Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có công văn số 364/BC-SGTVT báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội kết quả rà soát tình hình sử dụng các khu vực gầm cầu làm điểm đỗ xe trên địa bàn.
Theo đó, Sở kiến nghị thành phố tiếp tục thu hồi toàn bộ diện tích sử dụng trông giữ xe tại gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III; giải tỏa không cho trông giữ xe tại gầm cầu Thăng Long và Long Biên.
Qua kiểm tra, rà soát cho thấy, tại khu vực gầm cầu Thanh Trì, sau khi thành phố tiếp nhận bàn giao vận hành tuyến đường gom, một số hạng mục của cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao trực tiếp cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tiếp nhận để quản lý phần diện tích gầm cầu sử dụng làm bãi đỗ xe. Từ tháng 5/2011, Công ty Khai thác điểm đỗ xe có công văn đề nghị cho tổ chức điểm đỗ xe công cộng gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III.
Sở Giao thông Vận tải căn cứ chức năng quản lý Nhà nước, xem xét các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, phương án tổ chức giao thông không ảnh hưởng đến giao thông khu vực đã cấp phép tạm thời cho công ty sử dụng vào mục đích trông giữ xe.
Theo hồ sơ pháp lý về việc tiếp nhận bàn giao vận hành tuyến đường gom và một số hạng mục của cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III, khu vực gầm cầu gồm 193 khoang với tổng diện tích 193.838m2. Kiểm tra thực tế, phần gầm cầu có thể sử dụng được để trông giữ xe là 72 khoang với tổng diện tích 61.300m2, phần diện tích không sử dụng được để trông giữ xe là 121 khoang bao gồm khu vực phía bờ Bắc, ngoài bãi sông Hồng hiện đang quây rào tạm để chống lấn chiếm, chống đổ phế thải.
Tương tự, tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã giao trực tiếp cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tiếp nhận quản lý phần diện tích gầm cầu sử dụng làm bãi đỗ xe. Việc hình thành các điểm đỗ xe ôtô dưới gầm cầu này đã có từ trước khi Thông tư số 39/2001/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2012/NĐ-CP và Luật Giao thông Đường bộ 2008 và đều có văn bản (hoặc ý kiến chỉ đạo) của Ủy ban Nhân dân thành phố hoặc đề xuất thống nhất của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải cấp phép tạm sử dụng sau khi đảm bảo điều kiện.
Tại khu vực gầm cầu Thăng Long, hiện nay, ở một số vị trí gầm cầu đang là nơi trông giữ phương tiện của Công ty Quản lý Đường sắt Hà Thái và một số vị trí khác do người dân tự ý lấn chiếm dựng kho lán, bày bán kinh doanh gây mất an toàn cho công trình cầu, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, đặc biệt khu vực gầm cầu phía Nam Thăng Long, đoạn từ An Dương đến đường Phạm Văn Đồng, trong khi đây lại là tuyến đường quan trọng phục vụ chính trị và ngoại giao từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.
Tại khu vực gầm cầu Long Biên, ở khu vực gầm cầu phía Nam cũng đang tồn tại các nhà lán, kho chứa hàng quán buôn bán, kinh doanh gây mất an toàn cho công trình cầu, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, mất trật tự an ninh khu vực.
Sau khi kiểm tra, rà soát thực tế, đồng thời thống nhất với kết quả kiểm tra trông giữ phương tiện tại gầm đường cao tốc trên cao của Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố cho thu hồi toàn bộ diện tích gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III giao cho Sở Giao thông Vận tải quản lý đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông của cầu (phần mặt cầu và dưới gầm cầu) để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý theo Luật Giao thông Đường bộ, cho phép quây rào khoang gầm cầu, lát gạch phục vụ tái lấn chiếm.
Đối với gầm cầu Thăng Long, Long Biên hiện chưa bàn giao cho Hà Nội, đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không cho phép sử dụng gầm cầu để làm bãi đỗ xe, kho chứa, nhà lán kinh doanh dịch vụ gây mất an toàn cho công trình. Đối với khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, đề nghị tiếp tục thực hiện việc bàn giao tiếp nhận, quản lý các hạng mục công trình thuộc dự án./.
