hoàn Kiếm thực hiện dự án là một diện tích không nhỏ, bước đầu xây dựng 15-20 khối nhà cao tầng (mỗi khối nhà có 100 căn hộ) là phương án hoàn toàn khả thi phục vụ bước đầu việc giãn dân.
Dự trù nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ giai đoạn 1 là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước để lập Đề án, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 500 tỷ đồng. Vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân là hơn 3.800 tỷ đồng. Dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành việc giãn dân giai đoạn 1.
Nhiều chuyên gia về Hà Nội cho rằng vấn đề giãn dân phố cổ không đơn giản chỉ là di dời các hộ dân sang tái định cư tại nơi ở mới, mà còn phải giải quyết vấn đề mưu sinh cho người dân. Dân phố cổ thường làm nghề truyền thống, kinh doanh buôn bán, nếu phải chuyển đến chỗ ở mới, họ sẽ làm gì để mưu sinh? Bên cạnh nơi ở, các cụm công trình dân sinh như trường học, trạm xá, chợ ở các khu giãn dân cũng phải được đảm bảo khép kín, tránh để xảy ra tình trạng giống như cảnh một số khu tái định cư "ba không" khác trên địa bàn Thủ đô: không trường, không trạm xá, không chợ.
Khó bảo tồn
Di sản kiến trúc Khu phố cũ thuộc là tài sản kiến trúc quan trọng của Thủ đô, góp phần tạo nên đặc trưng diện mạo kiến trúc đô thị Hà Nội đặc biệt là khu trung tâm. Việc xác lập cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp để công nhận, bảo vệ, phát huy các giá trị của loại di sản này còn rất hạn chế và mang tính đơn lẻ, chưa đồng bộ.
Trong một cuộc hội thảo mới đây với chuyên đề về xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cũ Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng khu vực này đang đứng trước sức ép nội tại và thách thức của sự phát triển, nếu không được định hướng, quản lý, kiểm soát phát triển kịp thời sẽ có nguy cơ làm mất giá trị đặc trưng khu vực.
Theo nội dung Đề án của Sở Quy hoach, kiến trúc Hà Nội, dự kiến sẽ tập trung bảo tồn, phục dựng lại 273/1.153 ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt nằm tại các phố nghề truyền thống còn lưu giữ được giá trị đó là văn hóa vật thể và phi vật thể của mảnh đất Thủ đô.
Theo đó, các tuyến phố có giá trị không gian cảnh quan, có nhiều công trình giá trị, cấu trúc đặc trưng kiểu "phố vườn" gồm Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Phan Đình Phùng sẽ được bảo tồn, cải tạo không gian, tái cấu trúc không gian thành "thành phố vườn" đặc trưng. Công trình xây mới mật độ tối đa không quá 60% và xét cụ thể theo từng ô phố, chiều cao lớp ngoài 4 tầng, khoảng lùi so với lớp ngoài 3m cao 6 tầng.
Thực hiện chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, bệnh viện, trường đại học, quỹ đất sau di dời ưu tiên chức năng công cộng và tiện ích xã hội; phá dỡ công trình xây dựng ảnh hưởng đến công trình có giá trị, trả lại khuôn viên ban đầu; khai thác dịch vụ cà phê, cửa hàng…
Ngoài ra, khu vực có diện tích 19ha thuộc các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm, Trần Nhật Duật cũng sẽ được ưu tiên tôn tạo chỉnh trang, nâng cấp. Đặc biệt phố cổ sẽ cấm kinh doanh cầm đồ, siêu thị, tổ hợp thương mại. Việc xây dựng kho xưởng sản xuất quán bar, khách sạn sẽ bị hạn chế chỉ khuyến khích các cửa hàng kinh doanh bán sản phẩm truyền thống. Ngoài ra, quy chế đề cập đến mở rộng tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiền, Đào Duy Từ.
Theo một số chuyên gia về kiến trúc, việc nghiên cứu bảo tồn khu phố cổ Hà Nội cần nghiên cứu theo hướng gìn giữ và khôi phục lại hình ảnh toàn bộ khu phố cổ. Làm rõ hơn các quy định về bảo tồn, chỉnh trang toàn bộ không gian, tuyến phố, ô phố, điểm nút đặc thù, các quy định cụ thể tương ứng với cấp độ bảo tồn, tôn tạo và phát triển của từng loại công trình kiến trúc, không gian sinh hoạt trong khu phố cổ. Lưu ý bổ sung các quy định liên quan đến các yếu tố mới như tuyến đường sắt đô thị, các điểm đỗ xe…
Mặc dù đã có các phương án nhưng thực tế cho thấy, việc thực hiện rất khó khăn. Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử khu phố cổ, xây dựng đề án giãn dân và điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở phục vụ giãn dân tại Việt Hưng còn chậm. Các đơn vị gặp rất nhiều trở ngại trong việc giải tỏa các hộ dân sống trong di tích; trật tự đô thị, trật tự giao thông trong khu phố cổ còn nhiều tồn tại, gây ách tắc, ô nhiễm môi trường…
Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa còn hạn chế. Đây cũng là những yếu tố khiến công tác giãn dân phố cổ, bảo tồn nét đẹp phố cổ của Hà Nội đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách đồng bộ, thống nhất ở mọi cấp chính quyền và quan trọng nhất là sự tự giác, ý thức vì cộng đồng của mỗi người dân thành phố mà đặc biệt là cộng đồng dân cư sinh sống trên các tuyến phố trung tâm của Thủ đô./.
Minh Nghĩa (TTXVN)