Ngày 28/12, tại Hà Nội, Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024, kết nạp hội viên mới và trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2023.
Nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam cho biết giải thưởng năm 2023 đã có những bước tiến căn bản về chất lượng, nội dung và nghệ thuật nhưng chưa có sự đột phá. Ông mong muốn các hội viện đóng góp ý kiến, chỉ rõ những hạn chế và có định hướng mới cho thời gian tới để cho ra đời nhiều sản phẩm văn học nghệ thuật chất lượng.
"Các hội viên cần phát huy cao nhất mọi sự sáng tạo ở mọi loại hình nghệ thuật, khai thác, sử dụng hiệu quả di sản văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số để có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật xứng tầm,: nhà văn Cao Duy Sơn nhấn mạnh.
Năm nay, có 61 tác giả hội viên có tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc được trao giải thưởng gồm: 1 Giải A, 14 Giải B, 19 Giải C và 27 Giải Khuyến khích ở các thể loại.
Cụ thể, lĩnh vực Nhiếp ảnh có 11 giải thưởng được trao. Đây cũng là loại hình duy nhất có tác phẩm được trao Giải A, được trao cho bộ ảnh “Hạnh phúc người H’Mông” của tác giả Ninh Mạnh Thắng. Ngoài ra, Ban tổ chức trao 2 Giải B, 2 Giải C và 6 Giải Khuyến khích.
Thể loại Văn xuôi có 12 tác phẩm đạt giải, gồm 3 Giải B, 4 Giải C, 5 Giải Khuyến khích, trong đó, 3 Giải B được trao cho: Tiểu thuyết “Nùng Trí Cao” của tác giả Hoàng Quảng Uyên; bút ký “Người ở bến Lù” của tác giả Tạ Bá Hương và truyện thiếu nhi “Chuồn chuồn ớt tìm mẹ” của tác giả Nguyễn Hồng Chiến.
Thể loại Thơ có 10 giải thưởng gồm 2 Giải B, 4 Giải C, 4 Giải Khuyến khích, trong đó, 2 Giải B được trao cho tác phẩm “Giấc mơ hoa Chi Pâu” của tác giả Phạm Quỳnh Loan và tác phẩm “Lối về tím cỏ may” của tác giả Nguyễn Ngọc Tung.
Thể loại Mỹ thuật có 12 tác phẩm đạt giải gồm 3 Giải B, 3 Giải C và 6 Giải Khuyến khích, trong đó, 3 Giải B thuộc về các tác phẩm “Lũ sắp về” của tác giả Nguyễn Văn Chung, “Mặt Trời của mẹ” của tác giả Mai Ngọc Quý, “Giữ gìn nghề truyền thống” của tác giả Trần Ngọc Kiên.
Thể loại Âm nhạc-Múa có 10 giải thưởng gồm 3 Giải B, 3 Giải C và 4 Giải Khuyến khích, trong đó có 3 Giải B được trao cho các ca khúc “Inh lả về Điện Biên đấy” của tác giả Vương Khon, “Nhớ" của tác giả Văn Tiến, phổ thơ Nông Quốc Chấn; tác phẩm múa ngắn “Mở đường” của Nghệ sỹ Ưu tú Thu Dung.
“Thơ tình yêu đến” của Lê Thị Bích Hồng. Giải thưởng Văn nghệ dân gian được trao cho 3 tác giả, tác phẩm, trong đó có 1 Giải C, 2 Giải Khuyến khích. Giải thưởng thể loại Sân khấu-Điện ảnh có 2 Giải C.
Bình Thuận: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
Tỉnh Bình Thuận phục dựng, làm mới nhiều lễ hội trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ thu hút du khách trong nước và quốc tế, góp phần phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 2023, Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã tổ chức 6 trại sáng tác với 115 hội viên tham gia, sáng tác được 375 tác phẩm văn học nghệ thuật. Hội cũng tổ chức thành công Hội nghị “Công tác chi hội văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ”; kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Nông Quốc Chấn (18/11/1923-18/11/2023); tham gia các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam…
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, ông Cao Duy Sơn cho hay Hội tiếp tục triển khai tốt Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5, khóa VI (nhiệm kỳ 2019-2024), phát động các phong trào thi đua sáng tạo văn học nghệ thuật, hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương nỗ lực sáng tạo của các hội viên và cố gắng đổi mới trong hoạt động Hội, song cũng chỉ ra rằng những cố gắng đó chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Ông Nguyễn Minh Nhựt nêu rõ phương hướng hoạt động năm 2024 của Hội cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có kế hoạch, đề án cụ thể, nhất là năm 2024-2025 có nhiều dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước như: 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2025), 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025)…
“Tất cả các ngày lễ lớn của đất nước đều là nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác giả. Lãnh đạo Hội cần có sự định hướng rõ ràng để hội viên tham gia sáng tác các tác phẩm có ý nghĩa, phục vụ mục tiêu tuyên truyền, chào mừng,” ông Nguyễn Minh Nhựt nêu rõ./.