Theo đó, Sở kiến nghị thành phố tiếp tục thu hồi toàn bộ diện tích sử dụng trông giữ xe tại gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III; giải tỏa không cho trông giữ xe tại gầm cầu Thăng Long và Long Biên.
Qua kiểm tra, rà soát cho thấy, tại khu vực gầm cầu Thanh Trì, sau khi thành phố tiếp nhận bàn giao vận hành tuyến đường gom, một số hạng mục của cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao trực tiếp cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tiếp nhận để quản lý phần diện tích gầm cầu sử dụng làm bãi đỗ xe. Từ tháng 5/2011, Công ty Khai thác điểm đỗ xe có công văn đề nghị cho tổ chức điểm đỗ xe công cộng gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III.
Sở Giao thông Vận tải căn cứ chức năng quản lý Nhà nước, xem xét các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, phương án tổ chức giao thông không ảnh hưởng đến giao thông khu vực đã cấp phép tạm thời cho công ty sử dụng vào mục đích trông giữ xe.
Theo hồ sơ pháp lý về việc tiếp nhận bàn giao vận hành tuyến đường gom và một số hạng mục của cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III, khu vực gầm cầu gồm 193 khoang với tổng diện tích 193.838m2. Kiểm tra thực tế, phần gầm cầu có thể sử dụng được để trông giữ xe là 72 khoang với tổng diện tích 61.300m2, phần diện tích không sử dụng được để trông giữ xe là 121 khoang bao gồm khu vực phía bờ Bắc, ngoài bãi sông Hồng hiện đang quây rào tạm để chống lấn chiếm, chống đổ phế thải.
Tương tự, tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã giao trực tiếp cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tiếp nhận quản lý phần diện tích gầm cầu sử dụng làm bãi đỗ xe. Việc hình thành các điểm đỗ xe ôtô dưới gầm cầu này đã có từ trước khi Thông tư số 39/2001/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2012/NĐ-CP và Luật Giao thông Đường bộ 2008 và đều có văn bản (hoặc ý kiến chỉ đạo) của Ủy ban Nhân dân thành phố hoặc đề xuất thống nhất của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải cấp phép tạm sử dụng sau khi đảm bảo điều kiện.
Tại khu vực gầm cầu Thăng Long, hiện nay, ở một số vị trí gầm cầu đang là nơi trông giữ phương tiện của Công ty Quản lý Đường sắt Hà Thái và một số vị trí khác do người dân tự ý lấn chiếm dựng kho lán, bày bán kinh doanh gây mất an toàn cho công trình cầu, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, đặc biệt khu vực gầm cầu phía Nam Thăng Long, đoạn từ An Dương đến đường Phạm Văn Đồng, trong khi đây lại là tuyến đường quan trọng phục vụ chính trị và ngoại giao từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.
Tại khu vực gầm cầu Long Biên, ở khu vực gầm cầu phía Nam cũng đang tồn tại các nhà lán, kho chứa hàng quán buôn bán, kinh doanh gây mất an toàn cho công trình cầu, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, mất trật tự an ninh khu vực.
Sau khi kiểm tra, rà soát thực tế, đồng thời thống nhất với kết quả kiểm tra trông giữ phương tiện tại gầm đường cao tốc trên cao của Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố cho thu hồi toàn bộ diện tích gầm cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai III giao cho Sở Giao thông Vận tải quản lý đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông của cầu (phần mặt cầu và dưới gầm cầu) để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý theo Luật Giao thông Đường bộ, cho phép quây rào khoang gầm cầu, lát gạch phục vụ tái lấn chiếm.
Đối với gầm cầu Thăng Long, Long Biên hiện chưa bàn giao cho Hà Nội, đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không cho phép sử dụng gầm cầu để làm bãi đỗ xe, kho chứa, nhà lán kinh doanh dịch vụ gây mất an toàn cho công trình. Đối với khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, đề nghị tiếp tục thực hiện việc bàn giao tiếp nhận, quản lý các hạng mục công trình thuộc dự án./.
Tuyết Mai (Vietanm+)