Từ nguyên nhân mắc và tử vong bệnh tay chân miệng trong thời gian gần đây, đặc biệt trong những tháng đầu năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các sở y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện có trách nhiệm giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng để đến cuối năm 2012, giảm 50% tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng.
Bộ trưởng cũng khẳng định việc giảm tỷ lệ tử vong điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của các bác sỹ điều trị Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, muốn làm được điều đó, trước hết công tác tuyên truyền vận động ưu tiên nhóm trẻ dưới 3 tuổi và nhóm trẻ gia đình thay vì nhóm trẻ 5 tuổi và các cơ sở mẫu giáo như trước kia. Công tác truyền thông tập trung vào đối tượng các bà mẹ, người trực tiếp chăm nuôi trẻ thực hiện ăn chín uống sôi cho trẻ, chú ý giải pháp rửa tay trước khi ăn cho trẻ, và người cho trẻ ăn; vệ sinh đồ chơi, sàn nhà hàng ngày cho trẻ.
Để thực hiện giảm tỷ lệ tử vong, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở y tế phải chấn chỉnh ngày những tồn tại, như tập huấn lại các bác sỹ, y tá, điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng. Đặc biệt, giám đốc các bệnh viện cần siết chặt và bố trí kíp trực nhất là kíp trực đêm và ban giao ca. Đây là những thời điểm có tỷ lệ tử vong rất cao do thiếu sự giám sát của kíp trực, nhất là các điều dưỡng.
Bộ trưởng đề nghị mỗi bác sỹ bố trí kèm theo 3 điều dưỡng và thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này phác đồ điều trị, cách điều trị chăm sóc... bệnh nhân tay chân miệng.
Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân nhi mắc bệnh tay chân miệng thì chế độ dinh dưỡng của các khoa tiết chế tại bệnh viện cần được quan tâm để nâng cao chất lượng điều trị.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận đến thời điểm này, chân tây miệng là một bệnh nặng, diễn biến phức tạp, không điển hình và bất thường. Tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là đối với chủng EV71 và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng 48 giờ, khó chẩn đoán, điều trị và tình hình này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết dựa vào các đề xuất, kinh nghiệm của các bệnh viện tuyến cuối và Hội đồng chuyên môn - những chuyên gia có hiểu biết sâu về bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi tại địa phương thiết lập các đơn nguyên hồi sức tích cực điều trị và xây dựng phương án thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh trong trường hợp bệnh tay chân miệng bùng phát.
Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cần báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh nhằm kịp thời bổ sung thiết bị, thuốc… đảm bảo yêu cầu điều trị trên địa bàn. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh phải tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến cuối.
Theo Thứ trưởng, hơn ai hết chính quyền địa phương và mỗi người dân cần nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe tính mạng con em mình và người dân sinh sống trên địa bàn./.
Bộ trưởng cũng khẳng định việc giảm tỷ lệ tử vong điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của các bác sỹ điều trị Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, muốn làm được điều đó, trước hết công tác tuyên truyền vận động ưu tiên nhóm trẻ dưới 3 tuổi và nhóm trẻ gia đình thay vì nhóm trẻ 5 tuổi và các cơ sở mẫu giáo như trước kia. Công tác truyền thông tập trung vào đối tượng các bà mẹ, người trực tiếp chăm nuôi trẻ thực hiện ăn chín uống sôi cho trẻ, chú ý giải pháp rửa tay trước khi ăn cho trẻ, và người cho trẻ ăn; vệ sinh đồ chơi, sàn nhà hàng ngày cho trẻ.
Để thực hiện giảm tỷ lệ tử vong, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở y tế phải chấn chỉnh ngày những tồn tại, như tập huấn lại các bác sỹ, y tá, điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng. Đặc biệt, giám đốc các bệnh viện cần siết chặt và bố trí kíp trực nhất là kíp trực đêm và ban giao ca. Đây là những thời điểm có tỷ lệ tử vong rất cao do thiếu sự giám sát của kíp trực, nhất là các điều dưỡng.
Bộ trưởng đề nghị mỗi bác sỹ bố trí kèm theo 3 điều dưỡng và thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này phác đồ điều trị, cách điều trị chăm sóc... bệnh nhân tay chân miệng.
Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân nhi mắc bệnh tay chân miệng thì chế độ dinh dưỡng của các khoa tiết chế tại bệnh viện cần được quan tâm để nâng cao chất lượng điều trị.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận đến thời điểm này, chân tây miệng là một bệnh nặng, diễn biến phức tạp, không điển hình và bất thường. Tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là đối với chủng EV71 và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng 48 giờ, khó chẩn đoán, điều trị và tình hình này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết dựa vào các đề xuất, kinh nghiệm của các bệnh viện tuyến cuối và Hội đồng chuyên môn - những chuyên gia có hiểu biết sâu về bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi tại địa phương thiết lập các đơn nguyên hồi sức tích cực điều trị và xây dựng phương án thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh trong trường hợp bệnh tay chân miệng bùng phát.
Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cần báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh nhằm kịp thời bổ sung thiết bị, thuốc… đảm bảo yêu cầu điều trị trên địa bàn. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh phải tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến cuối.
Theo Thứ trưởng, hơn ai hết chính quyền địa phương và mỗi người dân cần nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe tính mạng con em mình và người dân sinh sống trên địa bàn./.
Nhật Minh (TTXVN)