Trong phiên giao dịch ngày 11/8 trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay và giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 đã cùng hạ nhiệt sau khi đã leo lên các mức kỷ lục lần lượt là 1.813.79 USD/ounce và 1.817,6 USD/ounce vào lúc đầu phiên.
Trên sàn giao dịch Singapore vào 0124 GMT, giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.801,14 USD/ounce, song vẫn tăng 0,4% so với mức đóng cửa phiên hôm trước (10/8) trên thị trường New York. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 còn 1.804 USD/ounce.
Kim loại quý này hạ nhiệt sau khi CME Group - quỹ giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới - nâng tỷ lệ margin (tiền ký quỹ của nhà đầu tư khi giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tương lai) đối với hợp đồng vàng kỳ hạn trên thị trường COMEX thêm 22,2%, song giá vàng vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đang hết sức hỗn loạn, khủng hoảng nợ công hai bờ Đại Tây Dương vẫn chìm sâu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu có chiều hướng đi xuống.
Darren Heathcote, giám đốc kinh doanh tại Investec Australia cho biết, từ trước đến nay, hễ khi nào margin được nâng lên là thị trường có xu hướng bán tháo ít nhiều.
Một loạt động thái nâng margin đối với bạc của CME hồi tháng 5 vừa qua cũng đã tạo nên làn sóng bán tháo bạc cũng như mở ra một đợt thoái trào trên tất cả các thị trường hàng hóa khác.
Động thái nâng margin lần này của CME được đưa ra sau khi tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) không trấn an được tâm lý của giới đầu tư, vốn đang hoảng loạn về việc Mỹ bị hạ tín nhiệm nợ, cùng nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone có khả năng lan rộng.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, trong bối cảnh hiện tại, khó mà có thể có một đợt bán tháo vàng mạnh như thường thấy trước đây sau mỗi lần tăng margin đối với các hợp đồng vàng kỳ hạn trên thị trường COMEX, bởi thế giới đang đối mặt với quá nhiều bất ổn và các thị trường hàng hóa đang biến động khôn lường.
Vàng đang tỏ ra qua hấp dẫn trong vai trò là nơi trú ẩn an toàn và là kênh đầu tư thay thế hiệu quả, bởi thế, nâng margin tại thời điểm này có thể không tác động mạnh tới giá vàng.
Mặc dù vậy, sự tăng mạnh của giá vàng kỳ hạn - đã tăng hơn 9,5% chỉ trong có 4 phiên gần đây, đã khiến các thị trường đang tính tới việc tăng margin. Sàn giao dịch vàng Thượng Hải đã thông báo sẽ nâng margin giao dịch đối với 3 hợp đồng kỳ hạn từ mức 10% lên 11% vào ngày 12/8.
Trong một thông tin có liên quan, lượng vàng dự trữ của quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã có một ngày tăng mạnh nhất kể từ hơn một năm qua trong phiên đầu tuần 8/8, với mức tăng 1,8%, song chỉ một ngày sau đó, ngày 9/8, quỹ này đã xả ra một lượng lớn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ giảm bớt 1%.
Đêm trước (10/8), trên sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng cũng đã "nhảy múa tưng bừng" và liên tiếp cán các mốc cao mới, vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce, nối dài thêm đợt tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2008.
Trong phiên này, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng hơn 3% lên mức cao mới 1.796,86 USD/ounce, nhưng sau đó giảm dần do thị trường chứng khoán hãm đà lao dốc và cuối cùng chốt phiên ở mức 1.789 USD/ounce, tăng 2,6% so với phiên 9/8. Như vậy, đây là phiên thứ tư liên tiếp giá vàng giao ngay liên tục phá kỷ lục và tăng tới gần 8,5% chỉ trong vòng bốn phiên. Giá vàng kỳ hạn chốt phiên cũng tăng 2,4% lên 1.784,30 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, cuộc đua "tìm kiếm" nguồn vàng như nguồn dự trữ tiền tệ an toàn nhất trên toàn cầu sẽ vẫn quyết liệt và chưa có dấu hiệu ngừng lại. nhiều khả năng vàng vẫn sẽ tiếp tục được đẩy giá lên cho đến khi các chính phủ trên thế giới có những thay đổi căn bản trong chính sách kinh tế.
Ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ đã nâng mức dự báo giá vàng vào tháng 12/2011 lên 2.000 USD/ounce, trong khi nhiều nhà phân tích thị trường thậm chí còn dự báo giá vàng có thể lên tới 2.500 USD/ounce nếu đồng USD tiếp tục mất giá, thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục hỗn loạn và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu - bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và châu Âu - tiếp tục leo thang./.
