Chưa có cầu bắc sang, bến đò ngang Cồn Tộc- Vĩnh Tu, Thừa Thiên Huế bao năm nay trở thành con đường độc đạo trên phá Tam Giang.
Đến mùa bão, nước dâng cao, uồm ào, chảy xiết, tàu thuyền chuyên chở không qua lại được, chia cắt và cô lập hai xã Phong Điền, Quảng Điền thành những “ốc đảo”…
“Ốc đảo” trong mùa bão
Năm nào cũng vậy, cứ gần mùa bão lũ, người dân ba xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà trên phá Tam Giang lại “gom tiền” đi sắm sửa lương thực, thuốc men.
Nhà nào túng bấn thì đành bán nốt con heo, buồng chuối để dự trữ ít gạo, mắm muối và thật nhiều khoai mỳ, sợ chẳng may mùa lũ năm ấy sẽ kéo dài.
Bác Sinh ở Gò Công, Quảng Điền cho biết: "như cơn bão số 9 vừa qua, không cầu, không thuyền qua sông xát lúa, nhiều nhà phải dùng chày giã gạo, ăn trong từng bữa như thời còn xa lắc, xa lơ."
"Oái ăm cho ai, muốn qua phá để đến được chợ lớn bán gia súc, đổi lấy mắm muối, thuốc men nhưng đành chịu. Khổ nhất người bệnh, lúc nguy kịch cũng chỉ còn cách bó tay, nằm chờ…chết", một hành khách đi trên thuyền nói.
Anh Trần Thế Lữ, 56 tuổi, thuở lên mười đã theo ông nội và cha lái đò trên phá Tam Giang, bộc bạch: “ông cụ thân sinh tôi kể, trước đây phá Tam Giang nổi tiếng đất dữ bởi tộc người rợ đầm man di lênh đênh trên sông nước. Dân cư chẳng dám đến dựng nhà sinh sống, lâu lâu mới có vài chiếc thuyền nan của dân chài qua lại vào bờ bán mớ tôm, mẻ tép…”
Trải qua bao đổi thay từ thời khai thiên lập địa, không còn tiếng dữ xưa kia, phá Tam Giang nay là miền đất của dân tứ xứ đổ về bám trụ, mưu sinh thành những xóm ngụ cư sống quần tụ.
Nhưng đến nay, giấc mơ của hàng vạn cư dân về một cây cầu trên phá Tam Giang vẫn chưa có thật. Phải qua những chuyến đò ngang, dấu chân của họ mới chạm tới vùng đất trung tâm và những vùng đất khác, xa hơn... nên mối hiểm nguy trên sông nước vẫn ngày đêm rình rập.
Chỉ cần trời nổi giông trong chốc lát và một chiều gió ngược cũng đủ làm con nước trên hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á trở mình chảy xiết, bạo liệt.
Có lẽ vậy mà khi quan sát thuyền bè đi qua phá Tam Giang, chúng tôi thấy tất cả hành khách đều tự giác mặc áo phao cứu sinh, có người còn đội cả mũ bảo hiểm.
Anh Lữ cho biết: “ngày nào trời yên bê lặng, mỗi tàu thuyền chở 6, 7 chuyến qua lại. Từ bến đò chạy tới Phong Điền, Quảng Điền mất hơn 20 phút. Cứ một người và xe là 20 ngàn đồng/ chuyến.
Thượng tá Nguyễn Tân, phó phòng công an giao thông đường thủy, Thừa Thiên Huế cho biết bến đò ngang Vĩnh Tu là con đường độc đạo đến ba xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà trên phá Tam Giang nên mối nguy hiểm tiềm ẩn nhất là tình trạng tàu dù, thuyền chui mùa bão, không có giấy đăng kiểm. Công an giao thông đường thủy thành phố luôn tiến hành các cuộc kiểm tra chất lượng an toàn của các chủ tàu thuyền về trang bị áo phao, túi chống thấm…
Ông Tân nói tiếp: “Như đợt lũ khủng khiếp như năm 1999 hay cơn bão số 9 vừa rồi hàng vạn dân ở phá Tam Giang bị cô lập với thế giới bên ngoài. Thiếu lương thực, mất điện người dân bất chấp tính mạng chèo thuyền vớt củi, mót cá sống cùng dịch bệnh. Người dân trên phá Tam Giang cần lắm những cây cầu bắc ngang để ngày ngày an lòng qua lại buôn bán, trẻ em thỏa thuê tung tăng đạp xe ra học trường huyện, trường tỉnh…”
Không có cầu cô đành bỏ… trò
Đến thăm những “ốc đảo” trên phá Tam Giang thấy cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, thiếu thốn thăm bề.
