Ngày 22/8, giá vàng giao kỳ hạn tại sàn giao dịch vàng bạc New York (Mỹ) đã tăng lên mức kỷ lục, lần tăng thứ sáu liên tiếp, trong bối cảnh nhu cầu về tài sản cất trữ an toàn này ngày càng gia tăng khi giới đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi.
Trong hầu hết các hợp đồng lớn tại New York, giá vàng giao tháng 12/2011 chốt phiên tăng 39,7 USD (tương đương 2,1%) lên 1.891,9 USD/ounce sau khi đã lập kỷ lục 1.899,40 USD/ounce trong phiên giao dịch trước đó. Một số nhà phân tích dự đoán giá vàng có thể vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong tương lai gần.
Trong khi đó, giá vàng giao ngay tại thị trường này đạt 1.888,80 USD/ounce, tăng so với mức 1.848,90 USD/ounce trong phiên giao dịch chiều 19/8.
Tại các thị trường châu Á, giá vàng đã chinh phục đỉnh cao của mọi thời đại với mức trên 1.910 USD/ounce, tiếp tục nối dài chuỗi ngày tăng giá mạnh nhất trong 29 năm, trong bối cảnh những lo ngại dai dẳng về triển vọng kinh tế toàn cầu làm tăng nhu cầu đầu tư an toàn.
Tại Singapore, vào sáng sớm ngày 23/8, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.909,49 USD/ounce, sau khi đã có lúc lập đỉnh 1.911,46 USD/ounce; trong khi giá vàng kỳ hạn tăng 1,4% lên mức cao kỷ lục 1.917,9 USD/ounce, trước khi dịu bớt xuống 1.912,10 USD/ounce.
Tại Hong Kong, giá vàng mở cửa sáng 23/8 cũng tăng 172 đôla Hong Kong (HKD) lên 17.720 HKD/lạng (đơn vị trọng lượng của Trung Quốc), tương đương 1.906,99 USD/ounce, tăng 18,27 USD (1 USD=7,800 HKD).
Các nhà phân tích nhận định mối quan ngại của các nhà đầu tư về sự bấp bênh liên quan tới những đề xuất cắt giảm thâm hụt tiếp theo cũng như cuộc khủng hoảng nợ ngày càng tồi tệ ở châu Âu cũng góp phần đẩy giá vàng lên cao hơn nữa.
Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh cao mới, giá dầu cũng bắt đầu tăng do các nhà đầu tư hy vọng rằng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ đưa ra một biện pháp kích thích tiền tệ mới tại cuộc họp vào cuối tuần này nhằm thúc đẩy kinh tế Mỹ đang trì trệ.
Trong khi đó, tình hình tại Libya cũng tác động mạnh tới giá dầu ở châu Âu (do dầu Libya chủ yếu xuất sang châu Âu). Các nguồn cung cấp dầu tại Libya, vốn bị đình trệ, hy vọng sẽ sớm trở lại thị trường dầu, đã kéo giá dầu thô Brent giảm xuống.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 tăng 1,86 USD lên 84,12 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng lại giảm 26 cent xuống còn 108,36 USD/thùng./.
Trong hầu hết các hợp đồng lớn tại New York, giá vàng giao tháng 12/2011 chốt phiên tăng 39,7 USD (tương đương 2,1%) lên 1.891,9 USD/ounce sau khi đã lập kỷ lục 1.899,40 USD/ounce trong phiên giao dịch trước đó. Một số nhà phân tích dự đoán giá vàng có thể vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong tương lai gần.
Trong khi đó, giá vàng giao ngay tại thị trường này đạt 1.888,80 USD/ounce, tăng so với mức 1.848,90 USD/ounce trong phiên giao dịch chiều 19/8.
Tại các thị trường châu Á, giá vàng đã chinh phục đỉnh cao của mọi thời đại với mức trên 1.910 USD/ounce, tiếp tục nối dài chuỗi ngày tăng giá mạnh nhất trong 29 năm, trong bối cảnh những lo ngại dai dẳng về triển vọng kinh tế toàn cầu làm tăng nhu cầu đầu tư an toàn.
Tại Singapore, vào sáng sớm ngày 23/8, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.909,49 USD/ounce, sau khi đã có lúc lập đỉnh 1.911,46 USD/ounce; trong khi giá vàng kỳ hạn tăng 1,4% lên mức cao kỷ lục 1.917,9 USD/ounce, trước khi dịu bớt xuống 1.912,10 USD/ounce.
Tại Hong Kong, giá vàng mở cửa sáng 23/8 cũng tăng 172 đôla Hong Kong (HKD) lên 17.720 HKD/lạng (đơn vị trọng lượng của Trung Quốc), tương đương 1.906,99 USD/ounce, tăng 18,27 USD (1 USD=7,800 HKD).
Các nhà phân tích nhận định mối quan ngại của các nhà đầu tư về sự bấp bênh liên quan tới những đề xuất cắt giảm thâm hụt tiếp theo cũng như cuộc khủng hoảng nợ ngày càng tồi tệ ở châu Âu cũng góp phần đẩy giá vàng lên cao hơn nữa.
Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh cao mới, giá dầu cũng bắt đầu tăng do các nhà đầu tư hy vọng rằng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ đưa ra một biện pháp kích thích tiền tệ mới tại cuộc họp vào cuối tuần này nhằm thúc đẩy kinh tế Mỹ đang trì trệ.
Trong khi đó, tình hình tại Libya cũng tác động mạnh tới giá dầu ở châu Âu (do dầu Libya chủ yếu xuất sang châu Âu). Các nguồn cung cấp dầu tại Libya, vốn bị đình trệ, hy vọng sẽ sớm trở lại thị trường dầu, đã kéo giá dầu thô Brent giảm xuống.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9/2011 tăng 1,86 USD lên 84,12 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng lại giảm 26 cent xuống còn 108,36 USD/thùng./.
(TTXVN/Vietnam+)