Theo nhiều chủ cửa hàng thời trang ở Hà Nội, dịp giữa hè thường được cho là thời điểm làm ăn tốt nhất nhưng doanh số bán hàng của các họ hiện không tăng.
Nguyên nhân có thể là do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, mặc dù nhiều cửa hàng luôn có các đợt khuyến mãi gối nhau nhưng vẫn vắng khách và đã có cửa hàng đã phải trưng biển "thanh lý" để trả mặt bằng nhưng vẫn không thể "thanh lý" nổi hàng.
Chị Hàn Thanh Minh, chủ cửa hàng thời trang ở phố Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thông thường, giảm giá khuyến mãi hàng thời trang chỉ diễn ra vào đầu hoặc cuối mùa nhưng năm nay có một nghịch lý là tuy đã giữa mùa hè - thời điểm hút khách và tiêu thụ hàng thời trang mạnh nhất - thì các cửa hàng, shop thời trang lại gối đầu nhau khuyến mãi, giảm giá. Hết giảm giá 10% rồi đến 30-50%, thậm chí giảm giá đến 70% để câu khách, nhưng vẫn khó thu hút được khách.
Dạo quanh các khu phố tập trung nhiều cửa hàng, shop thời trang ở Hà Nội như Bạch Mai, Cầu Giấy, Hàng Bông, Kim Mã... có thể thấy các cửa hàng, shop thời trang bán áo sơ mi 100.000 đồng; áo phông 70.000 đồng; quần bò 150.000 đồng; thời trang bà bầu giảm giá 20%, khi mua hai còn được tặng một. Nhiều cửa hàng còn tung ra chiêu "sốc" đến nỗi khách không khỏi nghi ngờ về chất lượng như "thanh lý cửa hàng, 60.000 đồng/sản phẩm."
Có những shop treo biển thanh lý cửa hàng, "xả hàng" suốt nhiều tháng. Nhiều người tá hỏa khi biết hàng hóa ở những cửa hàng đó chẳng lúc nào vơi. Không chỉ thế, cạnh biển thanh lý toàn bộ sản phẩm, chủ một số cửa hàng còn treo thêm biển “Ở đây bán rẻ nhất Hà Nội,” hoặc “Ở đâu rẻ hơn, trả lại tiền” để kéo khách.
Với chiêu thức tạo niềm tin của “thượng đế,” họ còn tặng thêm cho các khách hàng ruột những thẻ VIP với câu nói cửa miệng “Có thẻ VIP trong tay, bạn là khách hàng kim cương của chúng tôi, và lần sau khi tới mua hàng, bạn sẽ được giảm giá tuỳ độ VIP của mình” (!?).
Nhiều chủ cửa hàng tiết lộ, hiện chiêu khuyến mãi của họ khách đã bớt hứng thú. Những mùa trước, cứ ở đâu có khuyến mãi mặc dù chỉ 5-10% thì khách cũng lập tức kéo đến ùn ùn. Nay treo biển giảm giá suốt như vậy nhưng lượng khách vẫn không tăng, nhiều người đi qua ghé vào xem rồi ra ngay.
Một số cửa hàng đang dần đuối sức khi thị trường thời trang không có dấu hiệu khởi sắc, doanh số bán hàng liên tục sụt giảm nên phải tính đến chuyện thanh lý toàn bộ hàng rồi trả mặt bằng. Tuy nhiên, đó chỉ là những cửa hàng thời trang không thể trụ vững, còn một số cửa hàng thời trang khác lợi dụng khuyến mãi, giảm giá nhập hàng kém chất lượng hay nói đúng hơn là nhập hàng ở chợ rồi cũng tung chiêu khuyến mãi khủng, giảm giá sốc. Thậm chí, có cửa hàng hàng thời trang ra chợ "săn" những mặt hàng mới lạ rồi về bắn mác, nhãn hiệu của cửa hàng mình vào bán với giá cao hơn gấp đôi, gấp ba giá chợ. Những cửa hàng làm kiểu này dù có khuyến mãi khủng 50-60% thì họ vẫn có lãi lớn.
