Theo nhận định của đại diện các cơ quan chức năng, Việt Nam thuộc “top” đứng đầu các nước sử dụng chất kích thích (rượu, bia) khi tham gia giao thông. Uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thương tích đường bộ Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (C67) cho biết: “Cuộc chiến với lái xe uống bia, rượu còn khó khăn hơn rất nhiều so với quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bởi những đồ uống này vốn ăn sâu vào tập quán, thói quen người dân.” Thông tin trên được đưa ra tại Lễ phát động Chiến dịch tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, diễn ra vào hôm nay (1/10), tại Hà Nội.
TNGT làm mất tới 2,6% GDP Theo số liệu thống kê của Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh quốc), hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng gần 30 lít/năm, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 4 Châu Á, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Với dân số 90 triệu người, lượng tiêu thụ bia hàng năm từ 2011 đến 2016 sẽ tăng 10% mỗi năm. Một kết quả khảo sát tại hai bệnh viện lớn nhất nước ta là Việt Đức và Chợ Rẫy cho thấy, hơn 30% các ca tử vong là do tai nạn trong giao thông đường bộ và 60% bệnh nhân chấn thương nhập viện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, tử vong và số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia vẫn là hồi chuông đáng báo động cho kinh tế, xã hội của đất nước.
Chứng minh điều này, ông Hiệp đưa ra con số, trong năm 2012, tai nạn giao thông cả nước đã làm mất 2,6% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) tương đương 3,5 tỷ USD, trong đó 1/3 liên quan đến rượu, bia. Vì thế, việc cấm uống bia rượu khi lái xe là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay. Hơn nữa, ông Hiệp cũng cảnh báo, thực tế, giới trẻ hiện này đang có xu hướng gia tăng uống rượu, bia khi 75% dưới độ tuổi 40 gây ra tai nạn có dính đến nồng độ cồn.
TNGT làm mất tới 2,6% GDP Theo số liệu thống kê của Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh quốc), hiện mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng gần 30 lít/năm, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 4 Châu Á, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Với dân số 90 triệu người, lượng tiêu thụ bia hàng năm từ 2011 đến 2016 sẽ tăng 10% mỗi năm. Một kết quả khảo sát tại hai bệnh viện lớn nhất nước ta là Việt Đức và Chợ Rẫy cho thấy, hơn 30% các ca tử vong là do tai nạn trong giao thông đường bộ và 60% bệnh nhân chấn thương nhập viện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, tử vong và số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia vẫn là hồi chuông đáng báo động cho kinh tế, xã hội của đất nước.
Chứng minh điều này, ông Hiệp đưa ra con số, trong năm 2012, tai nạn giao thông cả nước đã làm mất 2,6% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) tương đương 3,5 tỷ USD, trong đó 1/3 liên quan đến rượu, bia. Vì thế, việc cấm uống bia rượu khi lái xe là hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay. Hơn nữa, ông Hiệp cũng cảnh báo, thực tế, giới trẻ hiện này đang có xu hướng gia tăng uống rượu, bia khi 75% dưới độ tuổi 40 gây ra tai nạn có dính đến nồng độ cồn.
Việt Nam vẫn là nước thuộc "top" uống rượu bia. (Ảnh: TTXVN)
Tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (C67) thừa nhận, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử phạt qua nhiều đợt cao điểm song kết quả còn hạn chế do đội ngũ kiểm soát mỏng, không đủ nhân lực và kinh phí… [Lái xe uống rượu bia: Chế tài có thay được ý thức?] Thiếu tướng Tuyên đưa ra ví dụ, 1 tổ công tác Công an tại Australia đo 800 ống thổi đo nồng độ cồn, ma túy (mỗi ống trị giá 40 USD) nhưng chỉ phát hiện được 4 lái xe vi phạm. "Ở nước ta thì không thể làm được do thiếu nguồn vốn kinh phí nên chỉ có thể làm thí điểm và độc lập. Cuộc chiến chống uống bia, rượu khi tham gia giao thông còn gay gắt, khó khăn hơn nhiều vì nó đã ăn sâu vào tập quán, thói quen người Việt," Thiếu tướng Tuyên khẳng định.
