Liên quan đến vấn đề dư luận đang rất quan tâm là tình trạng “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình, những ngày qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều cuộc họp với các đơn vị để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa kết luận về việc quản lý hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. Theo đánh giá, bến xe Mỹ Đình quá tải, gây ra tình trạng mất trật tự, dẫn tới khó khăn cho các phương tiện hoạt động và hành khách đi lại.
Nguyên nhân chính là do tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng khách tăng cao; cơ chế phân luồng phân tuyến còn thiếu chặt chẽ, chưa khoa học; nguồn lực đầu tư các bến mới hạn hẹp nên các bến cũ không có khả năng đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được nghiên cứu điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển. Đặc biệt, công tác quản lý còn thiếu tập trung, còn có lúc buông lỏng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị cần có giải pháp tối ưu đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân ổn định, thuận lợi, không bị ngưng trệ. Các đơn vị phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc đầu tư các bến xe liên tỉnh, mạng lưới giao thông kết nối các bến xe theo hướng Đông-Tây-Nam-Bắc phải thực hiện theo lộ trình phù hợp, đảm bảo tính khả thi, có biện pháp trước mắt và lâu dài.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý các tuyến như Quốc lộ 1, Quốc lộ 1B đi vào bến xe Gia Lâm; các tuyến đi theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 đi vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo hướng quốc lộ 32 đi vào bến xe Mỹ Đình; các tuyến phía Nam đi theo hướng quốc lộ 1, đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (từ Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) đi vào các bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm; nếu các bến xe không đủ điều kiện bố trí thì Sở Giao thông Vận tải đề xuất địa điểm đầu tư mới hoặc tạm thời.
Các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện ngay việc điều chuyển 52 phương tiện (các chủ xe đã có cam kết), tuyến xe từ Hòa Bình về bến xe Yên Nghĩa; điều chuyển có lộ trình hợp lý các phương tiện còn lại; sắp xếp hợp lý các diện tích sử dụng các bến xe Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, bãi xe phía sau bến Mỹ Đình để tổ chức hoạt động chung, điều hành thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt.
Tổng Công ty vận tải Hà Nội tổ chức thực hiện mở rộng bến xe Mỹ Đình theo hướng quy hoạch với diện tích 1,3ha sau bến xe Mỹ Đình. Trong trường hợp chủ sử dụng đất có nhu cầu cùng đầu tư thì cần có cơ chế góp vốn phù hợp với Tổng Công ty để triển khai dự án.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nghiên cứu, lập dự án và đầu tư xây dựng bến xe tại bãi đỗ xe khu vực nút giao đường Pháp Vân-Vành đai 3 (diện tích khoảng 6ha) để đón trả khách các tuyến xe từ phía Nam ra theo quốc lộ 1 và tuyến theo quốc lộ 5 và không xây dựng công trình kiến trúc cao tầng; lập dự án đầu tư xây dựng bến xe tiêu chuẩn cấp 2 hoặc cấp 3 tại khu vực Hồ điều hòa kết hợp công viên cây xanh (km1 đường Bắc Thăng Long-Nội Bài), đón trả khách các tuyến xe theo hướng quốc lộ 2, quốc lộ 3.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép áp dụng cơ chế đặc thù và cải cách thủ tục hành chính để các dự án triển khai đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2013.
Vị trí bãi đỗ xe Đền Lừ chỉ làm bãi đỗ xe tĩnh kết hợp bãi đỗ xe trung chuyển hàng hóa, không chuyển đổi sang các chức năng khác, kể cả bổ sung hoạt động thương mại.
Vị trí Depot (điểm đón) xe buýt Nam Thăng Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Tổng Công ty vận tải Hà Nội tổ chức sắp xếp hợp lý, chuyển một phần chức năng depot xe buýt sang làm nơi đón trả khách các tuyến theo hướng quốc lộ 2, quốc lộ 3, giảm tải cho bến xe Mỹ Đình; tổ chức trung chuyển khách bằng các tuyến buýt bến nối bến, tạo thuận lợi cho việc đi lại của hành khách./.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa kết luận về việc quản lý hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. Theo đánh giá, bến xe Mỹ Đình quá tải, gây ra tình trạng mất trật tự, dẫn tới khó khăn cho các phương tiện hoạt động và hành khách đi lại.