Khuyến mãi tràn lan, chất lượng hàng nhập nhèm, hàng lỗi khiến nhiều "thượng đế" tỏ ra ngán ngẩm và thờ ơ trước sức mạnh khuyến mãi khủng, giảm giá sốc của các cửa hàng thời trang. Anh Phương, sinh viên trường Đại học kinh tế Quốc dân, cho biết trước đây, Phương là một "con nghiện" cửa những cửa hàng thời trang giảm giá, khuyến mãi nhưng nay bạn thay đổi quan điểm không còn thói quen lui tới những cửa hàng thời trang khuyến mãi lớn nữa. Vào shop thời trang để mua những bộ cánh mà kiểu dáng, chất lượng chẳng khác ngoài chợ thì ra chợ mua có khi còn được chọn lựa nhiều hơn.
Chị Thu Trang ở phố Bạch Mai, Hà Nội bày tỏ, lần trước đi săn hàng hiệu giảm giá với tụi bạn, chị rất khó chịu vì khi về tới nhà mới biết chiếc áo hiệu Chanel mua với giá chỉ bằng một nửa giá gốc bị bục chỉ be bét như hàng second-hand. Trong khi đó, chiếc quần không nhãn mác với giá ưu đãi chỉ 100.000 đồng (bằng 1/3 giá ban đầu) khi giặt ra nước có màu đỏ sẫm.
Nhiều “thượng đế” khác cũng gặp phải tình huống bi hài tương tự như chị Trang do ham đồ rẻ, hàng giảm giá, nhưng chẳng biết kêu ai. Vì trên thực tế thường những hàng đã giảm giá treo biển “Hàng mua rồi, miễn trả lại” và cửa hàng chẳng có tý trách nhiệm nào với sản phẩm. Thậm chí khi mua hàng ở những cửa hàng này, khách hàng không có cơ hội thử xem có vừa hay không mà chỉ áng chừng theo số đo, kích cỡ, nếu về đến nhà không vừa thì cũng không được đổi lại. Do vậy, một khi đã xác định mua hàng sale off, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra kĩ càng trước khi mua và phải giao hẹn trước với chủ cửa hàng là không vừa thì phải được đổi lại./.
Nguyên nhân có thể là do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, mặc dù nhiều cửa hàng luôn có các đợt khuyến mãi gối nhau nhưng vẫn vắng khách và đã có cửa hàng đã phải trưng biển "thanh lý" để trả mặt bằng nhưng vẫn không thể "thanh lý" nổi hàng.
Chị Hàn Thanh Minh, chủ cửa hàng thời trang ở phố Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thông thường, giảm giá khuyến mãi hàng thời trang chỉ diễn ra vào đầu hoặc cuối mùa nhưng năm nay có một nghịch lý là tuy đã giữa mùa hè - thời điểm hút khách và tiêu thụ hàng thời trang mạnh nhất - thì các cửa hàng, shop thời trang lại gối đầu nhau khuyến mãi, giảm giá. Hết giảm giá 10% rồi đến 30-50%, thậm chí giảm giá đến 70% để câu khách, nhưng vẫn khó thu hút được khách.
Dạo quanh các khu phố tập trung nhiều cửa hàng, shop thời trang ở Hà Nội như Bạch Mai, Cầu Giấy, Hàng Bông, Kim Mã... có thể thấy các cửa hàng, shop thời trang bán áo sơ mi 100.000 đồng; áo phông 70.000 đồng; quần bò 150.000 đồng; thời trang bà bầu giảm giá 20%, khi mua hai còn được tặng một. Nhiều cửa hàng còn tung ra chiêu "sốc" đến nỗi khách không khỏi nghi ngờ về chất lượng như "thanh lý cửa hàng, 60.000 đồng/sản phẩm."
Có những shop treo biển thanh lý cửa hàng, "xả hàng" suốt nhiều tháng. Nhiều người tá hỏa khi biết hàng hóa ở những cửa hàng đó chẳng lúc nào vơi. Không chỉ thế, cạnh biển thanh lý toàn bộ sản phẩm, chủ một số cửa hàng còn treo thêm biển “Ở đây bán rẻ nhất Hà Nội,” hoặc “Ở đâu rẻ hơn, trả lại tiền” để kéo khách.