Những đứa trẻ ở đây cố gắng lắm cũng chỉ đến cấp hai. Nhà nghèo, khi đã biết được mặt chữ ra sao, chúng lại muốn đi làm công phụ giúp gia đình. Nhà có điều kiện hơn thì gửi con ra trung tâm để học tiếp.
Vậy mà vẫn chưa hết khó khăn, vào mùa bão thuyền bè không qua lại được, thầy cô chịu không thể sang dạy học, những đưa trẻ lại nghỉ…dài, hệt trẻ em phương Tây trong kì nghỉ đông vậy.
Bác Lê Công Lợi, Quảng Điền nói: “cái dốt đi liền với cái nghèo đeo đẳng, dù khó khăn nhưng tôi quyết tâm gửi hai đứa con vào thành phố ở trọ, đi học. Hơn nửa đời nhọc nhằn với nước lũ phá Tam Giang, bậc làm cha làm mẹ như chúng tôi chỉ mong sớm có cây cầu để đường học của các cháu được nối dài thêm chút nữa cả trong mùa bão lũ…”
Cô giáo trẻ Đinh Thị Tuyết Nhung, 22 tuổi, ở thành phố Huế nhưng 3 năm nay sang Quảng Điền dạy học theo chế độ… tình nguyện.
Nhung tâm sự “mãi không có cầu bắc qua phá Tam Giang để đi đến các xã nghèo thì khó có thể bám trụ được, cô thầy không thể mạo hiểm tính mạng mà qua sông đi dạy lúc bão giông. Cô dù thương trò đến mấy dần dần cũng đành bỏ trò mà đi…”
Anh Lữ thì vẫn chưa hết hoàn hồn kể lại câu chuyện, mùa lũ năm trước một cô giáo nhà ở trung tâm thành phố dạy tình nguyện ở Hương Trà, được tin mẹ đột ngột qua đời đã một mực nhờ anh chạy thuyền về nhà chịu tang.
Lúc gần cập bờ, bất ngờ thuyền chới với vì gặp xoáy, anh Lữ tức tốc nhảy xuống phía mũi thuyền, túm ngay dây neo, vận hết sức kéo được thuyền vào bờ.
Anh Lữ kể, cũng sau lần đó không còn thấy cô giáo ấy quay lại bến đò ngang để sang đi dạy học. Riêng anh cũng được một phen hú vía nên quyết định ở lại mấy ngày sau, không dám quay thuyền trở về nữa…
Đến mùa bão, nước dâng cao, uồm ào, chảy xiết, tàu thuyền chuyên chở không qua lại được, chia cắt và cô lập hai xã Phong Điền, Quảng Điền thành những “ốc đảo”…
“Ốc đảo” trong mùa bão
Năm nào cũng vậy, cứ gần mùa bão lũ, người dân ba xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà trên phá Tam Giang lại “gom tiền” đi sắm sửa lương thực, thuốc men.
Nhà nào túng bấn thì đành bán nốt con heo, buồng chuối để dự trữ ít gạo, mắm muối và thật nhiều khoai mỳ, sợ chẳng may mùa lũ năm ấy sẽ kéo dài.
Bác Sinh ở Gò Công, Quảng Điền cho biết: "như cơn bão số 9 vừa qua, không cầu, không thuyền qua sông xát lúa, nhiều nhà phải dùng chày giã gạo, ăn trong từng bữa như thời còn xa lắc, xa lơ."
"Oái ăm cho ai, muốn qua phá để đến được chợ lớn bán gia súc, đổi lấy mắm muối, thuốc men nhưng đành chịu. Khổ nhất người bệnh, lúc nguy kịch cũng chỉ còn cách bó tay, nằm chờ…chết", một hành khách đi trên thuyền nói.
Anh Trần Thế Lữ, 56 tuổi, thuở lên mười đã theo ông nội và cha lái đò trên phá Tam Giang, bộc bạch: “ông cụ thân sinh tôi kể, trước đây phá Tam Giang nổi tiếng đất dữ bởi tộc người rợ đầm man di lênh đênh trên sông nước. Dân cư chẳng dám đến dựng nhà sinh sống, lâu lâu mới có vài chiếc thuyền nan của dân chài qua lại vào bờ bán mớ tôm, mẻ tép…”
Trải qua bao đổi thay từ thời khai thiên lập địa, không còn tiếng dữ xưa kia, phá Tam Giang nay là miền đất của dân tứ xứ đổ về bám trụ, mưu sinh thành những xóm ngụ cư sống quần tụ.
Nhưng đến nay, giấc mơ của hàng vạn cư dân về một cây cầu trên phá Tam Giang vẫn chưa có thật. Phải qua những chuyến đò ngang, dấu chân của họ mới chạm tới vùng đất trung tâm và những vùng đất khác, xa hơn... nên mối hiểm nguy trên sông nước vẫn ngày đêm rình rập.
