Giảm một lượng nhỏ thực phẩm có carbonhydrate có thể giúp giảm mỡ bụng nhiều kể cả khi trọng lượng cơ thể hầu như không thay đổi.
Kết quả trên xuất hiện trong một nghiên cứu mới được thuyết trình tại Hội nghị Khoa học Nội tiết thường niên lần thứ 93 ở Boston.
Trưởng nhóm tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư khoa học dinh dưỡng thuộc Đại học Alabama ở Birmingham, Tiến sỹ Barbara Gower cho biết cắt giảm một lượng tiêu thụ vừa phải trong chế độ ăn không carbohydrate có thể giúp giảm lượng mỡ thừa.
Nhóm nghiên cứu của bà Gower đã nghiên cứu 69 người đàn ông và phụ nữ thừa cân khỏe mạnh. Các đối tượng này nhận đồ ăn trong hai giai đoạn liên tiếp trong tám tuần. Lượng thực phẩm trong giai đoạn đầu chỉ đủ duy trì trọng lượng và sau đó là giai đoạn giảm cân, lượng calo mà mỗi người ăn sẽ giảm xuống 1.000 đơn vị mỗi ngày.
Các đối tượng này được chọn một trong hai chế độ ăn chuẩn ít chất béo hơn và chế độ giảm carbohydrates tuy nhiên lượng chất béo vẫn cao hơn một chút so với chế độ ăn chuẩn.
Chế độ ăn hạn chế carbohydrates có chỉ số glycemic, thước đo mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, tương đối thấp.
Chế độ ăn này bao gồm 43% calo từ carbohydrate và 39% calo từ chất béo, trong khi chế độ ăn chuẩn có các chỉ số này lần lượt là 55% và 27%. Mỗi chế độ ăn có thêm 18% protein.
Vào đầu và cuối mỗi giai đoạn nghiên cứu, các tác giả trên đã đo lượng mỡ trong bụng và toàn cơ thể của các đối tượng bằng phương pháp chụp CT hoặc cách sử dụng tổng số tính toán cắt lớp (CT) và năng lượng kép x-ray hấp thu DXA.
Sau gia đoạn một, các đối tượng thực hiện chế độ ăn hạn chế tương đối carbohydrates có lượng mỡ bụng thấp hơn 11% so với những người ăn chế độ chuẩn ít béo.
Điều kỳ lạ là, khi phân tích kết các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả này phát hiện những người da trắng có lượng mỡ bụng dày hơn người da đen ngay cả khi cùng trọng lượng.
Bà Gower cho biết trong giai đoạn giảm cân, các đối tượng ở cả hai chế độ ăn trên đều giảm cân. Tuy nhiên, chế độ ăn hạn chế carbohydrates lượng mỡ của cơ thể nhiều hơn 4% so với nhóm còn lại.
Theo bà Gower, những thay đổi này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm khả năng đột quỵ và các bệnh tim mạch và lưu ý rằng sự gia tăng quá mức lượng mỡ ở các cơ quan nội tạng hay trong ổ bụng sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh này./.
Kết quả trên xuất hiện trong một nghiên cứu mới được thuyết trình tại Hội nghị Khoa học Nội tiết thường niên lần thứ 93 ở Boston.
Trưởng nhóm tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư khoa học dinh dưỡng thuộc Đại học Alabama ở Birmingham, Tiến sỹ Barbara Gower cho biết cắt giảm một lượng tiêu thụ vừa phải trong chế độ ăn không carbohydrate có thể giúp giảm lượng mỡ thừa.
Nhóm nghiên cứu của bà Gower đã nghiên cứu 69 người đàn ông và phụ nữ thừa cân khỏe mạnh. Các đối tượng này nhận đồ ăn trong hai giai đoạn liên tiếp trong tám tuần. Lượng thực phẩm trong giai đoạn đầu chỉ đủ duy trì trọng lượng và sau đó là giai đoạn giảm cân, lượng calo mà mỗi người ăn sẽ giảm xuống 1.000 đơn vị mỗi ngày.
Các đối tượng này được chọn một trong hai chế độ ăn chuẩn ít chất béo hơn và chế độ giảm carbohydrates tuy nhiên lượng chất béo vẫn cao hơn một chút so với chế độ ăn chuẩn.
Chế độ ăn hạn chế carbohydrates có chỉ số glycemic, thước đo mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, tương đối thấp.
Chế độ ăn này bao gồm 43% calo từ carbohydrate và 39% calo từ chất béo, trong khi chế độ ăn chuẩn có các chỉ số này lần lượt là 55% và 27%. Mỗi chế độ ăn có thêm 18% protein.
Vào đầu và cuối mỗi giai đoạn nghiên cứu, các tác giả trên đã đo lượng mỡ trong bụng và toàn cơ thể của các đối tượng bằng phương pháp chụp CT hoặc cách sử dụng tổng số tính toán cắt lớp (CT) và năng lượng kép x-ray hấp thu DXA.
Sau gia đoạn một, các đối tượng thực hiện chế độ ăn hạn chế tương đối carbohydrates có lượng mỡ bụng thấp hơn 11% so với những người ăn chế độ chuẩn ít béo.
Điều kỳ lạ là, khi phân tích kết các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả này phát hiện những người da trắng có lượng mỡ bụng dày hơn người da đen ngay cả khi cùng trọng lượng.
Bà Gower cho biết trong giai đoạn giảm cân, các đối tượng ở cả hai chế độ ăn trên đều giảm cân. Tuy nhiên, chế độ ăn hạn chế carbohydrates lượng mỡ của cơ thể nhiều hơn 4% so với nhóm còn lại.
Theo bà Gower, những thay đổi này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm khả năng đột quỵ và các bệnh tim mạch và lưu ý rằng sự gia tăng quá mức lượng mỡ ở các cơ quan nội tạng hay trong ổ bụng sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh này./.
Anh Minh (Vietnam+)