Các công ty kinh doanh vàng đang có "cơ hội vàng” trong kinh doanh, riêng việc chệnh lệnh giá mua vào, bán ra khá lớn cộng với sự "nhảy múa" lên xuống bất thường của giá vàng trong từng ngày giao dịch đã mang lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.
Bệnh cũ lại tái phát
Sáng 9/11, thị trường vàng chứng kiến cơn bão kỷ lục khi lượng giao dịch tăng đột biến gấp hai, ba lần so với ngày thường, mức giá bị đẩy lên theo tốc độ phi của "tên lửa", lên trên 38 triệu đồng/lượng vàng vào cuối giờ giao dịch buổi sáng.
Người dân đổ xô đến các cửa hàng vàng, chen vai thích cánh để cố mua cho được vài lượng vàng, khiến nguồn cung từ ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này trở nên cạn kiệt. Trước động thái hỗn loạn của người mua thì các chủ cửa hàng vẫn tỏ ra bình tĩnh, tiếp tục duy trì hoạt động bán ra bằng cách ghi giấy biên nhận, thu tiền ngay và hẹn thời điểm giao vàng sau cho khách hàng.
Cùng thời điểm giá USD trên thị trường tự do đã quay trở lại đứng ở mức trên 21.500 đồng/USD, cao hơn giá vàng thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng.
Diễn biến thị trường, nhắc người ta nhớ đến “cơn bão” vàng cách đây một năm, trong buổi sáng 11/11/2009, giá vàng tăng tốc từ 27 triệu đồng lên trên 29,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 3,6 triệu đồng/lượng. Đến trưa, Ngân hàng Nhà nước thông báo quyết định cho nhập vàng không hạn chế, lập tức giá vàng hạ nhiệt nhanh chóng, rơi "không trọng lực" xuống mức 25 triệu đồng/lượng.
Kịch bản cũ cũng đã được lặp lại, cuối giờ sáng 9/11/2010, Ngân hàng Nhà nước ngay lập tức truyền đi thông tin cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu, tính đến 13h30 ngày 9/11, giá vàng đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng với giá niêm yết bán ra 37,2 triệu đồng/lượng.
Lo ngại hiệu ứng "sốt" dây chuyền
Theo một chuyên gia tài chính chuyên theo dõi về thị trường vàng thì động thái của Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác dụng "hạ sốt" tức thời, xoa dịu tâm lý cho những "cái đầu nóng" đang bốc hỏa, còn về lâu dài, trước những dự báo khả năng giá vàng thế giới vẫn tiếp tục tăng thì thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn, khó mà "cắt sốt." Trong báo cáo trong tháng 10/2010, Ngân hàng Goldman Sachs Inc dự báo khả năng giá vàng sẽ tăng lên mức 1.400 USD đến 1.525 USD/oz trong vòng ba đến sáu tháng tới, nếu không có những biến động bất thường.
Về việc người dân trong nước đang bị cuốn sâu vào vòng xoáy đầu cơ, găm giữ vàng và USD, theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương có nguyên nhân khách quan đến từ áp lực của giá vàng thế giới và nguyên nhân chủ quan là những áp lực làm tiền đồng mất giá.
Một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu các biến động kinh tế, xã hội lên giá cả tiêu dùng băn khoăn cho rằng, trước những biến động khó lường của thị trường vàng và tiền tệ thế giới làm gia tăng lo lắng trong dân chúng và đẩy họ đến những hành vi cực đoan với mục đích bảo vệ giá trị tài sản của mình là nguyên nhân gây ra "cơn sốt" tiếp theo trên thị trường.
Tiến sĩ Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán Thăng Long cho rằng, thời điểm gần đây, thông tin trên thị trường vàng và đô la khá nhiễu loạn làm người dân hoang mang, đây chính là kẽ hở cho những nhà đầu cơ tài chính lợi dụng tình thế để kiếm lợi.
Các công ty kinh doanh vàng đang có "cơ hội vàng” trong kinh doanh, riêng việc chệnh lệnh giá mua vào, bán ra khá lớn cộng với sự "nhảy múa" lên xuống bất thường của giá vàng trong từng ngày giao dịch đã mang lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.
Vì vậy ngoài những doanh nghiệp được giao quota nhập khẩu vàng từ Ngân hàng Nhà nước, sẽ khó lường được khả năng các các đơn vị khác đua chen mạo hiểm, tìm cách nhập vàng không chính ngạch. Thị trường có thể sẽ phải tiếp nhận một đợt thu gom ngoại tệ lớn, khiến đồng USD càng trở nên khan hiếm hơn và đồng thời làm tăng tỷ giá ngoại tệ tiếp tục lên cao.
Hướng giải quyết tình thế, ông Thế Anh cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần phải tăng cung ngoại tệ với khối lượng đủ mạnh để kiềm chế “cơn khát” của thị trường.
