Ngày 9/7, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã cảnh báo các luật về trừng phạt và phân biệt đối xử cũng như những lạm dụng về quyền con người trong cuộc chiến chống HIV/AIDS đã làm nhiều người nhiễm HIV phải trả giá bằng cuộc sống của họ, nhiều nguồn tài chính bị lãng phí và phản ứng toàn cầu chống căn bệnh thế kỷ này bị vô hiệu hóa.
Cải tổ những luật này và tôn trọng các quyền cơ bản của con người cần được thúc đẩy trên toàn cầu để tăng cường hiệu quả của phản ứng toàn cầu chống HIV/AIDS.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo “HIV và luật pháp: Nguy cơ, các quyền của con người và sức khỏe” của Ủy ban toàn cầu về HIV và luật pháp (GCHL) vừa được công bố nêu rõ các chính phủ trên thế giới đã lãng phí sức mạnh của hệ thống luật pháp trong cuộc chiến toàn cầu chống HIV/AIDS.
Bà Helen Clark, Quản trị trưởng UNDP, khẳng định trong Tuyên bố chính trị năm 2011 về HIV/AIDS, các nước đã cam kết xem xét lại các luật và chính sách đang cản trở hiệu quả của phản ứng toàn cầu trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Các luật và những tập quán tha thứ về pháp lý đối với bạo hành phụ nữ đã làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng giới và làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ trước HIV. Một số luật và chính sách về sở hữu tri thức không nhất quán với luật quốc tế về quyền con người và gây trở ngại cho quyền tiếp cận các giải pháp ngăn ngừa và điều trị cứu sống người nhiễm HIV. Các luật về hình sự hóa việc lây nhiễm HIV, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không khuyến khích người nhiễm HIV đi xét nghiệm và điều trị bệnh. Một trong những đóng góp quan trọng của báo cáo mới nhất của GCHL là cảnh báo và thúc đẩy quá trình duyệt xét lại và thay đổi chính sách đối với HIV/AIDS ở nhiều nước.
UNDP và UNAIDS nêu rõ rằng dựa trên những nghiên cứu sâu rộng và những kết quả thu thập trực tiếp ở hơn 140 nước trên thế giới, báo cáo của GCHL cho thấy hơn 60 nước coi hành động đặt người khác vào nguy cơ hoặc làm họ lây nhiễm HIV là tội phạm, 78 nước hình sự hóa hành động tình dục đồng giới, hơn 100 nước hình sự hóa một số hành động kinh doanh tình dục.
Báo cáo nhấn mạnh trong 3 thập kỷ qua, những phát minh khoa học và nhiều tỷ USD đầu tư đã tăng cường rất lớn khả năng ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS, tuy nhiên, việc thực thi các luật không thích hợp đã làm lãng phí lớn nguồn đầu tư này và phá hoại những thành tựu đã đạt được trong cuộc chiến chống HIV/AIDS trên toàn cầu.
Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước ban hành các luật dựa trên những chứng cứ khoa học, các quyền cơ bản của con người và y tế công để thúc đẩy việc thực thi những luật có hiệu quả chống HIV/AIDS, đặc biệt là các luật chống bạo hành phụ nữ, tăng cường giáo dục sức khỏe và các dịch vụ tình dục cho thanh thiếu niên, luật về y tế công và thực thi các quyền cơ bản của con người. Các chính phủ trên thế giới có trách nhiệm thúc đẩy những hành động loại bỏ các luật bắt nguồn từ sự thờ ơ vô trách nhiệm và sự bất khoan dung để tăng cường hiệu quả của phản ứng toàn cầu ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS./.
Cải tổ những luật này và tôn trọng các quyền cơ bản của con người cần được thúc đẩy trên toàn cầu để tăng cường hiệu quả của phản ứng toàn cầu chống HIV/AIDS.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo “HIV và luật pháp: Nguy cơ, các quyền của con người và sức khỏe” của Ủy ban toàn cầu về HIV và luật pháp (GCHL) vừa được công bố nêu rõ các chính phủ trên thế giới đã lãng phí sức mạnh của hệ thống luật pháp trong cuộc chiến toàn cầu chống HIV/AIDS.
Bà Helen Clark, Quản trị trưởng UNDP, khẳng định trong Tuyên bố chính trị năm 2011 về HIV/AIDS, các nước đã cam kết xem xét lại các luật và chính sách đang cản trở hiệu quả của phản ứng toàn cầu trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Các luật và những tập quán tha thứ về pháp lý đối với bạo hành phụ nữ đã làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng giới và làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ trước HIV. Một số luật và chính sách về sở hữu tri thức không nhất quán với luật quốc tế về quyền con người và gây trở ngại cho quyền tiếp cận các giải pháp ngăn ngừa và điều trị cứu sống người nhiễm HIV. Các luật về hình sự hóa việc lây nhiễm HIV, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không khuyến khích người nhiễm HIV đi xét nghiệm và điều trị bệnh. Một trong những đóng góp quan trọng của báo cáo mới nhất của GCHL là cảnh báo và thúc đẩy quá trình duyệt xét lại và thay đổi chính sách đối với HIV/AIDS ở nhiều nước.
UNDP và UNAIDS nêu rõ rằng dựa trên những nghiên cứu sâu rộng và những kết quả thu thập trực tiếp ở hơn 140 nước trên thế giới, báo cáo của GCHL cho thấy hơn 60 nước coi hành động đặt người khác vào nguy cơ hoặc làm họ lây nhiễm HIV là tội phạm, 78 nước hình sự hóa hành động tình dục đồng giới, hơn 100 nước hình sự hóa một số hành động kinh doanh tình dục.
Báo cáo nhấn mạnh trong 3 thập kỷ qua, những phát minh khoa học và nhiều tỷ USD đầu tư đã tăng cường rất lớn khả năng ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS, tuy nhiên, việc thực thi các luật không thích hợp đã làm lãng phí lớn nguồn đầu tư này và phá hoại những thành tựu đã đạt được trong cuộc chiến chống HIV/AIDS trên toàn cầu.
Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước ban hành các luật dựa trên những chứng cứ khoa học, các quyền cơ bản của con người và y tế công để thúc đẩy việc thực thi những luật có hiệu quả chống HIV/AIDS, đặc biệt là các luật chống bạo hành phụ nữ, tăng cường giáo dục sức khỏe và các dịch vụ tình dục cho thanh thiếu niên, luật về y tế công và thực thi các quyền cơ bản của con người. Các chính phủ trên thế giới có trách nhiệm thúc đẩy những hành động loại bỏ các luật bắt nguồn từ sự thờ ơ vô trách nhiệm và sự bất khoan dung để tăng cường hiệu quả của phản ứng toàn cầu ngăn ngừa và điều trị HIV/AIDS./.
(TTXVN)