Phải chăng giải thưởng Kim Mã lần thứ 46, được công bố tại Đài Loan tối 28/11, đã đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thống trị của các bộ phim bom tấn với kinh phí khổng lồ của điện ảnh Trung Quốc đại lục?
Trong hàng trăm tác phẩm đăng ký tranh giải, các phim có vẻ triển vọng nhất như: "Xích Bích 2", "Thiết Thính Phong Vân" hay "Đế Quốc Kim Tiền"... lại không được lọt vào danh sách chung kết. Theo đó, các diễn viên bạc triệu như Lưu Đức Hoa, Lê Minh, Quách Phú Thành cùng các nhân vật cấp "Thiên vương" khác cũng chỉ có thể đứng ngoài mà ngó vào Kim Mã 2009.
Hai bộ phim kinh phí thấp là "Như mộng" (Like a Dream) và "Không thể không có em" (No Puedo Vivir Sin Ti) dẫn đầu Kim Mã 2009 với 9 đề cử.
Tuy nhiên, trong khi "Như mộng" của đạo diễn Lai Trác Dao - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Australia - phải ra về tay trắng, thì bộ phim tâm lý xã hội đen trắng "Không thể không có em" của đạo diễn Đới Nhẫn Lập đã may mắn hơn giành tới 4 giải thưởng, gồm "phim xuất sắc nhất", "đạo diễn xuất sắc nhất", "kịch bản gốc xuất sắc nhất" và "phim Đài Loan của năm".
Đây là một chiến thắng hiếm gặp của Đài Loan, bởi ngành công nghiệp điện ảnh Hoa ngữ thường bị bao phủ bởi các phim bom tấn với mức kinh phí khổng lồ của Trung Quốc đại lục - nơi vốn có hấp lực khó cưỡng đối với dàn ngôi sao của Hongkong và Đài Loan.
Lần đầu tiên trong lịch sử Kim Mã, giải thưởng "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (hay "Ảnh đế") đã có tới hai chủ nhân. Đó là Huỳnh Bột - đại diện của Trung Quốc đại lục (phim "Đấu ngưu" (Cow) và Trương Gia Huy - đại diện của Hongkong (phim "Nhân chứng" (The Beast Stalker). Tháng 4 vừa qua, Trương Gia Huy cũng giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Hongkong với vai diễn này.
Lý Băng Băng - sứ giả từ Trung Quốc Đại lục đã xuất sắc vượt qua Viên Tuyền và Châu Tấn để giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" (Ảnh hậu), với vai diễn trong phim "Phong thanh” (The Message), một bộ phim tình báo do Tập đoàn truyền thông Huayi Brothers và Hãng phim Thượng Hải sản xuất.
Với vai diễn trong phim “Tâm ma” (At the End of Daybreak), Huệ Anh Hồng cũng đã đoạt ngôi vị "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" tưởng như đã nằm mười mươi trong tay Chương Tử Di (phim "Mai Lan Phương" (Forever Enthralled) của đại diễn Trần Khải Ca). Hạng mục này dành cho nam diễn viên đã thuộc về Vương Học Kỳ (phim "Mai Lan Phương").
Phim "KJ: Music and Life'' của điện ảnh Hongkong đã bất ngờ giành 3 giải thưởng trong đêm trao giải. Đó là "phim tài liệu xuất sắc nhất", "dựng phim xuất sắc nhất" và "hiệu quả âm thanh ấn tượng nhất"./.
Trong hàng trăm tác phẩm đăng ký tranh giải, các phim có vẻ triển vọng nhất như: "Xích Bích 2", "Thiết Thính Phong Vân" hay "Đế Quốc Kim Tiền"... lại không được lọt vào danh sách chung kết. Theo đó, các diễn viên bạc triệu như Lưu Đức Hoa, Lê Minh, Quách Phú Thành cùng các nhân vật cấp "Thiên vương" khác cũng chỉ có thể đứng ngoài mà ngó vào Kim Mã 2009.
Hai bộ phim kinh phí thấp là "Như mộng" (Like a Dream) và "Không thể không có em" (No Puedo Vivir Sin Ti) dẫn đầu Kim Mã 2009 với 9 đề cử.
