Theo số liệu được nêu trong các báo cáo đánh giá, hiện nay tỷ lệ thất thoát nước bình quân ở Việt Nam là khoảng 30%, cao hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến (như Đức 7%, Đan Mạch 10%, Anh 19%...) và các nước trong khu vực Đông Nam Á (khoảng từ 20-30%).
Con số này đặt ra bài toán hóc búa đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực cấp nước.
Bài toán ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, mặc dù đã giảm nhưng tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... vẫn rất cao. Trong khi đó, lượng nước sản xuất của các đô thị này chiếm khoảng 40% tổng lượng nước sản xuất của các đô thị Việt Nam.
Theo các chuyên gia, thất thoát nước thường do hai nguyên nhân chính là việc quản lý không chặt chẽ, hệ thống tính tiền không chuẩn xác, đọc đồng hồ bị sai lệch, thu tiền không đủ... hoặc do nguyên nhân kỹ thuật vì bị rò rỉ trên toàn bộ mạng lưới, trên suốt chiều dài đường đi của nước sạch, bắt đầu từ trạm bơm nước sạch tại nhà máy tới người sử dụng.
Thất thoát nước do rò rỉ là nguyên nhân chính dẫn đến con số đáng báo động ở trên.
Về lý thuyết, để giảm thất thoát nước, cần hoàn thiện khâu quản lý và giảm thiểu các vấn đề về kỹ thuật dẫn đến rò rỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này không hề đơn giản và không thể tiến hành trong "một sớm một chiều."
Lời giải từ Nhật Bản
Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mà Nhật Bản đã từng gặp phải. Cục nước Yokohama - cục nước lâu đời nhất ở Nhật Bản, nơi hiện nay đang cung cấp khoảng 1,2 triệu m3 nước một ngày cho hơn 1,7 triệu hộ dân (số liệu năm 2009) đã từng đối mặt với vấn đề thất thoát nước rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 50 năm qua, Cục nước Yokohama đã giảm tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ xuống mức đáng kể, từ hơn 50% của năm 1967 xuống chỉ còn khoảng 5% vào năm 2009.
Tương tự, tại thành phố Nagoya của Nhật Bản, trong vòng khoảng 60 năm qua, tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ đã giảm từ 30% xuống còn 3%.
Theo ông Koji Tanaka - Giám đốc bộ phận phân phối nước, Cục nước Nagoya, việc giảm thiểu rò rỉ chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể chi phí trong quá trình phân phối nước. Có rất nhiều công cụ để giảm tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ, nhưng để có được con số ấn tượng trên, việc làm quan trọng hơn cả là tăng khả năng của đội ngũ công nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước xây dựng và cấp nước Thừa Thiên-Huế (Hue WACO) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một số đơn vị cấp nước hỗ trợ giảm thất thoát nước và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Từ năm 2003, đã có 57 chuyên gia của Cục nước Yokohama được cử sang Việt Nam để hỗ trợ về hoạt động cấp nước.
Ông Cao Huy Tường Minh, Trưởng phòng Quản lý mạng đường ống và phân phối nước của Hue WACO cho biết, nhờ sự hỗ trợ này cũng như nội lực, chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, tỷ lệ thất thoát nước ở tỉnh này đã giảm rất nhanh, từ khoảng 35% xuống còn mức 14% như hiện nay.
Một trong những giải pháp hiệu quả được công ty thực hiện là phục hồi nâng cấp các ống cũ.
Theo ông Minh, trong điều kiện của Việt Nam, thì trong khoảng 10 năm sử dụng, các đường ống sẽ gây ra thất thoát nước hoặc đục nước. Hue WACO phục hồi nâng cấp trên 35.700m ống các loại, thay thế trên 90km đường ống cũ kém chất lượng, với trên 15.000 mối nối thường xuyên gây sự cố và rò rỉ nước, nhất là các ống chính đầu nguồn, thường gây thất thoát nước lớn và phải cắt nước trên diện rộng để sửa chữa.
Cùng quan điểm với ông Koji Tanaka, đại diện của Hue WACO cũng cho rằng việc đào tạo cho đội ngũ công nhân là rất quan trọng.
"Người kỹ sư thì nắm rất rõ công việc rồi, nhưng người trực tiếp thực hiện là công nhân. Họ chính là những người cần được đào tạo nhiều nhất về các kỹ thuật phát hiện rò rỉ tăng cường năng lực về chống thất thoát nước," ông Minh nói.
Trên cương vị quản lý, hiện ông Minh đang tham gia khóa học của Cục nước Nagoya. Ngoài những kỹ thuật về phát hiện và xử lý đường ống rò rỉ nước, điều mà ông tâm đắc tại khóa học chính là việc thay đổi cách nghĩ và việc lên kế hoạch dài hạn.
"Tôi thường lên kế hoạch cho 5-10 năm, nhưng chủ đề của khóa học là lên kế hoạch cho 100 năm. Điều này giúp tôi nghĩ cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai," ông Minh cho biết./.
