Vàng, bạc bắt lại được đà tăng giá từ phiên 5/7 khi thị trường Mỹ mở cửa hoạt động trở lại sau lễ Độc lập và bước sang phiên 6/7 tại thị trường châu Á.
Giá vàng nhanh chóng leo lên mức cao nhất trong một tuần rưỡi qua, với sự hỗ trợ của đồng USD cùng những lo ngại mới về khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên 5/7 tại sàn giao dịch kim loại thuộc thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng Tám tăng 30 USD so với phiên trước đó lên 1.512,30 USD/ounce, trong khi giá bạc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,708 USD lên 35,402 USD/ounce.
Phiên 6/7 tại Singapore, giá vàng giao ngay có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 24/6, đạt 1.518,44 USD/ounce, trước khi dịu lại ở 1.516,94 USD/ounce lúc 6 giờ 26 phút GMT, tăng 1,24 USD so với đêm trước.
Đó là phản ứng tất yếu của thị trường sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's Investors Service cùng ngày đã hạ mức đánh giá tín dụng của Bồ Đào Nha đi 4 bậc, xuống còn Ba2, trong bối cảnh nước thành viên Eurozone này đang ngập trong nợ nần và đã phải nhờ tới sự cứu trợ của hồi đầu năm nay. Không dừng ở đó, Moody's còn cảnh báo có thể tiếp tục hạ mức đánh giá tín dụng trong thời gian tới.
Giới phân tích nhận định, quyết định trên của Moody's phản ảnh khả năng ngày càng lớn là Bồ Đào Nha sẽ cần đợt cho vay chính thức thứ hai, trước khi nước này có thể trở lại huy động vốn trên thị trường tư nhân và nỗi lo ngại này khiến giới đầu tư rút dần các hoạt động đầu tư nhiều rủi ro, tập trung vào mua vàng làm "thiên đường trú ẩn an toàn."
Trong khi đó, việc đồng USD giảm giá, còn euro lấy lại một chút giá trị đã mất, càng thúc đẩy hoạt động mua vào vàng-kim loại được định giá bằng "đồng bạc xanh."
Giới đầu tư cũng đang chờ xem cuộc đình công sắp tới của công nhân mỏ vàng Freeport-McMoran ở Indonesia cũng theo tác động của cuộc đình công tại mỏ vàng chính thuộc Nam Phi - những động thái có thể khiến giá vàng leo thang nếu nguồn cung vàng toàn cầu có bất kỳ một sự gián đoạn nghiêm trọng nào./.
Giá vàng nhanh chóng leo lên mức cao nhất trong một tuần rưỡi qua, với sự hỗ trợ của đồng USD cùng những lo ngại mới về khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên 5/7 tại sàn giao dịch kim loại thuộc thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng Tám tăng 30 USD so với phiên trước đó lên 1.512,30 USD/ounce, trong khi giá bạc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 1,708 USD lên 35,402 USD/ounce.
Phiên 6/7 tại Singapore, giá vàng giao ngay có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 24/6, đạt 1.518,44 USD/ounce, trước khi dịu lại ở 1.516,94 USD/ounce lúc 6 giờ 26 phút GMT, tăng 1,24 USD so với đêm trước.
Đó là phản ứng tất yếu của thị trường sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's Investors Service cùng ngày đã hạ mức đánh giá tín dụng của Bồ Đào Nha đi 4 bậc, xuống còn Ba2, trong bối cảnh nước thành viên Eurozone này đang ngập trong nợ nần và đã phải nhờ tới sự cứu trợ của hồi đầu năm nay. Không dừng ở đó, Moody's còn cảnh báo có thể tiếp tục hạ mức đánh giá tín dụng trong thời gian tới.
Giới phân tích nhận định, quyết định trên của Moody's phản ảnh khả năng ngày càng lớn là Bồ Đào Nha sẽ cần đợt cho vay chính thức thứ hai, trước khi nước này có thể trở lại huy động vốn trên thị trường tư nhân và nỗi lo ngại này khiến giới đầu tư rút dần các hoạt động đầu tư nhiều rủi ro, tập trung vào mua vàng làm "thiên đường trú ẩn an toàn."
Trong khi đó, việc đồng USD giảm giá, còn euro lấy lại một chút giá trị đã mất, càng thúc đẩy hoạt động mua vào vàng-kim loại được định giá bằng "đồng bạc xanh."
Giới đầu tư cũng đang chờ xem cuộc đình công sắp tới của công nhân mỏ vàng Freeport-McMoran ở Indonesia cũng theo tác động của cuộc đình công tại mỏ vàng chính thuộc Nam Phi - những động thái có thể khiến giá vàng leo thang nếu nguồn cung vàng toàn cầu có bất kỳ một sự gián đoạn nghiêm trọng nào./.
Trang Nhung (TTVN/Vietnam+)