Trong phiên ngày 27/4, giá vàng giao ngay đã tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới, gần 1.530 USD/ounce, trong khi giá bạc nhảy vọt thêm 6%, lên 48,24 USD/ounce, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke không cho thấy một tín hiệu nào về việc FED sẽ siết chặt chính sách tiền tệ.
Đây là phiên thứ tám trong chín phiên gần nhất, giá vàng liên tiếp chinh phục các đỉnh cao mới, đưa mức tăng giá của kim loại quý lên trên 50 USD/ounce kể từ ngày 15/4 và hơn 200 USD kể từ cuối tháng 1/2011 đến nay.
Trong phiên này, đồ thị giá vàng giao ngay đã "dựng ngược" khi tăng trên 1,5%, lên 1.529,90 USD/ounce, sau khi ông Bernanke thông báo tại buổi họp báo ngay sau cuộc họp về chính sách của FED, rằng FED sẽ chấm dứt chương trình "nới lỏng định lượng lần 2" vào tháng Sáu theo đúng kế hoạch và không vội sớm nâng lãi suất trong ngắn hạn như suy đoán của giới chuyên gia.
Các mức lãi suất thấp thường đẩy giá hàng hóa tăng cao và kích thích các nhà đầu tư lao vào các tài sản có độ rủi ro cao. Tuy nhiên, vào cuối phiên 27/4, giá vàng giao ngay đã phần nào hạ nhiệt, chỉ còn tăng 1,3% và giảm nhẹ xuống còn 1.526,914 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng Sáu chốt phiên này cũng tăng 1,6% lên 1.517,10 USD/ounce, sau khi trước đó trong phiên đã có lúc chạm đỉnh kỷ lục 1.530,70 USD/ounce.
Theo nhà phân tích kim loại đồng thời là Phó Chủ tịch HSBC tại New York, James Steel, tuyên bố của FED sau cuộc họp về chính sách đã chấm dứt những đồn đoán cho rằng FED có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn là thị trường dự đoán trước đó. Đây là một tin tốt cho thị trường vàng.
Tại cuộc họp báo trên, ông Bernanke cũng nói rằng ông dự kiến mức tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1 vừa qua là khá yếu và FED sẽ có ít nhất hai cuộc họp nữa trước khi xem xét vấn đề nâng lãi suất.
Cũng sau cuộc hop báo trên, đồng USD lại lao xuống mức thấp nhất trong ba năm qua trong rổ tiền tệ, trong khi đồng euro vọt lên mức cao nhất so với đồng bạc xanh kể từ tháng 12/2009, lên gần 1,49 USD.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay "nhảy múa" theo cùng nhịp với giá vàng và đã có lúc tăng đến 6%, lên 48,24 USD/ounce, nhưng vẫn thấp hơn mức giá đỉnh trong 31 năm qua là 19,31 USD/ounce được lập phiên 26/4 vừa qua.
Chốt phiên, giá bạc giảm nhẹ, chỉ còn tăng 5,5%, lùi về 47,98 USD/ounce, trong khi giá bạc giao tháng Sáu tăng 6,4% lên 47,95 USD/ounce.
Bước sang phiên ngày 28/4 trên thị trường châu Á, giá vàng tiếp tục được đẩy lên kỷ lục mới cao hơn trong khi giá bạc tiếp tục tiến gần hơn tới đỉnh cao mới trong 31 năm qua.
Tại sàn Singapore vào chiều 28/2, giá vàng giao ngay đã có lúc vọt lên đỉnh cao mọi thời đại 1.532,91 USD/ounce, liên tiếp phá vỡ kỷ lục trong hai phiên liền nhau, trước khi dịu xuống còn 1.529,31 USD/ounce, tăng 0,2% so với phiên 27/4.
Giá vàng kỳ hạn cũng có lúc chạm mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay ở 1.534 USD/ounce, sau đó được giao dịch chủ yếu quanh mức 1.530,20 USD/ounce.