Con số này đặt ra bài toán hóc búa đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực cấp nước.
Bài toán ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, mặc dù đã giảm nhưng tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... vẫn rất cao. Trong khi đó, lượng nước sản xuất của các đô thị này chiếm khoảng 40% tổng lượng nước sản xuất của các đô thị Việt Nam.
Theo các chuyên gia, thất thoát nước thường do hai nguyên nhân chính là việc quản lý không chặt chẽ, hệ thống tính tiền không chuẩn xác, đọc đồng hồ bị sai lệch, thu tiền không đủ... hoặc do nguyên nhân kỹ thuật vì bị rò rỉ trên toàn bộ mạng lưới, trên suốt chiều dài đường đi của nước sạch, bắt đầu từ trạm bơm nước sạch tại nhà máy tới người sử dụng.
Thất thoát nước do rò rỉ là nguyên nhân chính dẫn đến con số đáng báo động ở trên.
Về lý thuyết, để giảm thất thoát nước, cần hoàn thiện khâu quản lý và giảm thiểu các vấn đề về kỹ thuật dẫn đến rò rỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này không hề đơn giản và không thể tiến hành trong "một sớm một chiều."
Lời giải từ Nhật Bản
Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mà Nhật Bản đã từng gặp phải. Cục nước Yokohama - cục nước lâu đời nhất ở Nhật Bản, nơi hiện nay đang cung cấp khoảng 1,2 triệu m3 nước một ngày cho hơn 1,7 triệu hộ dân (số liệu năm 2009) đã từng đối mặt với vấn đề thất thoát nước rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 50 năm qua, Cục nước Yokohama đã giảm tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ xuống mức đáng kể, từ hơn 50% của năm 1967 xuống chỉ còn khoảng 5% vào năm 2009.
Tương tự, tại thành phố Nagoya của Nhật Bản, trong vòng khoảng 60 năm qua, tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ đã giảm từ 30% xuống còn 3%.
Theo ông Koji Tanaka - Giám đốc bộ phận phân phối nước, Cục nước Nagoya, việc giảm thiểu rò rỉ chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể chi phí trong quá trình phân phối nước. Có rất nhiều công cụ để giảm tỷ lệ thất thoát nước do rò rỉ, nhưng để có được con số ấn tượng trên, việc làm quan trọng hơn cả là tăng khả năng của đội ngũ công nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước xây dựng và cấp nước Thừa Thiên-Huế (Hue WACO) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một số đơn vị cấp nước hỗ trợ giảm thất thoát nước và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Từ năm 2003, đã có 57 chuyên gia của Cục nước Yokohama được cử sang Việt Nam để hỗ trợ về hoạt động cấp nước.
Ông Cao Huy Tường Minh, Trưởng phòng Quản lý mạng đường ống và phân phối nước của Hue WACO cho biết, nhờ sự hỗ trợ này cũng như nội lực, chỉ trong vòng chưa đến 10 năm, tỷ lệ thất thoát nước ở tỉnh này đã giảm rất nhanh, từ khoảng 35% xuống còn mức 14% như hiện nay.
Một trong những giải pháp hiệu quả được công ty thực hiện là phục hồi nâng cấp các ống cũ.
Theo ông Minh, trong điều kiện của Việt Nam, thì trong khoảng 10 năm sử dụng, các đường ống sẽ gây ra thất thoát nước hoặc đục nước. Hue WACO phục hồi nâng cấp trên 35.700m ống các loại, thay thế trên 90km đường ống cũ kém chất lượng, với trên 15.000 mối nối thường xuyên gây sự cố và rò rỉ nước, nhất là các ống chính đầu nguồn, thường gây thất thoát nước lớn và phải cắt nước trên diện rộng để sửa chữa.
Cùng quan điểm với ông Koji Tanaka, đại diện của Hue WACO cũng cho rằng việc đào tạo cho đội ngũ công nhân là rất quan trọng.
"Người kỹ sư thì nắm rất rõ công việc rồi, nhưng người trực tiếp thực hiện là công nhân. Họ chính là những người cần được đào tạo nhiều nhất về các kỹ thuật phát hiện rò rỉ tăng cường năng lực về chống thất thoát nước," ông Minh nói.
Trên cương vị quản lý, hiện ông Minh đang tham gia khóa học của Cục nước Nagoya. Ngoài những kỹ thuật về phát hiện và xử lý đường ống rò rỉ nước, điều mà ông tâm đắc tại khóa học chính là việc thay đổi cách nghĩ và việc lên kế hoạch dài hạn.
"Tôi thường lên kế hoạch cho 5-10 năm, nhưng chủ đề của khóa học là lên kế hoạch cho 100 năm. Điều này giúp tôi nghĩ cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai," ông Minh cho biết./.
Nguyệt Ánh (Vietnam+)