Ngày 21/6, tại hội nghị của năm nước có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới đang diễn ra ở thủ đô Abuja của Nigeria, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã kêu gọi thế giới cần nỗ lực quyết liệt hơn nữa để giải quyết nạn mù chữ nhằm tạo bước phát triển nhảy vọt về kinh tế và văn hóa xã hội toàn cầu.
UNESCO lưu ý rằng bất chấp cam kết quốc tế giảm 50% tỷ lệ mù chữ trên toàn cầu vào năm 2015, cho đến nay tiến bộ vẫn rất chậm chạp.
Thế giới hiện có 759 triệu người mù chữ, trong đó 2/3 là phụ nữ. Số người mù chữ ở năm nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người, chiếm 70% tổng số người mù chữ toàn cầu.
Hội nghị trên là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm và tri thức về quan hệ giữa nạn mù chữ và phát triển, về cách thức vượt qua những trở ngại để phổ cập giáo dục cũng như về chiến lược tăng cường xóa mù chữ và cam kết tập thể về giáo dục ngoài trường học.
Tại hầu hết các nước đang phát triển, chất lượng giáo dục cơ sở thấp khiến số người mù chữ tiếp tục tăng cao. UNESCO cho rằng nếu không có sự can thiệp quyết liệt và quyết định để cải thiện tình hình, con số 759 triệu người mù chữ hiện nay sẽ không được cải thiện.
Xóa mù chữ cần là mục tiêu trung tâm của chương trình quốc tế đầy tham vọng là phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người vào năm 2015. Mù chữ gắn liền với các thách thức xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về thu nhập, không tôn trọng quyền con người và người nghèo bị gạt khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Xóa mù chữ giúp con người tiếp cận nhiều cơ hội mới để phát triển và tham gia vào xã hội với những cách thức mới.
UNESCO ghi nhận nhiều nước trên thế giới đã có những nỗ lực lớn để xóa mù chữ, vì mù chữ và nghèo đói là hai vòng luẩn quẩn ràng buộc lẫn nhau khó phá vỡ để phát triển. Các chương trình xóa mù chữ cần được hoạch định tốt để phá vỡ vòng luẩn quẩn này./.
UNESCO lưu ý rằng bất chấp cam kết quốc tế giảm 50% tỷ lệ mù chữ trên toàn cầu vào năm 2015, cho đến nay tiến bộ vẫn rất chậm chạp.
Thế giới hiện có 759 triệu người mù chữ, trong đó 2/3 là phụ nữ. Số người mù chữ ở năm nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người, chiếm 70% tổng số người mù chữ toàn cầu.
Hội nghị trên là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm và tri thức về quan hệ giữa nạn mù chữ và phát triển, về cách thức vượt qua những trở ngại để phổ cập giáo dục cũng như về chiến lược tăng cường xóa mù chữ và cam kết tập thể về giáo dục ngoài trường học.
Tại hầu hết các nước đang phát triển, chất lượng giáo dục cơ sở thấp khiến số người mù chữ tiếp tục tăng cao. UNESCO cho rằng nếu không có sự can thiệp quyết liệt và quyết định để cải thiện tình hình, con số 759 triệu người mù chữ hiện nay sẽ không được cải thiện.
Xóa mù chữ cần là mục tiêu trung tâm của chương trình quốc tế đầy tham vọng là phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người vào năm 2015. Mù chữ gắn liền với các thách thức xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về thu nhập, không tôn trọng quyền con người và người nghèo bị gạt khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Xóa mù chữ giúp con người tiếp cận nhiều cơ hội mới để phát triển và tham gia vào xã hội với những cách thức mới.
UNESCO ghi nhận nhiều nước trên thế giới đã có những nỗ lực lớn để xóa mù chữ, vì mù chữ và nghèo đói là hai vòng luẩn quẩn ràng buộc lẫn nhau khó phá vỡ để phát triển. Các chương trình xóa mù chữ cần được hoạch định tốt để phá vỡ vòng luẩn quẩn này./.
(TTXVN/Vietnam+)