Ngày 13/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội càphê-cacao Việt Nam đã phối hợp cùng với tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Phát triển càphê Buôn Ma Thuột, càphê Việt Nam bền vững.
Tại hội thảo, báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành về càphê trong, ngoài nước đều tập trung hướng tới việc đề xuất các cơ chế, chính sách, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát triển càphê theo hướng bền vững, từng bước khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của càphê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, cả nước có trên 540.000ha càphê, với sản lượng mỗi năm trên 1 triệu tấn càphê nhân. Việt Nam đã trở thành nước có sản lượng càphê xuất khẩu xếp hàng thứ hai trên thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu càphê vối.
Hằng năm, ngành càphê cả nước không những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (chiếm khoảng 2% GDP) mà còn là nguồn thu chủ yếu của 540.000 hộ gia đình nông dân trồng càphê, với trên 1,6 triệu lao động góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, nơi chiếm trên 90% diện tích càphê của cả nước.
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu càphê của cả nước luôn tiềm ẩn bất ổn. Nếu như niên vụ càphê 2008-2009 được mùa, với lượng xuất khẩu trên 1,17 triệu tấn càphê nhân, kim ngạch đạt trên 1,942 tỷ USD, thì niên vụ 2009-2010 sản lượng sản xuất chỉ đạt 1,04 triệu tấn.
Kỹ thuật thâm canh, chăm sóc vườn cây càphê chưa được người dân quan tâm đúng mức, tình trạng bón phân, tưới nước quá mức, không trồng cây che bóng, hái tuốt cành vẫn phổ biến. Diện tích càphê có chứng chỉ sản xuất bền vững còn quá thấp, mới chiếm 10% trong tổng diện tích càphê của cả nước. Việc mua bán càphê vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp mua bán trong nước chủ yếu qua thương lái, với tiêu chuẩn tự thỏa thuận.
Sản xuất càphê của Việt Nam trong những năm đến được dự báo có những diễn biến bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, trong khi đó, ngành càphê Việt Nam chưa thực sự có bước tiến trong việc tạo lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, còn bị động trước những thay đổi của thị trường./.
Tại hội thảo, báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành về càphê trong, ngoài nước đều tập trung hướng tới việc đề xuất các cơ chế, chính sách, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phát triển càphê theo hướng bền vững, từng bước khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của càphê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, cả nước có trên 540.000ha càphê, với sản lượng mỗi năm trên 1 triệu tấn càphê nhân. Việt Nam đã trở thành nước có sản lượng càphê xuất khẩu xếp hàng thứ hai trên thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu càphê vối.
Hằng năm, ngành càphê cả nước không những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (chiếm khoảng 2% GDP) mà còn là nguồn thu chủ yếu của 540.000 hộ gia đình nông dân trồng càphê, với trên 1,6 triệu lao động góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, nơi chiếm trên 90% diện tích càphê của cả nước.
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu càphê của cả nước luôn tiềm ẩn bất ổn. Nếu như niên vụ càphê 2008-2009 được mùa, với lượng xuất khẩu trên 1,17 triệu tấn càphê nhân, kim ngạch đạt trên 1,942 tỷ USD, thì niên vụ 2009-2010 sản lượng sản xuất chỉ đạt 1,04 triệu tấn.
Kỹ thuật thâm canh, chăm sóc vườn cây càphê chưa được người dân quan tâm đúng mức, tình trạng bón phân, tưới nước quá mức, không trồng cây che bóng, hái tuốt cành vẫn phổ biến. Diện tích càphê có chứng chỉ sản xuất bền vững còn quá thấp, mới chiếm 10% trong tổng diện tích càphê của cả nước. Việc mua bán càphê vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp mua bán trong nước chủ yếu qua thương lái, với tiêu chuẩn tự thỏa thuận.
Sản xuất càphê của Việt Nam trong những năm đến được dự báo có những diễn biến bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, trong khi đó, ngành càphê Việt Nam chưa thực sự có bước tiến trong việc tạo lập một hệ thống sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, còn bị động trước những thay đổi của thị trường./.
Quang Huy-Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)