Giải mã sự trỗi dậy nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc

Sự trỗi dậy nhanh chóng về kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Tuy nhiên, lý do đằng sau sự thành công của nước này thường bị hiểu lầm và giải thích sai.
Giải mã sự trỗi dậy nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc ảnh 1Dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng chai tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 21/6/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng project-syndicate.org đưa tin sự trỗi dậy nhanh chóng về kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Tuy nhiên, lý do đằng sau sự thành công của nước này thường bị hiểu lầm và giải thích sai.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc chủ yếu được cho là do chủ nghĩa tư bản nhà nước, theo đó chính phủ - vốn “cai quản” khối tài sản khổng lồ - có thể theo đuổi một chính sách công nghiệp trên diện rộng và can thiệp để giảm thiểu rủi ro.

Từ đó, thành công đầu tiên và quan trọng nhất của Trung Quốc chính là khả năng “kiểm soát” toàn bộ nền kinh tế của chính phủ.

Cách giải thích này về cơ bản là sai. Đúng là Trung Quốc đã được hưởng lợi từ việc có một chính phủ với khả năng thi hành các chính sách toàn diện và bổ sung một cách hiệu quả.

[Quan hệ Mỹ-Trung: Tham vọng chính trị dẫn dẫn đến hệ lụy kinh tế]

Ngoài ra, với việc giới lãnh đạo nước này không phải trải qua các kỳ bầu cử giống như các nền dân chủ phương Tây, sự lãnh đạo trung tâm của Trung Quốc có thể gắn kết vào các kế hoạch dài hạn toàn diện và có tầm vóc, điển hình là các kế hoạch 5 năm của nước này.

Hơn nữa, sức mạnh của nhà nước Trung Quốc đã chống đỡ cho khả năng thi hành của họ, vốn yếu ớt hơn hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi.

Một nhà nước mạnh mẽ - và sự ổn định chính trị-xã hội mà hệ thống nhà nước này củng cố - là điều cần thiết để Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển.

Tuy nhiên, người ta nói rằng Trung Quốc đang sử dụng kế hoạch dài hạn và khả năng thi hành mạnh mẽ của mình không phải để bám chặt vào chủ nghĩa tư bản nhà nước, mà để thúc đẩy tự do hóa kinh tế và cải cách cơ cấu.

Chính chiến lược dài hạn này - vốn luôn vững chắc bất chấp một số sai lầm và lệch lạc trong ngắn hạn - là trọng tâm chính của đất nước trong một thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Thú vị là các yếu tố cấu thành nên chiến lược này lại xuất phát trực tiếp từ các quốc gia tiên tiến. Trong hơn 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ đã có được chỗ đứng vững chắc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong giới tinh hoa kinh doanh và trí thức của nước này.

Vì vậy, mặc dù Chính phủ Trung Quốc luôn đặt ưu tiên cao cho sự ổn định, song họ cũng đã nỗ lực áp dụng các thực tiễn tốt nhất trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản trị tập thể, tài chính, và quản lý kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, quá trình tự do hóa kinh tế và cải cách cơ cấu này cũng là độc nhất vô nhị của Trung Quốc, đến mức mà nó nhấn mạnh đến sự cạnh tranh và thử nghiệm ở cấp địa phương, từ đó hỗ trợ cho sự đổi mới thể chế từ dưới lên. Kết quả tạo ra là một loại chủ nghĩa liên bang tài chính trên thực tế - và là một động lực mạnh mẽ cho sự chuyển đổi kinh tế.

Những thành quả của phương pháp này là không thể chối bỏ. Trong thập kỷ qua, nhiều đại gia tài chính và công nghệ tư nhân Trung Quốc đã nổi lên và tìm cách trở thành các nhà lãnh đạo toàn cầu trong công cuộc đổi mới.

Danh sách 500 công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới do tạp chí Fortune bình chọn (Fortune Global 500) trong năm 2019 - xếp hạng các công ty bằng doanh thu hoạt động - vừa được công bố gần đây bao gồm 129 công ty Trung Quốc, so với Mỹ chỉ là 121 công ty.

Các công ty Trung Quốc lọt vào danh sách này là các công ty thương mại điện tử khổng lồ như Alibaba, JD.com và Tencent, cũng như công ty ứng dụng di động nổi tiếng WeChat.

“Gã khổng lồ” công nghệ Huawei đã tăng 11 bậc kể từ năm ngoái, bất chấp chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chống lại công ty này. Và Xiaomi, một nhà sản xuất điện thoại thông minh vừa tròn 9 tuổi, đã làm nên lịch sử khi trở thành công ty non trẻ nhất lọt vào danh sách này.

Sự vươn mình ngoạn mục của các công ty kể trên - cùng sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh mà họ góp phần thúc đẩy - không nhờ vào các chính sách công nghiệp từ trên xuống, mà nhờ sự tự do hóa kinh tế và đổi mới từ dưới lên.

Vào thời điểm Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng các công cụ tư bản nhà nước - như trợ cấp cho các công ty trong nước và tạo lập các rào cản đối với các công ty nước ngoài - để giành lấy một lợi thế không công bằng, việc nhấn mạnh nước này không công nhận rằng họ chỉ thành công nhờ những chính sách như vậy là điều cần thiết.

Điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nên lưu ý đến các chương trình cải cách còn dang dở. Sau 3 thập kỷ tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hai chữ số, sự chậm lại là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, ngay cả khi chính quyền trung ương Trung Quốc chấp nhận sự suy giảm tăng trưởng hàng năm, họ vẫn phải cảnh giác và vẫn cam kết giải quyết các yếu tố cấu trúc đang tạo ra xu hướng, chẳng hạn như chi phí tài chính gia tăng và sự hoàn vốn giảm.

Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc vẫn phải tiếp tục khuyến khích tinh thần kinh doanh tư nhân và đổi mới (và đã cam kết thực hiện điều đó), đồng thời củng cố hệ thống chủ nghĩa liên bang cạnh tranh. Và họ cũng phải đẩy nhanh tiến trình cải cách quản trị, như đã hứa, để đảm bảo rằng họ có thể theo kịp tự do hóa thị trường hơn nữa.

Trung Quốc đã tiến một bước dài trên con đường cải cách và mở cửa, tuy nhiên, họ không nên đánh giá thấp những thách thức phía trước, giống như một câu ngạn ngữ của Trung Quốc: “Trên chuyến hành trình dài 100 dặm, 90 mới là một nửa mà thôi”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục