Ngày 26/4, giá bạc đã có một phiên giảm mạnh nhất trong sáu tuần sau khi vọt lên mức cao nhất 31 năm trong phiên trước đó, trong khi giá vàng cũng đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư cảm thấy thiếu chắc chắn về kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Nhưng sang ngày 27/4 tại châu Á, giá các kim loại quý này đều tăng trở lại khi lòng tin đối với đồng USD giảm sút.
Sau khi vọt lên 49,31 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 1/1980, trong phiên trước đó, giá bạc giao ngay phiên 26/4 đã giảm mạnh xuống 44,98 USD/ounce, so với 46,90 USD/ounce lúc đóng cửa phiên 25/4, sau khi có lúc giảm tới 4,9% xuống mức thấp 44,62 USD/ounce, đánh dấu mức giảm trong một phiên mạnh nhất kể từ ngày 15/3.
Trong khi đó, giá bạc giao tháng 5/2011 giảm từ 47,149 USD/ounce xuống 45,05 USD/ounce. Mặc dù vậy, giá bạc vẫn tăng khoảng 50% kể từ đầu năm đến nay sau khi tăng hơn 80% trong năm ngoái.
Joe Kinahan, nhà chiến lược của công ty TD Ameritrade, cho biết giới đầu tư đang tiến hành bán chốt lời sau đợt tăng khó tin chủ yếu xuất phát từ hoạt động đầu cơ vừa qua.
Ông nói: "Chúng ta thường chứng kiến trường hợp này xảy ra trên các thị trường hàng hóa, nơi mà giới đầu cơ thường nhảy vào muộn hơn một chút để tìm kiếm những xu hướng tiếp tục có lợi cho mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là giá bạc đang đứng gần các mức cao nhất lịch sử trong tuần này."
Trên thị trường vàng cùng ngày 26/4, giá kim loại quý này cũng đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của FED. Nếu Mỹ thắt chặt chính sách, điều này có thể làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong hệ thống tài chính, và có thể xoa dịu những lo ngại về lạm phát thường là nhân tố thúc đẩy nhu cầu mua vào kim loại quý này.
Kết thúc phiên này, bất chấp sự suy yếu của đồng USD, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.502,40 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 6/2011 giảm 0,4% xuống 1.503,50 USD.
Tuy nhiên, sang ngày 27/4 tại Singapore, giá bạc giao ngay có lúc tăng tới 2,6% lên 46,22 USD/ounce trước khi hạ nhiệt xuống 45,88 USD/ounce, song vẫn tăng 1,8% so với phiên trước đó, nhờ nhu cầu vật chất tại châu Á tăng mạnh.
Peter Fung, đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc công ty Wing Fung Precious Metals có trụ sở tại Hong Kong, nhận định thị trường đang biến động trái chiều trước thời điểm có kết quả cuộc họp của FED, bởi những kết quả này sẽ ảnh hưởng tới biến động của đồng USD và giá các kim loại quý.
Theo ông Fung, giá vàng sẽ dao động trong biên độ 1.500-1,510 USD trước khi FED có một quyết định dứt khoát; trong khi giá bạc được hỗ trợ ở mức giá 45 USD/ounce. Kể từ đầu năm đến nay, giá bạc đã tăng khoảng 49%, trong khi con số này của giá vàng chỉ là 6%./.
Nhưng sang ngày 27/4 tại châu Á, giá các kim loại quý này đều tăng trở lại khi lòng tin đối với đồng USD giảm sút.
Sau khi vọt lên 49,31 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 1/1980, trong phiên trước đó, giá bạc giao ngay phiên 26/4 đã giảm mạnh xuống 44,98 USD/ounce, so với 46,90 USD/ounce lúc đóng cửa phiên 25/4, sau khi có lúc giảm tới 4,9% xuống mức thấp 44,62 USD/ounce, đánh dấu mức giảm trong một phiên mạnh nhất kể từ ngày 15/3.
Trong khi đó, giá bạc giao tháng 5/2011 giảm từ 47,149 USD/ounce xuống 45,05 USD/ounce. Mặc dù vậy, giá bạc vẫn tăng khoảng 50% kể từ đầu năm đến nay sau khi tăng hơn 80% trong năm ngoái.
Joe Kinahan, nhà chiến lược của công ty TD Ameritrade, cho biết giới đầu tư đang tiến hành bán chốt lời sau đợt tăng khó tin chủ yếu xuất phát từ hoạt động đầu cơ vừa qua.
Ông nói: "Chúng ta thường chứng kiến trường hợp này xảy ra trên các thị trường hàng hóa, nơi mà giới đầu cơ thường nhảy vào muộn hơn một chút để tìm kiếm những xu hướng tiếp tục có lợi cho mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là giá bạc đang đứng gần các mức cao nhất lịch sử trong tuần này."
Trên thị trường vàng cùng ngày 26/4, giá kim loại quý này cũng đi xuống trong bối cảnh giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của FED. Nếu Mỹ thắt chặt chính sách, điều này có thể làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong hệ thống tài chính, và có thể xoa dịu những lo ngại về lạm phát thường là nhân tố thúc đẩy nhu cầu mua vào kim loại quý này.
Kết thúc phiên này, bất chấp sự suy yếu của đồng USD, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.502,40 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 6/2011 giảm 0,4% xuống 1.503,50 USD.
Tuy nhiên, sang ngày 27/4 tại Singapore, giá bạc giao ngay có lúc tăng tới 2,6% lên 46,22 USD/ounce trước khi hạ nhiệt xuống 45,88 USD/ounce, song vẫn tăng 1,8% so với phiên trước đó, nhờ nhu cầu vật chất tại châu Á tăng mạnh.
Peter Fung, đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc công ty Wing Fung Precious Metals có trụ sở tại Hong Kong, nhận định thị trường đang biến động trái chiều trước thời điểm có kết quả cuộc họp của FED, bởi những kết quả này sẽ ảnh hưởng tới biến động của đồng USD và giá các kim loại quý.
Theo ông Fung, giá vàng sẽ dao động trong biên độ 1.500-1,510 USD trước khi FED có một quyết định dứt khoát; trong khi giá bạc được hỗ trợ ở mức giá 45 USD/ounce. Kể từ đầu năm đến nay, giá bạc đã tăng khoảng 49%, trong khi con số này của giá vàng chỉ là 6%./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)