Giá vàng trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/4 vẫn tiếp tục trụ vững ở mức cao nhất gần ba tháng qua sau khi tăng lên 1.153,65 USD/ounce vào lúc đóng cửa phiên ngày 8/4 trên thị trường New York.
Tuy nhiên, lượng giao dịch trong phiên 9/4 khá yếu ớt, trong bối cảnh thị trường tiền tệ vẫn bất ổn và nỗi lo về nợ công của các chính phủ, đặc biệt tại Hy Lạp, vẫn ám ảnh các nhà đầu tư.
Thị trường vàng, đang hướng tới tuần tăng giá lớn nhất kể từ đầu năm tới nay, đang được hưởng lợi bởi một loạt các nhân tố như các quỹ đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào, nhu cầu tiêu dùng tăng (mùa cưới đang đến ở Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới), chính sách tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục của Mỹ cùng một số nhân tố hỗ trợ mang tính kỹ thuật khác.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, tính đến ngày 8/3, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã lên tới mức kỷ lục 1.140,433 tấn, vượt kỷ lục cũ 1.134,03 tấn được xác lập vào ngày 1/6/2009. Thông tin này khiến các nhà đầu tư vàng thêm vững tâm và giúp giá vàng tiếp tục đứng vững trong phiên cuối tuần.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 9/4, vàng giao ngay được yết giá 1.154,05 USD/ounce, tăng 2,85 USD/ounce so với mức giá chốt phiên 8/4 tại thị trường New York. Giá vàng giao tháng 6/2010 cũng tăng 1,3 USD lên 1.154,2 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh kinh tế bất ổn như hiện nay, các nhà đầu tư vẫn tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn". Mối quan hệ nghịch truyền thống giữa vàng và đồng tiền xanh đang tỏ ra yếu đi, khi đồng USD không còn là yếu tố quyết định duy nhất đối với giá vàng, mà chỉ có ảnh hưởng lớn.
Xu hướng hiện nay cho thấy các nhân tố khác trên thị trường đang tỏ ra rất mạnh, và có thể mối tương quan nghịch giữa vàng và USD sẽ được xác lập lại, mặc dù hai nhân tố này vẫn có thể chuyển động cùng chiều trong nhiều tuần, hoặc thậm chí là nhiều tháng tới. Hơn nữa, vàng vẫn được coi là một công cụ đầu tư thay thế cho đồng USD.
Cũng theo các nhà phân tích, có thể sẽ không có nhiều biến động trong một vài ngày tới, nhưng trước khi tăng lên những mức cao hơn nữa, giá vàng sẽ được điều chỉnh đôi chút./.
Tuy nhiên, lượng giao dịch trong phiên 9/4 khá yếu ớt, trong bối cảnh thị trường tiền tệ vẫn bất ổn và nỗi lo về nợ công của các chính phủ, đặc biệt tại Hy Lạp, vẫn ám ảnh các nhà đầu tư.
Thị trường vàng, đang hướng tới tuần tăng giá lớn nhất kể từ đầu năm tới nay, đang được hưởng lợi bởi một loạt các nhân tố như các quỹ đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào, nhu cầu tiêu dùng tăng (mùa cưới đang đến ở Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới), chính sách tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục của Mỹ cùng một số nhân tố hỗ trợ mang tính kỹ thuật khác.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, tính đến ngày 8/3, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã lên tới mức kỷ lục 1.140,433 tấn, vượt kỷ lục cũ 1.134,03 tấn được xác lập vào ngày 1/6/2009. Thông tin này khiến các nhà đầu tư vàng thêm vững tâm và giúp giá vàng tiếp tục đứng vững trong phiên cuối tuần.
Trên sàn giao dịch Singapore vào chiều 9/4, vàng giao ngay được yết giá 1.154,05 USD/ounce, tăng 2,85 USD/ounce so với mức giá chốt phiên 8/4 tại thị trường New York. Giá vàng giao tháng 6/2010 cũng tăng 1,3 USD lên 1.154,2 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh kinh tế bất ổn như hiện nay, các nhà đầu tư vẫn tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn". Mối quan hệ nghịch truyền thống giữa vàng và đồng tiền xanh đang tỏ ra yếu đi, khi đồng USD không còn là yếu tố quyết định duy nhất đối với giá vàng, mà chỉ có ảnh hưởng lớn.
Xu hướng hiện nay cho thấy các nhân tố khác trên thị trường đang tỏ ra rất mạnh, và có thể mối tương quan nghịch giữa vàng và USD sẽ được xác lập lại, mặc dù hai nhân tố này vẫn có thể chuyển động cùng chiều trong nhiều tuần, hoặc thậm chí là nhiều tháng tới. Hơn nữa, vàng vẫn được coi là một công cụ đầu tư thay thế cho đồng USD.
Cũng theo các nhà phân tích, có thể sẽ không có nhiều biến động trong một vài ngày tới, nhưng trước khi tăng lên những mức cao hơn nữa, giá vàng sẽ được điều chỉnh đôi chút./.
(TTXVN/Vietnam+)