Quá ít nhà sản xuất rượu, bia khuyến cáo Theo đại diện các cơ quan chức năng, ngoài nhiệm vụ xử phạt và tuyên truyền đến người dân thì cũng cần có sự vào cuộc của chính những đơn vị sản xuất cung ứng rượu, bia ra thị trường thông qua việc khuyến cáo người dân trong việc sử dụng những đồ uống vốn có chất kích thích này. [Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống lạm dụng rượu bia] Đề cập đến vấn đề này, ông Hiệp cho biết, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ký kết trách nhiệm xã hội của các đơn vị sản xuất và nhập khẩu rượu bia tại Việt Nam phải có hình thức khuyến cáo người tiêu dùng không uống rượu bia khi tham gia giao thông qua nhãn mác, bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Hiệp cũng lo ngại, hiện nay, chỉ có 4 đơn vị là bia Larue, Heineiken, Tiger, Bivina đã đồng ý tuyên truyền thông qua các khẩu hiệu khuyến cáo ghi trên chai. Tuy nhiên, dòng chữ khuyến cáo ghi trên nhãn mác là quá bé nên người sử dụng không thể để ý được,” ông Hiệp đánh giá. "Đến giờ, vẫn không có doanh nghiệp nào là của trong nước ký kết với Ủy ban An toàn giao thông. Tháng 11 tới, Ủy ban sẽ có cuộc hội thảo với các nhà sản xuất bia rượu để thảo luận vấn đề này," ông Hiệp chia sẻ. Liên quan đến việc cấm cán bộ công nhân viên chức không được uống rượu bia trong giờ làm việc, Thiếu tướng Tuyên nhận định, đối tượng công chức uống rượu bia là rất phổ biển nhưng việc cấm chỉ là phong trào. “Nếu muốn xử lý trên cả nước với các đối tượng này thì Chính phủ phải có văn bản quy định cấm thì mới có thể triển khai rộng,” Thiếu tướng Tuyên kiến nghị. Nhằm “siết” chặt việc lái xe uống rượu bia, ông Hiệp cho biết, từ 1/10 đến hết tháng 12/2013, trên cả nước, cơ quan chức năng sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm người điểu khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn theo Luật Giao thông đường bộ./.
Quá ít nhà sản xuất rượu, bia khuyến cáo Theo đại diện các cơ quan chức năng, ngoài nhiệm vụ xử phạt và tuyên truyền đến người dân thì cũng cần có sự vào cuộc của chính những đơn vị sản xuất cung ứng rượu, bia ra thị trường thông qua việc khuyến cáo người dân trong việc sử dụng những đồ uống vốn có chất kích thích này. [Chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống lạm dụng rượu bia] Đề cập đến vấn đề này, ông Hiệp cho biết, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ký kết trách nhiệm xã hội của các đơn vị sản xuất và nhập khẩu rượu bia tại Việt Nam phải có hình thức khuyến cáo người tiêu dùng không uống rượu bia khi tham gia giao thông qua nhãn mác, bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Hiệp cũng lo ngại, hiện nay, chỉ có 4 đơn vị là bia Larue, Heineiken, Tiger, Bivina đã đồng ý tuyên truyền thông qua các khẩu hiệu khuyến cáo ghi trên chai. Tuy nhiên, dòng chữ khuyến cáo ghi trên nhãn mác là quá bé nên người sử dụng không thể để ý được,” ông Hiệp đánh giá. "Đến giờ, vẫn không có doanh nghiệp nào là của trong nước ký kết với Ủy ban An toàn giao thông. Tháng 11 tới, Ủy ban sẽ có cuộc hội thảo với các nhà sản xuất bia rượu để thảo luận vấn đề này," ông Hiệp chia sẻ. Liên quan đến việc cấm cán bộ công nhân viên chức không được uống rượu bia trong giờ làm việc, Thiếu tướng Tuyên nhận định, đối tượng công chức uống rượu bia là rất phổ biển nhưng việc cấm chỉ là phong trào. “Nếu muốn xử lý trên cả nước với các đối tượng này thì Chính phủ phải có văn bản quy định cấm thì mới có thể triển khai rộng,” Thiếu tướng Tuyên kiến nghị. Nhằm “siết” chặt việc lái xe uống rượu bia, ông Hiệp cho biết, từ 1/10 đến hết tháng 12/2013, trên cả nước, cơ quan chức năng sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm người điểu khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn theo Luật Giao thông đường bộ./.
Việt Hùng (Vietnam+)