Trên sàn giao dịch Singapore vào 0124 GMT, giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.801,14 USD/ounce, song vẫn tăng 0,4% so với mức đóng cửa phiên hôm trước (10/8) trên thị trường New York. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 còn 1.804 USD/ounce.
Kim loại quý này hạ nhiệt sau khi CME Group - quỹ giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới - nâng tỷ lệ margin (tiền ký quỹ của nhà đầu tư khi giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tương lai) đối với hợp đồng vàng kỳ hạn trên thị trường COMEX thêm 22,2%, song giá vàng vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đang hết sức hỗn loạn, khủng hoảng nợ công hai bờ Đại Tây Dương vẫn chìm sâu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu có chiều hướng đi xuống.
Darren Heathcote, giám đốc kinh doanh tại Investec Australia cho biết, từ trước đến nay, hễ khi nào margin được nâng lên là thị trường có xu hướng bán tháo ít nhiều.
Một loạt động thái nâng margin đối với bạc của CME hồi tháng 5 vừa qua cũng đã tạo nên làn sóng bán tháo bạc cũng như mở ra một đợt thoái trào trên tất cả các thị trường hàng hóa khác.
Động thái nâng margin lần này của CME được đưa ra sau khi tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) không trấn an được tâm lý của giới đầu tư, vốn đang hoảng loạn về việc Mỹ bị hạ tín nhiệm nợ, cùng nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Eurozone có khả năng lan rộng.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, trong bối cảnh hiện tại, khó mà có thể có một đợt bán tháo vàng mạnh như thường thấy trước đây sau mỗi lần tăng margin đối với các hợp đồng vàng kỳ hạn trên thị trường COMEX, bởi thế giới đang đối mặt với quá nhiều bất ổn và các thị trường hàng hóa đang biến động khôn lường.
Vàng đang tỏ ra qua hấp dẫn trong vai trò là nơi trú ẩn an toàn và là kênh đầu tư thay thế hiệu quả, bởi thế, nâng margin tại thời điểm này có thể không tác động mạnh tới giá vàng.
Mặc dù vậy, sự tăng mạnh của giá vàng kỳ hạn - đã tăng hơn 9,5% chỉ trong có 4 phiên gần đây, đã khiến các thị trường đang tính tới việc tăng margin. Sàn giao dịch vàng Thượng Hải đã thông báo sẽ nâng margin giao dịch đối với 3 hợp đồng kỳ hạn từ mức 10% lên 11% vào ngày 12/8.
Trong một thông tin có liên quan, lượng vàng dự trữ của quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã có một ngày tăng mạnh nhất kể từ hơn một năm qua trong phiên đầu tuần 8/8, với mức tăng 1,8%, song chỉ một ngày sau đó, ngày 9/8, quỹ này đã xả ra một lượng lớn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ giảm bớt 1%.
Đêm trước (10/8), trên sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng cũng đã "nhảy múa tưng bừng" và liên tiếp cán các mốc cao mới, vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce, nối dài thêm đợt tăng giá mạnh nhất kể từ năm 2008.
Trong phiên này, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng hơn 3% lên mức cao mới 1.796,86 USD/ounce, nhưng sau đó giảm dần do thị trường chứng khoán hãm đà lao dốc và cuối cùng chốt phiên ở mức 1.789 USD/ounce, tăng 2,6% so với phiên 9/8. Như vậy, đây là phiên thứ tư liên tiếp giá vàng giao ngay liên tục phá kỷ lục và tăng tới gần 8,5% chỉ trong vòng bốn phiên. Giá vàng kỳ hạn chốt phiên cũng tăng 2,4% lên 1.784,30 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, cuộc đua "tìm kiếm" nguồn vàng như nguồn dự trữ tiền tệ an toàn nhất trên toàn cầu sẽ vẫn quyết liệt và chưa có dấu hiệu ngừng lại. nhiều khả năng vàng vẫn sẽ tiếp tục được đẩy giá lên cho đến khi các chính phủ trên thế giới có những thay đổi căn bản trong chính sách kinh tế.
Ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ đã nâng mức dự báo giá vàng vào tháng 12/2011 lên 2.000 USD/ounce, trong khi nhiều nhà phân tích thị trường thậm chí còn dự báo giá vàng có thể lên tới 2.500 USD/ounce nếu đồng USD tiếp tục mất giá, thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục hỗn loạn và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu - bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và châu Âu - tiếp tục leo thang./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)