Chỉ cần trời nổi giông trong chốc lát và một chiều gió ngược cũng đủ làm con nước trên hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á trở mình chảy xiết, bạo liệt.
Có lẽ vậy mà khi quan sát thuyền bè đi qua phá Tam Giang, chúng tôi thấy tất cả hành khách đều tự giác mặc áo phao cứu sinh, có người còn đội cả mũ bảo hiểm.
Anh Lữ cho biết: “ngày nào trời yên bê lặng, mỗi tàu thuyền chở 6, 7 chuyến qua lại. Từ bến đò chạy tới Phong Điền, Quảng Điền mất hơn 20 phút. Cứ một người và xe là 20 ngàn đồng/ chuyến.
Thượng tá Nguyễn Tân, phó phòng công an giao thông đường thủy, Thừa Thiên Huế cho biết bến đò ngang Vĩnh Tu là con đường độc đạo đến ba xã Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà trên phá Tam Giang nên mối nguy hiểm tiềm ẩn nhất là tình trạng tàu dù, thuyền chui mùa bão, không có giấy đăng kiểm. Công an giao thông đường thủy thành phố luôn tiến hành các cuộc kiểm tra chất lượng an toàn của các chủ tàu thuyền về trang bị áo phao, túi chống thấm…
Ông Tân nói tiếp: “Như đợt lũ khủng khiếp như năm 1999 hay cơn bão số 9 vừa rồi hàng vạn dân ở phá Tam Giang bị cô lập với thế giới bên ngoài. Thiếu lương thực, mất điện người dân bất chấp tính mạng chèo thuyền vớt củi, mót cá sống cùng dịch bệnh. Người dân trên phá Tam Giang cần lắm những cây cầu bắc ngang để ngày ngày an lòng qua lại buôn bán, trẻ em thỏa thuê tung tăng đạp xe ra học trường huyện, trường tỉnh…”
Không có cầu cô đành bỏ… trò
Đến thăm những “ốc đảo” trên phá Tam Giang thấy cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, thiếu thốn thăm bề.
Những đứa trẻ ở đây cố gắng lắm cũng chỉ đến cấp hai. Nhà nghèo, khi đã biết được mặt chữ ra sao, chúng lại muốn đi làm công phụ giúp gia đình. Nhà có điều kiện hơn thì gửi con ra trung tâm để học tiếp.
Vậy mà vẫn chưa hết khó khăn, vào mùa bão thuyền bè không qua lại được, thầy cô chịu không thể sang dạy học, những đưa trẻ lại nghỉ…dài, hệt trẻ em phương Tây trong kì nghỉ đông vậy.
Bác Lê Công Lợi, Quảng Điền nói: “cái dốt đi liền với cái nghèo đeo đẳng, dù khó khăn nhưng tôi quyết tâm gửi hai đứa con vào thành phố ở trọ, đi học. Hơn nửa đời nhọc nhằn với nước lũ phá Tam Giang, bậc làm cha làm mẹ như chúng tôi chỉ mong sớm có cây cầu để đường học của các cháu được nối dài thêm chút nữa cả trong mùa bão lũ…”
Cô giáo trẻ Đinh Thị Tuyết Nhung, 22 tuổi, ở thành phố Huế nhưng 3 năm nay sang Quảng Điền dạy học theo chế độ… tình nguyện.
Nhung tâm sự “mãi không có cầu bắc qua phá Tam Giang để đi đến các xã nghèo thì khó có thể bám trụ được, cô thầy không thể mạo hiểm tính mạng mà qua sông đi dạy lúc bão giông. Cô dù thương trò đến mấy dần dần cũng đành bỏ trò mà đi…”
Anh Lữ thì vẫn chưa hết hoàn hồn kể lại câu chuyện, mùa lũ năm trước một cô giáo nhà ở trung tâm thành phố dạy tình nguyện ở Hương Trà, được tin mẹ đột ngột qua đời đã một mực nhờ anh chạy thuyền về nhà chịu tang.
Lúc gần cập bờ, bất ngờ thuyền chới với vì gặp xoáy, anh Lữ tức tốc nhảy xuống phía mũi thuyền, túm ngay dây neo, vận hết sức kéo được thuyền vào bờ.
Anh Lữ kể, cũng sau lần đó không còn thấy cô giáo ấy quay lại bến đò ngang để sang đi dạy học. Riêng anh cũng được một phen hú vía nên quyết định ở lại mấy ngày sau, không dám quay thuyền trở về nữa…
Cẩm Thơ (Vietnam+)