Trong quý 3/2013, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung giải quyết dứt điểm 63 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.
Sáng 19/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng quý 2/2013 và một số phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong quý 3/2013.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong quý 2/2013, cơ quan này đã ban hành kết luận bảy cuộc thanh tra gồm thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam; việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự; việc hoàn thuế trong hoạt động tạm nhập, tái xuất xăng dầu của Tổng cục Hải quan; việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Bộ Giao thông-Vận tải (giai đoạn 2009-2011); thanh tra vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thanh tra các Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Đề án đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và đa khoa khu vực liên huyện giai đoạn 2008-2010.
Thanh tra Chính phủ cũng xây dựng báo cáo và hoàn thiện kết luận 17 cuộc thanh tra, tiếp tục tiến hành 9 cuộc thanh tra.
Qua kết luận thanh tra tại Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 105,8 tỷ đồng là các khoản về thuế do Tập đoàn và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền hơn 4.900 tỷ đồng gồm các khoản nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng, giá trị dịch vụ viễn thông công ích chưa thanh toán, các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển không đúng quy định, chênh lệch do xác định lại giá trị công ty, chênh lệch lợi nhuận sau thuế chia theo vốn nhà nước…
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có vi phạm.
Trong quý 2/2013, Thanh tra các bộ, ngành và địa phương tiến hành 2.270 cuộc thanh tra hành chính, đã kết thúc thanh tra trực tiếp 1.656 cuộc.
Tổng hợp kết quả từ các cuộc thanh tra đã kết luận phát hiện vi phạm với số tiền 984 tỷ đồng, 448,4ha đất; kiến nghị thu hồi 143 tỷ đồng và 397,19ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 330 tập thể, 716 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét 42 vụ.
Lực lượng thanh tra chuyên ngành đã tiến hành trên 74.600 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của hơn 211.900 tổ chức, cá nhân, phát hiện 110.000 tổ chức, cá nhân có vi phạm, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 2.621 tỷ đồng.
Các công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế… đạt kết quả tích cực. Tính đến 30/5, cả nước đã rà soát toàn bộ 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã xem xét, giải quyết 465 vụ việc.
Hiện còn 63 vụ việc chưa giải quyết dứt điểm do tính chất phức tạp, nhiều vụ liên quan đến cơ chế, chính sách, cần phải có thời gian nghiên cứu và tính thống nhất cao giữa các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xem xét, giải quyết dứt điểm.
Theo thống kê ban đầu, thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, các ngành, các cấp và địa phương đã giải quyết, khôi phục quyền lợi và hỗ trợ công dân 316,29 tỷ đồng; 33,27ha đất sản xuất; 0,78ha đất ở; 24 nền nhà tái định cư.
Trong quý 3/2013, Thanh tra Chính phủ tập trung giải quyết dứt điểm 63 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài và chuyển sang kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khác phát sinh; ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc, tiếp tục triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiện vi phạm. Ngành thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến thanh tra việc hoàn thuế xăng dầu, thanh tra thị trường vàng và chứng khoán, Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 và thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết qua thanh tra Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cao trong thực hiện Đề án, trực tiếp góp phần vào cải thiện điều kiện giảng dạy, sinh hoạt của giáo viên vùng sâu, vùng xa.
Đề án đã đưa ra những mục tiêu tương đối cao và nhiều đề xuất chưa sát với thực tế nên có những điểm chưa đạt. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư, đề án định mức cũng có những sai phạm.
Cơ quan này sẽ công bố kết luận thanh tra vào đầu tháng Tám, sau khi có ý kiến chính thức của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo ông Ngô Văn Khánh, thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan này đã phát hiện sai phạm trên cả ba nội dung: hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản.
Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với cơ quan công an để nhận định, đánh giá cho đúng, sát thực, đưa ra các giải pháp kiến nghị xử lý nghiêm minh nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, không để xảy ra các tác động tiêu cực./.