Với chiêu thức tạo niềm tin của “thượng đế,” họ còn tặng thêm cho các khách hàng ruột những thẻ VIP với câu nói cửa miệng “Có thẻ VIP trong tay, bạn là khách hàng kim cương của chúng tôi, và lần sau khi tới mua hàng, bạn sẽ được giảm giá tuỳ độ VIP của mình” (!?).
Nhiều chủ cửa hàng tiết lộ, hiện chiêu khuyến mãi của họ khách đã bớt hứng thú. Những mùa trước, cứ ở đâu có khuyến mãi mặc dù chỉ 5-10% thì khách cũng lập tức kéo đến ùn ùn. Nay treo biển giảm giá suốt như vậy nhưng lượng khách vẫn không tăng, nhiều người đi qua ghé vào xem rồi ra ngay.
Một số cửa hàng đang dần đuối sức khi thị trường thời trang không có dấu hiệu khởi sắc, doanh số bán hàng liên tục sụt giảm nên phải tính đến chuyện thanh lý toàn bộ hàng rồi trả mặt bằng. Tuy nhiên, đó chỉ là những cửa hàng thời trang không thể trụ vững, còn một số cửa hàng thời trang khác lợi dụng khuyến mãi, giảm giá nhập hàng kém chất lượng hay nói đúng hơn là nhập hàng ở chợ rồi cũng tung chiêu khuyến mãi khủng, giảm giá sốc. Thậm chí, có cửa hàng hàng thời trang ra chợ "săn" những mặt hàng mới lạ rồi về bắn mác, nhãn hiệu của cửa hàng mình vào bán với giá cao hơn gấp đôi, gấp ba giá chợ. Những cửa hàng làm kiểu này dù có khuyến mãi khủng 50-60% thì họ vẫn có lãi lớn.
Khuyến mãi tràn lan, chất lượng hàng nhập nhèm, hàng lỗi khiến nhiều "thượng đế" tỏ ra ngán ngẩm và thờ ơ trước sức mạnh khuyến mãi khủng, giảm giá sốc của các cửa hàng thời trang. Anh Phương, sinh viên trường Đại học kinh tế Quốc dân, cho biết trước đây, Phương là một "con nghiện" cửa những cửa hàng thời trang giảm giá, khuyến mãi nhưng nay bạn thay đổi quan điểm không còn thói quen lui tới những cửa hàng thời trang khuyến mãi lớn nữa. Vào shop thời trang để mua những bộ cánh mà kiểu dáng, chất lượng chẳng khác ngoài chợ thì ra chợ mua có khi còn được chọn lựa nhiều hơn.
Chị Thu Trang ở phố Bạch Mai, Hà Nội bày tỏ, lần trước đi săn hàng hiệu giảm giá với tụi bạn, chị rất khó chịu vì khi về tới nhà mới biết chiếc áo hiệu Chanel mua với giá chỉ bằng một nửa giá gốc bị bục chỉ be bét như hàng second-hand. Trong khi đó, chiếc quần không nhãn mác với giá ưu đãi chỉ 100.000 đồng (bằng 1/3 giá ban đầu) khi giặt ra nước có màu đỏ sẫm.
Nhiều “thượng đế” khác cũng gặp phải tình huống bi hài tương tự như chị Trang do ham đồ rẻ, hàng giảm giá, nhưng chẳng biết kêu ai. Vì trên thực tế thường những hàng đã giảm giá treo biển “Hàng mua rồi, miễn trả lại” và cửa hàng chẳng có tý trách nhiệm nào với sản phẩm. Thậm chí khi mua hàng ở những cửa hàng này, khách hàng không có cơ hội thử xem có vừa hay không mà chỉ áng chừng theo số đo, kích cỡ, nếu về đến nhà không vừa thì cũng không được đổi lại. Do vậy, một khi đã xác định mua hàng sale off, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra kĩ càng trước khi mua và phải giao hẹn trước với chủ cửa hàng là không vừa thì phải được đổi lại./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)