Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, có thể giảm từ 0% đến 23% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 0% đến 33% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi với điều kiện các hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Nếu các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, có thể giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 4% đến 16% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. Còn nếu các bà mẹ và người trông trẻ cải thiện được hành vi rửa tay với xà phòng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ cũng giúp giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Đó là kết luận sau khi Cục Quản lý môi trường y tế "Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi truờng, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam."
Nghiên cứu được phát triển từ một phần kết quả của Điều tra giám sát dinh dưỡng toàn quốc năm 2009, tiến hành điều tra về tình trạng vệ sinh môi trường, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của 3.356 trẻ dưới 5 tuổi đã được cân đo tại 72 xã thuộc sáu tỉnh là Nam Định, Điện Biên, Hà Tĩnh, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang.
Cũng theo Cục Quản lý môi trường y tế, từ năm nay, Dự án "Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường" đã đổi tên thành Dự án "Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh." Đây là dự án trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác dài hạn giữa Quỹ Unilever Việt Nam và Cục Quản lý môi trường y tế.
Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vệ sinh, đặc biệt là tầm quan trọng của rửa tay sạch bằng xà phòng trong phòng chống dịch bệnh. Năm 2011, dự án đã tập huấn cho 840 tuyên truyền viên, 840 giáo viên các trường tiểu học và trung học cơ sở, 600 cán bộ xã.
Hoạt động truyền thông tại trường học đã được thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở thông qua các giờ giảng chính khóa và ngoại khóa. Dự án cũng đã hỗ trợ xây mới và cải tạo 20 công trình vệ sinh mẫu nơi công cộng và nâng cấp chỗ rửa tay cho 400 hộ gia đình.
Nhờ tác động của dự án, nhiều hộ gia đình đã tự bỏ kinh phí để xây dựng các công trình vệ sinh. Sau 5 năm (2007- 2011), tại vùng dự án, tỷ lệ rửa tay với xà phòng của người dân sau khi đi vệ sinh tăng mạnh./.
Nếu các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, có thể giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 4% đến 16% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. Còn nếu các bà mẹ và người trông trẻ cải thiện được hành vi rửa tay với xà phòng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ cũng giúp giảm từ 1% đến 10% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Đó là kết luận sau khi Cục Quản lý môi trường y tế "Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi truờng, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam."
Nghiên cứu được phát triển từ một phần kết quả của Điều tra giám sát dinh dưỡng toàn quốc năm 2009, tiến hành điều tra về tình trạng vệ sinh môi trường, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của 3.356 trẻ dưới 5 tuổi đã được cân đo tại 72 xã thuộc sáu tỉnh là Nam Định, Điện Biên, Hà Tĩnh, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang.
Cũng theo Cục Quản lý môi trường y tế, từ năm nay, Dự án "Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường" đã đổi tên thành Dự án "Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh." Đây là dự án trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác dài hạn giữa Quỹ Unilever Việt Nam và Cục Quản lý môi trường y tế.
Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vệ sinh, đặc biệt là tầm quan trọng của rửa tay sạch bằng xà phòng trong phòng chống dịch bệnh. Năm 2011, dự án đã tập huấn cho 840 tuyên truyền viên, 840 giáo viên các trường tiểu học và trung học cơ sở, 600 cán bộ xã.
Hoạt động truyền thông tại trường học đã được thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở thông qua các giờ giảng chính khóa và ngoại khóa. Dự án cũng đã hỗ trợ xây mới và cải tạo 20 công trình vệ sinh mẫu nơi công cộng và nâng cấp chỗ rửa tay cho 400 hộ gia đình.
Nhờ tác động của dự án, nhiều hộ gia đình đã tự bỏ kinh phí để xây dựng các công trình vệ sinh. Sau 5 năm (2007- 2011), tại vùng dự án, tỷ lệ rửa tay với xà phòng của người dân sau khi đi vệ sinh tăng mạnh./.
Nhật Minh (TTXVN)