Mặc dù giá xăng dầu trong nước đang được bán dưới giá thành nhưng Tổ điều hành thị trường trong nước cho biết giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục ổn định trong tháng Tư này.
Các cơ quan quản lý có thể sử dụng quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối hiện đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Theo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), khoảng chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ đang ngày càng giãn ra.
Ngày 31/3, giá bình quân 30 ngày của xăng A92 là 88,56 USD/thùng, đưa mức giá cơ sở cao hơn 6,5% so với giá bán lẻ hiện hành. Tương tự, giá bình quân của dầu diesel cũng tăng lên 88,38 USD/thùng, khiến giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ là 6,1%. Như vậy, mỗi lít xăng dầu bán ra, doanh nghiệp đang lỗ tới trên dưới 1.000 đồng.
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính cho biết đang tính toán hai phương án gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Phương án một là giữ nguyên giá bán lẻ và xả quỹ để bù lỗ cho doanh nghiệp; phương án hai là tăng giá ở mức độ nhất định và vẫn xả quỹ để bù đắp một phần lỗ như Thông tư 159 quy định.
Phương án một sẽ được áp dụng trong trường hợp giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày giảm dần xuống dưới 87 USD/thùng; nếu vẫn tăng mạnh lên tới ngưỡng 90 USD/thùng sẽ đề xuất liên bộ Tài chính-Công Thương áp dụng phương án hai.
Biện pháp này dự kiến được sử dụng thay cho cách giảm từ 5-10% thuế nhập khẩu như doanh nghiệp đề nghị. Hiện quỹ bình ổn giá xăng dầu đạt khoảng 1.500 tỉ đồng; nếu xả quỹ sẽ tiêu hết 1/3 số dư và mức độ phân phối cho mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, phụ thuộc vào từng nơi.
Trong ba tháng đầu năm nay, giá xăng dầu trong nước đã bốn lần điều chỉnh tăng, giảm. Những đợt điều chỉnh này phù hợp với sự biến động của giá thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát hai tháng đầu năm tăng mạnh, ngày 5/3, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2729/BTC-QLG về điều hành kinh doanh xăng dầu; trong đó quy định từ nay đến hết tháng Sáu, doanh nghiệp cần giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá mặt hàng này.
Bộ Tài chính cũng khẳng định, nếu việc thực hiện kéo dài thời gian giữa hai lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp báo cáo liên bộ Tài chính-Công Thương để thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ra ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu./.
Các cơ quan quản lý có thể sử dụng quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối hiện đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Theo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), khoảng chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ đang ngày càng giãn ra.
Ngày 31/3, giá bình quân 30 ngày của xăng A92 là 88,56 USD/thùng, đưa mức giá cơ sở cao hơn 6,5% so với giá bán lẻ hiện hành. Tương tự, giá bình quân của dầu diesel cũng tăng lên 88,38 USD/thùng, khiến giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ là 6,1%. Như vậy, mỗi lít xăng dầu bán ra, doanh nghiệp đang lỗ tới trên dưới 1.000 đồng.
Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính cho biết đang tính toán hai phương án gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Phương án một là giữ nguyên giá bán lẻ và xả quỹ để bù lỗ cho doanh nghiệp; phương án hai là tăng giá ở mức độ nhất định và vẫn xả quỹ để bù đắp một phần lỗ như Thông tư 159 quy định.
Phương án một sẽ được áp dụng trong trường hợp giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày giảm dần xuống dưới 87 USD/thùng; nếu vẫn tăng mạnh lên tới ngưỡng 90 USD/thùng sẽ đề xuất liên bộ Tài chính-Công Thương áp dụng phương án hai.
Biện pháp này dự kiến được sử dụng thay cho cách giảm từ 5-10% thuế nhập khẩu như doanh nghiệp đề nghị. Hiện quỹ bình ổn giá xăng dầu đạt khoảng 1.500 tỉ đồng; nếu xả quỹ sẽ tiêu hết 1/3 số dư và mức độ phân phối cho mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, phụ thuộc vào từng nơi.
Trong ba tháng đầu năm nay, giá xăng dầu trong nước đã bốn lần điều chỉnh tăng, giảm. Những đợt điều chỉnh này phù hợp với sự biến động của giá thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát hai tháng đầu năm tăng mạnh, ngày 5/3, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2729/BTC-QLG về điều hành kinh doanh xăng dầu; trong đó quy định từ nay đến hết tháng Sáu, doanh nghiệp cần giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá mặt hàng này.
Bộ Tài chính cũng khẳng định, nếu việc thực hiện kéo dài thời gian giữa hai lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp báo cáo liên bộ Tài chính-Công Thương để thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ra ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)