Bất chấp đà tăng (1,3%) trong phiên cuối tuần, giá vàng tại thị trường New York (Mỹ) tuần qua vẫn ghi dấu tuần giảm mạnh nhất trong 2 năm, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh đi tín hiệu có thể dừng chương trình kích thích kinh tế.
Trong phiên đầu tuần (17/6), giá vàng đi xuống, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed vào hai ngày 18-19/6 để bàn về các chính sách tiếp theo trong bối cảnh số liệu về triển vọng kinh tế Mỹ có chiều hướng sáng sủa.
Tại sàn COMEX, giá vàng giao tháng 8/2013 giảm 4,5 USD (0,32%) xuống 1.383,1 USD/ounce.
Nhiều nhà phân tích dự báo Fed sẽ rút lại chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD hàng tháng vào cuối năm, trong khi một số chuyên gia khác lại cho rằng Fed sẽ giảm dần quy mô của chương trình ngay từ đầu tháng 9/2013.
Nếu Fed thu dần các biện pháp nới lỏng tiền tệ này chắc chắn sẽ làm tổn thương đến vàng như một công cụ chống lạm phát.
Từ đầu năm đến nay sức hấp dẫn của vàng đã giảm, kéo theo giá kim loại quý này giảm 17% trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu phục hồi. SocGen, một ngân hàng của Pháp, dự báo giá vàng có khả năng lùi về mức 1.200 USD/ounce trong năm nay.
Tiếp tục bị chi phối bởi mối lo ngại về chính sách của Fed, sang phiên 18/6, giá vàng giao tháng 8/2013 tại sàn COMEX giảm 16,20 USD và đóng cửa ở mức 1.366,90 USD/ounce.
Song, bước sang phiên 19/6, giá mặt hàng này quay đầu tăng 7,10 USD lên 1.334 USD/ounce, nhờ hoạt động mua vào của một số nhà đầu tư.
Trong khi đó, lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 0,2% xuống 999,56 tấn hôm 19/6 và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Phiên 20/6, giá vàng tại Mỹ giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong 3 năm, sau khi Fed tuyên bố có thể giảm dần chương trình kích thích kinh tế vào cuối năm. Tại sàn COMEX (New York), giá vàng giao ngay có thời điểm giảm xuống 1.276,19 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 21/9/2010.
Trong khi giá vàng kỳ hạn giao tháng 8/2013 đóng phiên giảm tới 87,80 USD xuống 1.286,20 USD/ounce. Như vậy, giá kim loại quý này đã giảm hơn 30% so với mức cao kỷ lục 1.920,30 USD/ounce hồi tháng 9/2011.
Khép lại cuộc họp chính sách định kỳ trong hai ngày, Fed quyết định tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng định thứ ba (QE3) và giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cực thấp gần 0%.
Song, nếu nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ mạnh lên và những dự báo của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Fed về nền kinh tế là trùng khớp, Fed có thể bắt đầu giảm quy mô QE3 vào cuối năm nay (có thể xuống mức 65 tỷ USD/tháng).
Bên cạnh đó, thị trường còn chịu thêm sức ép từ Trung Quốc, khi lãi suất kỳ hạn ngắn nhất tại nước này vọt lên mức cao kỷ lục, trong bối cảnh ngân hàng trung ương không tiến hành bơm thêm tiền vào thị trường, bất chấp những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại.
Đến phiên cuối tuần (21/6), giá vàng giao tháng 8/2013 tại sàn COMEX quay đầu tăng 5,8 USD lên 1.292 USD/ounce, nhờ hoạt động săn hàng giá hời của các nhà giao dịch.
Bill O'Neill, thuộc công ty LOGIC Advisors nhận định hoạt động bán ra trong phiên trước đã cho phép thị trường vàng phục hồi trong phiên này./.
Trong phiên đầu tuần (17/6), giá vàng đi xuống, trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed vào hai ngày 18-19/6 để bàn về các chính sách tiếp theo trong bối cảnh số liệu về triển vọng kinh tế Mỹ có chiều hướng sáng sủa.
Tại sàn COMEX, giá vàng giao tháng 8/2013 giảm 4,5 USD (0,32%) xuống 1.383,1 USD/ounce.
Nhiều nhà phân tích dự báo Fed sẽ rút lại chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD hàng tháng vào cuối năm, trong khi một số chuyên gia khác lại cho rằng Fed sẽ giảm dần quy mô của chương trình ngay từ đầu tháng 9/2013.
Nếu Fed thu dần các biện pháp nới lỏng tiền tệ này chắc chắn sẽ làm tổn thương đến vàng như một công cụ chống lạm phát.
Từ đầu năm đến nay sức hấp dẫn của vàng đã giảm, kéo theo giá kim loại quý này giảm 17% trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu phục hồi. SocGen, một ngân hàng của Pháp, dự báo giá vàng có khả năng lùi về mức 1.200 USD/ounce trong năm nay.
Tiếp tục bị chi phối bởi mối lo ngại về chính sách của Fed, sang phiên 18/6, giá vàng giao tháng 8/2013 tại sàn COMEX giảm 16,20 USD và đóng cửa ở mức 1.366,90 USD/ounce.
Song, bước sang phiên 19/6, giá mặt hàng này quay đầu tăng 7,10 USD lên 1.334 USD/ounce, nhờ hoạt động mua vào của một số nhà đầu tư.
Trong khi đó, lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 0,2% xuống 999,56 tấn hôm 19/6 và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Phiên 20/6, giá vàng tại Mỹ giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong 3 năm, sau khi Fed tuyên bố có thể giảm dần chương trình kích thích kinh tế vào cuối năm. Tại sàn COMEX (New York), giá vàng giao ngay có thời điểm giảm xuống 1.276,19 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 21/9/2010.
Trong khi giá vàng kỳ hạn giao tháng 8/2013 đóng phiên giảm tới 87,80 USD xuống 1.286,20 USD/ounce. Như vậy, giá kim loại quý này đã giảm hơn 30% so với mức cao kỷ lục 1.920,30 USD/ounce hồi tháng 9/2011.
Khép lại cuộc họp chính sách định kỳ trong hai ngày, Fed quyết định tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng định thứ ba (QE3) và giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức cực thấp gần 0%.
Song, nếu nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ mạnh lên và những dự báo của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Fed về nền kinh tế là trùng khớp, Fed có thể bắt đầu giảm quy mô QE3 vào cuối năm nay (có thể xuống mức 65 tỷ USD/tháng).
Bên cạnh đó, thị trường còn chịu thêm sức ép từ Trung Quốc, khi lãi suất kỳ hạn ngắn nhất tại nước này vọt lên mức cao kỷ lục, trong bối cảnh ngân hàng trung ương không tiến hành bơm thêm tiền vào thị trường, bất chấp những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại.
Đến phiên cuối tuần (21/6), giá vàng giao tháng 8/2013 tại sàn COMEX quay đầu tăng 5,8 USD lên 1.292 USD/ounce, nhờ hoạt động săn hàng giá hời của các nhà giao dịch.
Bill O'Neill, thuộc công ty LOGIC Advisors nhận định hoạt động bán ra trong phiên trước đã cho phép thị trường vàng phục hồi trong phiên này./.
T.M (TTXVN)