Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho biết năm 2012, ngành da giày và túi sách chắc chắn sẽ đạt và vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD với thặng dư thương mại trên 50%; trong đó, kim ngạch xuất khẩu túi sách có khả năng đạt từ 1,5-1,7 tỷ USD, xuất khẩu da giày khoảng 7 tỷ USD.
Tại giao ban trực tuyến về sản xuất kinh doanh của Bộ Công Thương vào sáng 29/10, ông Thuấn cũng cho biết tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp FDI là xuất khẩu hiệu quả với mức tăng trưởng 35%, thặng dư 2,5 tỷ USD.
Trong khi doanh nghiệp nội địa thì nhập siêu nguyên vật liệu tới 8,5 tỷ USD và giá vốn của doanh nghiệp nội địa cao hơn 3-4 lần so với doanh nghiệp FDI nên xuất khẩu không mang lại giá trị gia tăng cao.
Thêm vào đó, với lợi thế có các Tập đoàn mẹ ở nước ngoài và hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu với thương hiệu mạnh cũng như đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp FDI không phải lo lắng nhiều về tài chính cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Ngược lại, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây chính là những điểm bất lợi khiến cho doanh nghiệp nội kém năng lực cạnh tranh hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI ngay chính trên sân nhà.
Để giải quyết những tồn tại này, ông Thuấn đề nghị Bộ Công Thương cần quyết liệt hiện thực hóa các chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thành các giải pháp thiết thực.
Thừa nhận về những bất lợi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết doanh nghiệp nội địa đang gặp bất lợi do vốn vay phải chịu lãi suất cao trong khi hệ thống tiêu thụ sản phẩm lại chưa được tổ chức tốt.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu, Vụ sẽ đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn Thông tư 03 cho doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có lộ trình tăng lương phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình./.
Tại giao ban trực tuyến về sản xuất kinh doanh của Bộ Công Thương vào sáng 29/10, ông Thuấn cũng cho biết tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp FDI là xuất khẩu hiệu quả với mức tăng trưởng 35%, thặng dư 2,5 tỷ USD.
Trong khi doanh nghiệp nội địa thì nhập siêu nguyên vật liệu tới 8,5 tỷ USD và giá vốn của doanh nghiệp nội địa cao hơn 3-4 lần so với doanh nghiệp FDI nên xuất khẩu không mang lại giá trị gia tăng cao.
Thêm vào đó, với lợi thế có các Tập đoàn mẹ ở nước ngoài và hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu với thương hiệu mạnh cũng như đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp FDI không phải lo lắng nhiều về tài chính cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Ngược lại, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây chính là những điểm bất lợi khiến cho doanh nghiệp nội kém năng lực cạnh tranh hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI ngay chính trên sân nhà.
Để giải quyết những tồn tại này, ông Thuấn đề nghị Bộ Công Thương cần quyết liệt hiện thực hóa các chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thành các giải pháp thiết thực.
Thừa nhận về những bất lợi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết doanh nghiệp nội địa đang gặp bất lợi do vốn vay phải chịu lãi suất cao trong khi hệ thống tiêu thụ sản phẩm lại chưa được tổ chức tốt.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu, Vụ sẽ đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn Thông tư 03 cho doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Vụ cũng sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có lộ trình tăng lương phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)