Theo giới phân tích, động lực chính đứng đằng sau sự đi lên mạnh mẽ của giá vàng trong phiên này vẫn là sự rớt giá thê thảm của đồng USD./.
Đây là phiên thứ tám trong chín phiên gần nhất, giá vàng liên tiếp chinh phục các đỉnh cao mới, đưa mức tăng giá của kim loại quý lên trên 50 USD/ounce kể từ ngày 15/4 và hơn 200 USD kể từ cuối tháng 1/2011 đến nay.
Trong phiên này, đồ thị giá vàng giao ngay đã "dựng ngược" khi tăng trên 1,5%, lên 1.529,90 USD/ounce, sau khi ông Bernanke thông báo tại buổi họp báo ngay sau cuộc họp về chính sách của FED, rằng FED sẽ chấm dứt chương trình "nới lỏng định lượng lần 2" vào tháng Sáu theo đúng kế hoạch và không vội sớm nâng lãi suất trong ngắn hạn như suy đoán của giới chuyên gia.
Các mức lãi suất thấp thường đẩy giá hàng hóa tăng cao và kích thích các nhà đầu tư lao vào các tài sản có độ rủi ro cao. Tuy nhiên, vào cuối phiên 27/4, giá vàng giao ngay đã phần nào hạ nhiệt, chỉ còn tăng 1,3% và giảm nhẹ xuống còn 1.526,914 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng Sáu chốt phiên này cũng tăng 1,6% lên 1.517,10 USD/ounce, sau khi trước đó trong phiên đã có lúc chạm đỉnh kỷ lục 1.530,70 USD/ounce.
Theo nhà phân tích kim loại đồng thời là Phó Chủ tịch HSBC tại New York, James Steel, tuyên bố của FED sau cuộc họp về chính sách đã chấm dứt những đồn đoán cho rằng FED có thể sẽ siết chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn là thị trường dự đoán trước đó. Đây là một tin tốt cho thị trường vàng.
Tại cuộc họp báo trên, ông Bernanke cũng nói rằng ông dự kiến mức tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1 vừa qua là khá yếu và FED sẽ có ít nhất hai cuộc họp nữa trước khi xem xét vấn đề nâng lãi suất.
Cũng sau cuộc hop báo trên, đồng USD lại lao xuống mức thấp nhất trong ba năm qua trong rổ tiền tệ, trong khi đồng euro vọt lên mức cao nhất so với đồng bạc xanh kể từ tháng 12/2009, lên gần 1,49 USD.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay "nhảy múa" theo cùng nhịp với giá vàng và đã có lúc tăng đến 6%, lên 48,24 USD/ounce, nhưng vẫn thấp hơn mức giá đỉnh trong 31 năm qua là 19,31 USD/ounce được lập phiên 26/4 vừa qua.
Chốt phiên, giá bạc giảm nhẹ, chỉ còn tăng 5,5%, lùi về 47,98 USD/ounce, trong khi giá bạc giao tháng Sáu tăng 6,4% lên 47,95 USD/ounce.
Bước sang phiên ngày 28/4 trên thị trường châu Á, giá vàng tiếp tục được đẩy lên kỷ lục mới cao hơn trong khi giá bạc tiếp tục tiến gần hơn tới đỉnh cao mới trong 31 năm qua.
Tại sàn Singapore vào chiều 28/2, giá vàng giao ngay đã có lúc vọt lên đỉnh cao mọi thời đại 1.532,91 USD/ounce, liên tiếp phá vỡ kỷ lục trong hai phiên liền nhau, trước khi dịu xuống còn 1.529,31 USD/ounce, tăng 0,2% so với phiên 27/4.
Giá vàng kỳ hạn cũng có lúc chạm mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay ở 1.534 USD/ounce, sau đó được giao dịch chủ yếu quanh mức 1.530,20 USD/ounce.
Theo giới phân tích, động lực chính đứng đằng sau sự đi lên mạnh mẽ của giá vàng trong phiên này vẫn là sự rớt giá thê thảm của đồng USD./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)