Sáng 19/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng quý 2/2013 và một số phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong quý 3/2013.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong quý 2/2013, cơ quan này đã ban hành kết luận bảy cuộc thanh tra gồm thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam; việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự; việc hoàn thuế trong hoạt động tạm nhập, tái xuất xăng dầu của Tổng cục Hải quan; việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Bộ Giao thông-Vận tải (giai đoạn 2009-2011); thanh tra vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thanh tra các Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Đề án đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và đa khoa khu vực liên huyện giai đoạn 2008-2010.
Thanh tra Chính phủ cũng xây dựng báo cáo và hoàn thiện kết luận 17 cuộc thanh tra, tiếp tục tiến hành 9 cuộc thanh tra.
Qua kết luận thanh tra tại Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 105,8 tỷ đồng là các khoản về thuế do Tập đoàn và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền hơn 4.900 tỷ đồng gồm các khoản nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng, giá trị dịch vụ viễn thông công ích chưa thanh toán, các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển không đúng quy định, chênh lệch do xác định lại giá trị công ty, chênh lệch lợi nhuận sau thuế chia theo vốn nhà nước…
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có vi phạm.
Trong quý 2/2013, Thanh tra các bộ, ngành và địa phương tiến hành 2.270 cuộc thanh tra hành chính, đã kết thúc thanh tra trực tiếp 1.656 cuộc.
Tổng hợp kết quả từ các cuộc thanh tra đã kết luận phát hiện vi phạm với số tiền 984 tỷ đồng, 448,4ha đất; kiến nghị thu hồi 143 tỷ đồng và 397,19ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 330 tập thể, 716 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét 42 vụ.
Lực lượng thanh tra chuyên ngành đã tiến hành trên 74.600 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của hơn 211.900 tổ chức, cá nhân, phát hiện 110.000 tổ chức, cá nhân có vi phạm, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 2.621 tỷ đồng.
Các công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, xây dựng thể chế… đạt kết quả tích cực. Tính đến 30/5, cả nước đã rà soát toàn bộ 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã xem xét, giải quyết 465 vụ việc.
Hiện còn 63 vụ việc chưa giải quyết dứt điểm do tính chất phức tạp, nhiều vụ liên quan đến cơ chế, chính sách, cần phải có thời gian nghiên cứu và tính thống nhất cao giữa các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xem xét, giải quyết dứt điểm.
Theo thống kê ban đầu, thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, các ngành, các cấp và địa phương đã giải quyết, khôi phục quyền lợi và hỗ trợ công dân 316,29 tỷ đồng; 33,27ha đất sản xuất; 0,78ha đất ở; 24 nền nhà tái định cư.
Trong quý 3/2013, Thanh tra Chính phủ tập trung giải quyết dứt điểm 63 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài và chuyển sang kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khác phát sinh; ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc, tiếp tục triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiện vi phạm. Ngành thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến thanh tra việc hoàn thuế xăng dầu, thanh tra thị trường vàng và chứng khoán, Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 và thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết qua thanh tra Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 cho thấy các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cao trong thực hiện Đề án, trực tiếp góp phần vào cải thiện điều kiện giảng dạy, sinh hoạt của giáo viên vùng sâu, vùng xa.
Đề án đã đưa ra những mục tiêu tương đối cao và nhiều đề xuất chưa sát với thực tế nên có những điểm chưa đạt. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư, đề án định mức cũng có những sai phạm.
Cơ quan này sẽ công bố kết luận thanh tra vào đầu tháng Tám, sau khi có ý kiến chính thức của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo ông Ngô Văn Khánh, thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan này đã phát hiện sai phạm trên cả ba nội dung: hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản.
Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với cơ quan công an để nhận định, đánh giá cho đúng, sát thực, đưa ra các giải pháp kiến nghị xử lý nghiêm minh nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, không để xảy ra các tác động tiêu cực./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)