Nguyên nhân chính là do tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng khách tăng cao; cơ chế phân luồng phân tuyến còn thiếu chặt chẽ, chưa khoa học; nguồn lực đầu tư các bến mới hạn hẹp nên các bến cũ không có khả năng đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được nghiên cứu điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển. Đặc biệt, công tác quản lý còn thiếu tập trung, còn có lúc buông lỏng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị cần có giải pháp tối ưu đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân ổn định, thuận lợi, không bị ngưng trệ. Các đơn vị phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc đầu tư các bến xe liên tỉnh, mạng lưới giao thông kết nối các bến xe theo hướng Đông-Tây-Nam-Bắc phải thực hiện theo lộ trình phù hợp, đảm bảo tính khả thi, có biện pháp trước mắt và lâu dài.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý các tuyến như Quốc lộ 1, Quốc lộ 1B đi vào bến xe Gia Lâm; các tuyến đi theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 đi vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo hướng quốc lộ 32 đi vào bến xe Mỹ Đình; các tuyến phía Nam đi theo hướng quốc lộ 1, đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (từ Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) đi vào các bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm; nếu các bến xe không đủ điều kiện bố trí thì Sở Giao thông Vận tải đề xuất địa điểm đầu tư mới hoặc tạm thời.
Các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện ngay việc điều chuyển 52 phương tiện (các chủ xe đã có cam kết), tuyến xe từ Hòa Bình về bến xe Yên Nghĩa; điều chuyển có lộ trình hợp lý các phương tiện còn lại; sắp xếp hợp lý các diện tích sử dụng các bến xe Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, bãi xe phía sau bến Mỹ Đình để tổ chức hoạt động chung, điều hành thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt.
Tổng Công ty vận tải Hà Nội tổ chức thực hiện mở rộng bến xe Mỹ Đình theo hướng quy hoạch với diện tích 1,3ha sau bến xe Mỹ Đình. Trong trường hợp chủ sử dụng đất có nhu cầu cùng đầu tư thì cần có cơ chế góp vốn phù hợp với Tổng Công ty để triển khai dự án.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nghiên cứu, lập dự án và đầu tư xây dựng bến xe tại bãi đỗ xe khu vực nút giao đường Pháp Vân-Vành đai 3 (diện tích khoảng 6ha) để đón trả khách các tuyến xe từ phía Nam ra theo quốc lộ 1 và tuyến theo quốc lộ 5 và không xây dựng công trình kiến trúc cao tầng; lập dự án đầu tư xây dựng bến xe tiêu chuẩn cấp 2 hoặc cấp 3 tại khu vực Hồ điều hòa kết hợp công viên cây xanh (km1 đường Bắc Thăng Long-Nội Bài), đón trả khách các tuyến xe theo hướng quốc lộ 2, quốc lộ 3.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép áp dụng cơ chế đặc thù và cải cách thủ tục hành chính để các dự án triển khai đưa vào khai thác sử dụng vào cuối năm 2013.
Vị trí bãi đỗ xe Đền Lừ chỉ làm bãi đỗ xe tĩnh kết hợp bãi đỗ xe trung chuyển hàng hóa, không chuyển đổi sang các chức năng khác, kể cả bổ sung hoạt động thương mại.
Vị trí Depot (điểm đón) xe buýt Nam Thăng Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố giao Tổng Công ty vận tải Hà Nội tổ chức sắp xếp hợp lý, chuyển một phần chức năng depot xe buýt sang làm nơi đón trả khách các tuyến theo hướng quốc lộ 2, quốc lộ 3, giảm tải cho bến xe Mỹ Đình; tổ chức trung chuyển khách bằng các tuyến buýt bến nối bến, tạo thuận lợi cho việc đi lại của hành khách./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)