Chiều 24/9, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cùng các bộ có liên quan giải trình về “Phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành trong công tác giảm nghèo.”
Nội dung giải trình này là một trong những hoạt động góp phần giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo của Quốc hội trong năm 2014.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong điều kiện hiện nay, vấn đề phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Ý kiến của các bộ, ngành hữu quan sẽ góp phần đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc huy động nguồn lực cũng như cơ chế điều hành hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo đạt mục tiêu đề ra đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005-2012 là 542.941 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đã bố trí 205.991 tỷ đồng, chiếm 37,93%. Với quan điểm đa dạng hóa nguồn lực tập trung, ưu tiên cho giảm nghèo, thời gian qua, cùng với nguồn lực đầu tư của nhà nước, chương trình giảm nghèo đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác cho mục tiêu giảm nghèo. Cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo thời gian qua cơ bản được các địa phương đồng tình, tập trung và ưu tiên nguồn lực cho các địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy đạt được một số kết quả nhưng Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá rằng các bộ, ngành vẫn chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, trong dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách vẫn tồn tại không ít ở một số địa phương và người nghèo. Bộ trưởng nêu vấn đề hiện có quá nhiều chính sách (trên 70 chính sách) giảm nghèo dẫn đến sự chồng ghép, chia cắt, manh mún làm hạn chế khả năng tác động, làm chuyển biến rõ nét về đời sống của người nghèo...
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu rõ hàng năm, nguồn vốn bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo Quyết định của Chính phủ chưa được xác định cụ thể, gây lúng túng cho địa phương và các cơ quan tham gia và cơ quan quản lý Chương trình trong công tác lập kế hoạch.
Bộ trưởng cho biết hiện nay có 16 chương trình mục tiêu quốc gia đang được thực hiện, việc lồng ghép nguồn lực trên cùng địa bàn là đòi hỏi khách quan nhưng khó thực hiện bởi mỗi chương trình có mục tiêu, đối tượng, cơ chế quản lý, thanh toán riêng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị sắp xếp lại các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, tinh giản (chỉ còn khoảng 2 chương trình). Hàng năm nhà nước hỗ trợ trọn gói ngân sách cho địa phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trên địa bàn, các bộ, ngành ban hành cơ chế quản lý, giám sát thực hiện mục tiêu, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ở địa phương.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng tán thành với quan điểm này và đề nghị cần rà soát lại theo hướng tập trung, tinh giản. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng giữ lại 2 hay 3 chương trình cần được trao đổi, thảo luận căn cứ vào đặc thù của từng bộ, ngành hữu quan.
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, Chính phủ cần sớm thảo luận và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có nội dung là thay đổi cơ chế lập và giao kế hoạch, chuyển từ cơ chế giao kế hoạch hàng năm sang giao trong trung hạn; quy định rõ hơn về cơ chế lồng ghép, sử dụng nguồn vốn để địa phương lồng ghép nguồn vốn, đầu tư tập trung dứt điểm theo từng năm.
Thứ trưởng cho rằng khi thiết kế xây dựng và ban hành chính sách mới cần có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới...
Kết thúc phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đánh giá các cơ quan, đơn vị hữu quan đã có nỗ lực lớn trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo.
Chủ nhiệm Trương Thị Mai đề nghị các bộ, ngành hữu quan tiếp tục nghiên cứu cơ chế điều hành, lồng ghép các chương trình tốt hơn, trong đó tập trung quản lý đầu ra; nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều, đồng thời khắc phục tính hành chính và phong trào trong thực hiện chính sách giảm nghèo.../.
Nội dung giải trình này là một trong những hoạt động góp phần giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo của Quốc hội trong năm 2014.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong điều kiện hiện nay, vấn đề phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Ý kiến của các bộ, ngành hữu quan sẽ góp phần đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc huy động nguồn lực cũng như cơ chế điều hành hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo đạt mục tiêu đề ra đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.
Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005-2012 là 542.941 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đã bố trí 205.991 tỷ đồng, chiếm 37,93%. Với quan điểm đa dạng hóa nguồn lực tập trung, ưu tiên cho giảm nghèo, thời gian qua, cùng với nguồn lực đầu tư của nhà nước, chương trình giảm nghèo đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác cho mục tiêu giảm nghèo. Cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo thời gian qua cơ bản được các địa phương đồng tình, tập trung và ưu tiên nguồn lực cho các địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy đạt được một số kết quả nhưng Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá rằng các bộ, ngành vẫn chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, trong dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách vẫn tồn tại không ít ở một số địa phương và người nghèo. Bộ trưởng nêu vấn đề hiện có quá nhiều chính sách (trên 70 chính sách) giảm nghèo dẫn đến sự chồng ghép, chia cắt, manh mún làm hạn chế khả năng tác động, làm chuyển biến rõ nét về đời sống của người nghèo...
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu rõ hàng năm, nguồn vốn bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo Quyết định của Chính phủ chưa được xác định cụ thể, gây lúng túng cho địa phương và các cơ quan tham gia và cơ quan quản lý Chương trình trong công tác lập kế hoạch.
Bộ trưởng cho biết hiện nay có 16 chương trình mục tiêu quốc gia đang được thực hiện, việc lồng ghép nguồn lực trên cùng địa bàn là đòi hỏi khách quan nhưng khó thực hiện bởi mỗi chương trình có mục tiêu, đối tượng, cơ chế quản lý, thanh toán riêng.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị sắp xếp lại các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, tinh giản (chỉ còn khoảng 2 chương trình). Hàng năm nhà nước hỗ trợ trọn gói ngân sách cho địa phương để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trên địa bàn, các bộ, ngành ban hành cơ chế quản lý, giám sát thực hiện mục tiêu, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ở địa phương.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng tán thành với quan điểm này và đề nghị cần rà soát lại theo hướng tập trung, tinh giản. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng giữ lại 2 hay 3 chương trình cần được trao đổi, thảo luận căn cứ vào đặc thù của từng bộ, ngành hữu quan.
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, Chính phủ cần sớm thảo luận và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có nội dung là thay đổi cơ chế lập và giao kế hoạch, chuyển từ cơ chế giao kế hoạch hàng năm sang giao trong trung hạn; quy định rõ hơn về cơ chế lồng ghép, sử dụng nguồn vốn để địa phương lồng ghép nguồn vốn, đầu tư tập trung dứt điểm theo từng năm.
Thứ trưởng cho rằng khi thiết kế xây dựng và ban hành chính sách mới cần có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới...
Kết thúc phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đánh giá các cơ quan, đơn vị hữu quan đã có nỗ lực lớn trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo.
Chủ nhiệm Trương Thị Mai đề nghị các bộ, ngành hữu quan tiếp tục nghiên cứu cơ chế điều hành, lồng ghép các chương trình tốt hơn, trong đó tập trung quản lý đầu ra; nghiên cứu chuẩn nghèo đa chiều, đồng thời khắc phục tính hành chính và phong trào trong thực hiện chính sách giảm nghèo.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN)