Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện, việc giảm thiểu glycogen - một loại năng lượng được tích trữ trong não khi hoạt động, là nhân tố mới gây mệt mỏi do lao động thời gian dài.
Các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Eigenvector Hideaki, thuộc Đại học Tsukuba đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch.
Các nhà khoa học đã thí nghiệm bằng cách cho chuột bạch chạy liên tục 2 giờ với tốc độ 20m/phút trên máy chạy. Sau đó kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch.
Kết quả phát hiện, những con chuột mệt mỏi do chạy hàm lượng đường huyết giảm xuống, glycogen trong cơ bắp và gan cũng giảm xuống nhanh chóng, mức độ glycogen trong các khu vực có liên quan đến vận động chẳng hạn như khu vực Hippocampus cũng giảm xuống khoảng 1/2 so với ban đầu.
Trước đó, mọi người cho rằng nguyên nhân gây mệt mỏi do vận động thời gian dài là do sự giảm thiểu glycogen trong tổ chức cơ bắp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã lần đầu tiên chứng minh sự giảm thiểu glycogen trong não cũng có mối liên quan mật thiết với việc mệt mỏi do vận động thời gian dài./.
Các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Eigenvector Hideaki, thuộc Đại học Tsukuba đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch.
Các nhà khoa học đã thí nghiệm bằng cách cho chuột bạch chạy liên tục 2 giờ với tốc độ 20m/phút trên máy chạy. Sau đó kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của chuột bạch.
Kết quả phát hiện, những con chuột mệt mỏi do chạy hàm lượng đường huyết giảm xuống, glycogen trong cơ bắp và gan cũng giảm xuống nhanh chóng, mức độ glycogen trong các khu vực có liên quan đến vận động chẳng hạn như khu vực Hippocampus cũng giảm xuống khoảng 1/2 so với ban đầu.
Trước đó, mọi người cho rằng nguyên nhân gây mệt mỏi do vận động thời gian dài là do sự giảm thiểu glycogen trong tổ chức cơ bắp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã lần đầu tiên chứng minh sự giảm thiểu glycogen trong não cũng có mối liên quan mật thiết với việc mệt mỏi do vận động thời gian dài./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)