Tham gia hội thảo “Kiến trúc hiệu quả năng lượng” do Bộ Xây dựng phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (ECC-HCMC) tổ chức ngày 27/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng trong và ngoài nước đã phân tích hiện trạng cũng như đưa ra nhiều giải pháp về công nghệ, thiết kế kiến trúc của các tòa nhà tại Việt Nam.
Các kiến trúc sư cũng chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng đảm bảo cho công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện tăng trưởng xanh và bền vững.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC-HCM, trong cơ cấu sử dụng năng lượng tại Việt Nam, công trình tòa nhà chiếm 35-40% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước.
Trong khi tốc độ tăng trưởng xây dựng của Việt Nam tăng bình quân 15%/năm, các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị được xây dựng ngày càng nhiều đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, vấn đề sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả tại các công trình, kiến trúc đang là bài toán nan giải hiện nay.
Ông Xavier Pinchart, Tổng giám đốc Khu vực Đông Nam Á thuộc Công ty Tư vấn thiết kế cơ điện Boydens Engineering (Bỉ) cho rằng khi xây dựng các tòa nhà cần tối ưu hóa tương tác giữa tòa nhà với lưới điện, môi trường xung quanh, thành phố, sản xuất, môi trường.
Bên cạnh đó cần lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng, lựa chọn công nghệ làm mát và kính, thống nhất về thiết kế và xây dựng, xây dựng mô hình tòa nhà tại chính trong môi trường xung quanh, sử dụng ánh sáng trực tiếp và gián tiếp, tối ưu hóa sự cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng bức xạ mặt trời.
Theo ông Phạm Huy Phong, Phó giám đốc ECC-HCM, trong cơ cấu tiêu thụ điện ở các tòa nhà công sở, trung tâm thương mại hay khách sạn thì máy lạnh chiếm đến 75,9%, tiếp đó là đèn chiếu sáng (11,5%). Hiện nay nhiều chủ đầu tư, nhà thiết kế chưa quan tâm đến vấn đề tổn thất năng lượng từ vỏ bọc công trình, trong khi đây lại là tác nhân gây xâm nhập nhiệt lớn.
Thay vào đó cần sử dụng giải pháp chống xâm nhập nhiệt như tường có nhiều lớp cách nhiệt, mái đôi, cần giảm nhiệt thừa hệ thống điều hòa không khí, sử dụng máy đúng chủng loại và hiệu suất cao, sử dụng hệ thống bồn trữ lạnh, sử dụng đèn led, đèn ánh sáng mặt trời, hệ thống bơm nhiệt, vừa nhỏ gọn, chủ động và tiết kiệm năng lượng.
Dưới góc độ thiết kế, kiến trúc sư Trần Khánh Trung nêu giải pháp cần bố trí nội thất hợp lý về cảm thụ nhiệt, sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên, giảm diện tích sàn thừa của công trình, tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua việc tăng diện tích cửa sổ, sử dụng sàn kính để nắng xuyên qua, sử dụng ống dẫn sáng từ sâu bên trên xuống hầm, bố trí đèn gần mặt làm việc.
Tuy nhiên theo kiến trúc sư Trần Khánh Trung, các giải pháp nêu trên cũng chỉ mới giải quyết được 50-70% vấn đề năng lượng của công trình. Thay vào đó, cần thực hiện các giải pháp mang tính ban đầu của công trình như giảm tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn thi công, giai đoạn vận hành và giai đoạn kết thúc. Kèm theo đó là giải pháp quy hoạch như mạng lưới giao thông công cộng phải rộng khắp, quy hoạch khu ở và khu làm việc không quá xa, các trường đại học kèm theo ký túc xá…/.
Các kiến trúc sư cũng chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng đảm bảo cho công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện tăng trưởng xanh và bền vững.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC-HCM, trong cơ cấu sử dụng năng lượng tại Việt Nam, công trình tòa nhà chiếm 35-40% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước.
Trong khi tốc độ tăng trưởng xây dựng của Việt Nam tăng bình quân 15%/năm, các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị được xây dựng ngày càng nhiều đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, vấn đề sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả tại các công trình, kiến trúc đang là bài toán nan giải hiện nay.
Ông Xavier Pinchart, Tổng giám đốc Khu vực Đông Nam Á thuộc Công ty Tư vấn thiết kế cơ điện Boydens Engineering (Bỉ) cho rằng khi xây dựng các tòa nhà cần tối ưu hóa tương tác giữa tòa nhà với lưới điện, môi trường xung quanh, thành phố, sản xuất, môi trường.
Bên cạnh đó cần lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng, lựa chọn công nghệ làm mát và kính, thống nhất về thiết kế và xây dựng, xây dựng mô hình tòa nhà tại chính trong môi trường xung quanh, sử dụng ánh sáng trực tiếp và gián tiếp, tối ưu hóa sự cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng bức xạ mặt trời.
Theo ông Phạm Huy Phong, Phó giám đốc ECC-HCM, trong cơ cấu tiêu thụ điện ở các tòa nhà công sở, trung tâm thương mại hay khách sạn thì máy lạnh chiếm đến 75,9%, tiếp đó là đèn chiếu sáng (11,5%). Hiện nay nhiều chủ đầu tư, nhà thiết kế chưa quan tâm đến vấn đề tổn thất năng lượng từ vỏ bọc công trình, trong khi đây lại là tác nhân gây xâm nhập nhiệt lớn.
Thay vào đó cần sử dụng giải pháp chống xâm nhập nhiệt như tường có nhiều lớp cách nhiệt, mái đôi, cần giảm nhiệt thừa hệ thống điều hòa không khí, sử dụng máy đúng chủng loại và hiệu suất cao, sử dụng hệ thống bồn trữ lạnh, sử dụng đèn led, đèn ánh sáng mặt trời, hệ thống bơm nhiệt, vừa nhỏ gọn, chủ động và tiết kiệm năng lượng.
Dưới góc độ thiết kế, kiến trúc sư Trần Khánh Trung nêu giải pháp cần bố trí nội thất hợp lý về cảm thụ nhiệt, sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên, giảm diện tích sàn thừa của công trình, tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua việc tăng diện tích cửa sổ, sử dụng sàn kính để nắng xuyên qua, sử dụng ống dẫn sáng từ sâu bên trên xuống hầm, bố trí đèn gần mặt làm việc.
Tuy nhiên theo kiến trúc sư Trần Khánh Trung, các giải pháp nêu trên cũng chỉ mới giải quyết được 50-70% vấn đề năng lượng của công trình. Thay vào đó, cần thực hiện các giải pháp mang tính ban đầu của công trình như giảm tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn thi công, giai đoạn vận hành và giai đoạn kết thúc. Kèm theo đó là giải pháp quy hoạch như mạng lưới giao thông công cộng phải rộng khắp, quy hoạch khu ở và khu làm việc không quá xa, các trường đại học kèm theo ký túc xá…/.
Trần Xuân Tình (TTXVN)