Ngày 10/8, Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” được tổ chức tại Hà Nội. Sư kiện do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch, từ đó đi đến thống nhất về quan niệm, yêu cầu và các nguyên tắc của dịch thuật văn học; đồng thời ghi nhận nhiều đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch thuật văn học và phát triển đội ngũ dịch giả.
Tham dự hội thảo, các đại biểu cùng nhau bàn luận, trao đổi trực tiếp các vấn đề: Vị trí, vai trò của dịch thuật văn học; những yêu cầu và nguyên tắc của dịch thuật văn học là gì; tính sáng tạo trong dịch thuật phải được hiểu như thế nào; đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của văn học Việt Nam trong mười năm qua; làm thế nào để phát triển đội ngũ dịch giả?
Ông Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng văn học dịch ở Việt Nam đã và đang phát triển sôi động, thu được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào nền văn học nước nhà, góp phần thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên văn học dịch thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi. Đó là sức ép cho sáng tác văn học nói chung cho dịch thuật văn học nói riêng và cũng là cơ hội để các nhà văn, dịch giả nâng cao trình độ chuyên môn.
Để văn học dịch tác động tích cực, hiệu quả hơn đến tiến trình cách tân đúng hướng của văn chương trong nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt kiến nghị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nắm lại trách nhiệm với việc định hướng sách dịch hiện nay, tạo ra một quỹ để mua, thẩm định các sách cần dịch, lập nên một trung tâm tư vấn hoặc một cơ quan thẩm định về mặt dịch thuật. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng song song với việc dịch tác phẩm nước ngoài, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc giới thiệu hệ thống, có bài bản văn học trong nước ra nước ngoài…
Tạo cơ hội phát triển cho văn học dịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh vấn đề cấp bách nhất hiện nay liên quan đến cải tiến chất lượng dịch thuật và phân bổ đủ sức lực, chất xám… là phải quan tâm hết sức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người dịch cao cấp của ít nhất 6 ngoại ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Arập.
Cùng chung quan điểm trên, dịch giả, Nhà giáo ưu tú Lê Đức Mẫn chia sẻ: Gần đây dịch thuật được quan tâm hơn. Chúng ta đã tổ chức “Hội nghị quốc tế giới thiệu về văn học Việt Nam”, thành lập Quỹ quảng bá văn học Việt Nam - văn học Nga. Ý tưởng về một trung tâm dịch thuật cũng đã được nhen nhóm… Song vấn đề mà chúng tôi quan tâm hiện nay là tình trạng thiếu hụt người dịch. Giải quyết vấn đề trên, dịch giả Lê Đức Mẫn đưa ra câu hỏi: Chúng ta đã có trường đào tạo viết văn, tại sao lại không có trường đào tạo dịch giả?./.
Tham dự hội thảo, các đại biểu cùng nhau bàn luận, trao đổi trực tiếp các vấn đề: Vị trí, vai trò của dịch thuật văn học; những yêu cầu và nguyên tắc của dịch thuật văn học là gì; tính sáng tạo trong dịch thuật phải được hiểu như thế nào; đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của văn học Việt Nam trong mười năm qua; làm thế nào để phát triển đội ngũ dịch giả?
Ông Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng văn học dịch ở Việt Nam đã và đang phát triển sôi động, thu được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào nền văn học nước nhà, góp phần thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên văn học dịch thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi. Đó là sức ép cho sáng tác văn học nói chung cho dịch thuật văn học nói riêng và cũng là cơ hội để các nhà văn, dịch giả nâng cao trình độ chuyên môn.
Để văn học dịch tác động tích cực, hiệu quả hơn đến tiến trình cách tân đúng hướng của văn chương trong nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt kiến nghị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nắm lại trách nhiệm với việc định hướng sách dịch hiện nay, tạo ra một quỹ để mua, thẩm định các sách cần dịch, lập nên một trung tâm tư vấn hoặc một cơ quan thẩm định về mặt dịch thuật. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng song song với việc dịch tác phẩm nước ngoài, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc giới thiệu hệ thống, có bài bản văn học trong nước ra nước ngoài…
Tạo cơ hội phát triển cho văn học dịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh vấn đề cấp bách nhất hiện nay liên quan đến cải tiến chất lượng dịch thuật và phân bổ đủ sức lực, chất xám… là phải quan tâm hết sức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người dịch cao cấp của ít nhất 6 ngoại ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Arập.
Cùng chung quan điểm trên, dịch giả, Nhà giáo ưu tú Lê Đức Mẫn chia sẻ: Gần đây dịch thuật được quan tâm hơn. Chúng ta đã tổ chức “Hội nghị quốc tế giới thiệu về văn học Việt Nam”, thành lập Quỹ quảng bá văn học Việt Nam - văn học Nga. Ý tưởng về một trung tâm dịch thuật cũng đã được nhen nhóm… Song vấn đề mà chúng tôi quan tâm hiện nay là tình trạng thiếu hụt người dịch. Giải quyết vấn đề trên, dịch giả Lê Đức Mẫn đưa ra câu hỏi: Chúng ta đã có trường đào tạo viết văn, tại sao lại không có trường đào tạo dịch giả?./.
Mỹ Bình (TTXVN)