Tuy nhiên, trong khi "Như mộng" của đạo diễn Lai Trác Dao - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Australia - phải ra về tay trắng, thì bộ phim tâm lý xã hội đen trắng "Không thể không có em" của đạo diễn Đới Nhẫn Lập đã may mắn hơn giành tới 4 giải thưởng, gồm "phim xuất sắc nhất", "đạo diễn xuất sắc nhất", "kịch bản gốc xuất sắc nhất" và "phim Đài Loan của năm".
Đây là một chiến thắng hiếm gặp của Đài Loan, bởi ngành công nghiệp điện ảnh Hoa ngữ thường bị bao phủ bởi các phim bom tấn với mức kinh phí khổng lồ của Trung Quốc đại lục - nơi vốn có hấp lực khó cưỡng đối với dàn ngôi sao của Hongkong và Đài Loan.
Lần đầu tiên trong lịch sử Kim Mã, giải thưởng "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (hay "Ảnh đế") đã có tới hai chủ nhân. Đó là Huỳnh Bột - đại diện của Trung Quốc đại lục (phim "Đấu ngưu" (Cow) và Trương Gia Huy - đại diện của Hongkong (phim "Nhân chứng" (The Beast Stalker). Tháng 4 vừa qua, Trương Gia Huy cũng giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Hongkong với vai diễn này.
Lý Băng Băng - sứ giả từ Trung Quốc Đại lục đã xuất sắc vượt qua Viên Tuyền và Châu Tấn để giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" (Ảnh hậu), với vai diễn trong phim "Phong thanh” (The Message), một bộ phim tình báo do Tập đoàn truyền thông Huayi Brothers và Hãng phim Thượng Hải sản xuất.
Với vai diễn trong phim “Tâm ma” (At the End of Daybreak), Huệ Anh Hồng cũng đã đoạt ngôi vị "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" tưởng như đã nằm mười mươi trong tay Chương Tử Di (phim "Mai Lan Phương" (Forever Enthralled) của đại diễn Trần Khải Ca). Hạng mục này dành cho nam diễn viên đã thuộc về Vương Học Kỳ (phim "Mai Lan Phương").
Phim "KJ: Music and Life'' của điện ảnh Hongkong đã bất ngờ giành 3 giải thưởng trong đêm trao giải. Đó là "phim tài liệu xuất sắc nhất", "dựng phim xuất sắc nhất" và "hiệu quả âm thanh ấn tượng nhất"./.
Danh sách các giải thưởng Kim Mã 2009: - Phim xuất sắc nhất: "Không thể không có em" - Đạo diễn xuất sắc nhất: Đới Nhẫn Lập ("Không thể không có em") - Nam diễn viên xuất sắc nhất: Trương Gia Huy ("Nhân chứng"), Huỳnh Bột ("Đấu ngưu") - Nữ diễn viên xuất sắc nhất: Lý Băng Băng ("Phong thanh") - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất: Vương Học Kỳ ("Mai Lan Phương") - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Huệ Anh Hồng ("Tâm ma") - Kịch bản gốc xuất sắc nhất: Đới Nhẫn Lập, Trần Văn Bân ("Không thể không có em") - Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất: Quan Hổ ("Đấu ngưu") - Kỹ xảo điện ảnh ấn tượng nhất: Phim "City of Life and Death" (Thảm sát ở Nam Kinh) - Hiệu quả hình ảnh ấn tượng nhất: Phim "Crazy Racer" (Tay đua phong cuồng) - Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất: Phim "Liệm" (Face) - Hóa trang và phục trang xuất sắc nhất: Phim "Liệm" (Face) - Chỉ đạo diễn xuất xuất sắc nhất: Sammo Hung, phim "Diệp Vấn" (Ip Man) - Dựng phim xuất sắc nhất: Phim "KJ: Music and Life" - Hiệu quả âm thanh xuất sắc nhất: "KJ: Music and Life" - Phim gốc thành công nhất: "The Equation of Love and Death" (Suy đoán của Lý Mễ) - Phim tài liệu xuất sắc nhất: "KJ: Music and Life" - Thành tựu trọn đời: Ming Ji - Diễn viên mới xuất sắc nhất: Dư Thiểu Quần (phim “Mai Lan Phương”) |
Thanh Phương (Vietnam+)