Còn ông Võ Trí Thành thì cho rằng, để triệt hạ tận gốc "cơn điên" kinh niên của giá vàng cần có một chính sách tiền tệ đồng bộ, thống nhất và việc sửa chữa đó có thể lựa chọn làm ngay hay dần dần./.
Bệnh cũ lại tái phát
Sáng 9/11, thị trường vàng chứng kiến cơn bão kỷ lục khi lượng giao dịch tăng đột biến gấp hai, ba lần so với ngày thường, mức giá bị đẩy lên theo tốc độ phi của "tên lửa", lên trên 38 triệu đồng/lượng vàng vào cuối giờ giao dịch buổi sáng.
Người dân đổ xô đến các cửa hàng vàng, chen vai thích cánh để cố mua cho được vài lượng vàng, khiến nguồn cung từ ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này trở nên cạn kiệt. Trước động thái hỗn loạn của người mua thì các chủ cửa hàng vẫn tỏ ra bình tĩnh, tiếp tục duy trì hoạt động bán ra bằng cách ghi giấy biên nhận, thu tiền ngay và hẹn thời điểm giao vàng sau cho khách hàng.
Cùng thời điểm giá USD trên thị trường tự do đã quay trở lại đứng ở mức trên 21.500 đồng/USD, cao hơn giá vàng thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng.
Diễn biến thị trường, nhắc người ta nhớ đến “cơn bão” vàng cách đây một năm, trong buổi sáng 11/11/2009, giá vàng tăng tốc từ 27 triệu đồng lên trên 29,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 3,6 triệu đồng/lượng. Đến trưa, Ngân hàng Nhà nước thông báo quyết định cho nhập vàng không hạn chế, lập tức giá vàng hạ nhiệt nhanh chóng, rơi "không trọng lực" xuống mức 25 triệu đồng/lượng.
Kịch bản cũ cũng đã được lặp lại, cuối giờ sáng 9/11/2010, Ngân hàng Nhà nước ngay lập tức truyền đi thông tin cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu, tính đến 13h30 ngày 9/11, giá vàng đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng với giá niêm yết bán ra 37,2 triệu đồng/lượng.
Lo ngại hiệu ứng "sốt" dây chuyền
Theo một chuyên gia tài chính chuyên theo dõi về thị trường vàng thì động thái của Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác dụng "hạ sốt" tức thời, xoa dịu tâm lý cho những "cái đầu nóng" đang bốc hỏa, còn về lâu dài, trước những dự báo khả năng giá vàng thế giới vẫn tiếp tục tăng thì thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn, khó mà "cắt sốt." Trong báo cáo trong tháng 10/2010, Ngân hàng Goldman Sachs Inc dự báo khả năng giá vàng sẽ tăng lên mức 1.400 USD đến 1.525 USD/oz trong vòng ba đến sáu tháng tới, nếu không có những biến động bất thường.
Về việc người dân trong nước đang bị cuốn sâu vào vòng xoáy đầu cơ, găm giữ vàng và USD, theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương có nguyên nhân khách quan đến từ áp lực của giá vàng thế giới và nguyên nhân chủ quan là những áp lực làm tiền đồng mất giá.
Một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu các biến động kinh tế, xã hội lên giá cả tiêu dùng băn khoăn cho rằng, trước những biến động khó lường của thị trường vàng và tiền tệ thế giới làm gia tăng lo lắng trong dân chúng và đẩy họ đến những hành vi cực đoan với mục đích bảo vệ giá trị tài sản của mình là nguyên nhân gây ra "cơn sốt" tiếp theo trên thị trường.
Tiến sĩ Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán Thăng Long cho rằng, thời điểm gần đây, thông tin trên thị trường vàng và đô la khá nhiễu loạn làm người dân hoang mang, đây chính là kẽ hở cho những nhà đầu cơ tài chính lợi dụng tình thế để kiếm lợi.
Các công ty kinh doanh vàng đang có "cơ hội vàng” trong kinh doanh, riêng việc chệnh lệnh giá mua vào, bán ra khá lớn cộng với sự "nhảy múa" lên xuống bất thường của giá vàng trong từng ngày giao dịch đã mang lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.
Vì vậy ngoài những doanh nghiệp được giao quota nhập khẩu vàng từ Ngân hàng Nhà nước, sẽ khó lường được khả năng các các đơn vị khác đua chen mạo hiểm, tìm cách nhập vàng không chính ngạch. Thị trường có thể sẽ phải tiếp nhận một đợt thu gom ngoại tệ lớn, khiến đồng USD càng trở nên khan hiếm hơn và đồng thời làm tăng tỷ giá ngoại tệ tiếp tục lên cao.
Hướng giải quyết tình thế, ông Thế Anh cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần phải tăng cung ngoại tệ với khối lượng đủ mạnh để kiềm chế “cơn khát” của thị trường.
Còn ông Võ Trí Thành thì cho rằng, để triệt hạ tận gốc "cơn điên" kinh niên của giá vàng cần có một chính sách tiền tệ đồng bộ, thống nhất và việc sửa chữa đó có thể lựa chọn làm ngay hay dần dần./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)