Sau khi hai mặt hàng nhạy cảm là xăng và điện công bố tăng giá, các nhà quản lý cũng như người tiêu dùng đều lo ngại một mặt bằng giá mới được thiết lập ngay.
Nhưng theo thực tế thị trường, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân như thực phẩm tươi sống, rau xanh tại Hà Nội vẫn bình ổn.
Duy chỉ có nhóm hàng hóa mỹ phẩm, công nghệ phẩm đang rục rịch tăng giá với mức tăng từ 5-8%. Tuy nhiên việc tăng giá này được đánh giá là mức tăng nhẹ và chỉ diễn ra sau thời điểm này từ nửa tháng đến một tháng.
Thực phẩm, rau xanh bình ổn giá
Trên địa bàn Hà Nội, khi giá cả đang ở ngưỡng cao vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán thì giá các mặt hàng rau xanh, thực phẩm thiết yếu không thể tiếp tục "vượt ngưỡng" mà có xu hướng giảm dần.
Hiện tại, giá các mặt hàng này đang có xu hướng ổn định trở lại so với thời điểm trước và sau Tết nguyên đán.
Tại các chợ dân sinh như chợ Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, chợ Bưởi, chợ Hàng Bè, chợ Hôm... nguồn hàng thực phẩm, rau xanh rất dồi dào, giá cả trở lại gần với mức giá cũ.
Tiểu thương các chợ cho biết, do thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng từ các tỉnh lân cận về do vậy tình trạng đẩy giá lên cao như thời điểm Tết không còn. Giá 1kg bắp cải là 6.000 đồng/kg; cà chua là 8.000 đồng/kg; susu là 6.000 đồng/kg; su hào giá 4.000 đồng/củ, rau muống từ 3.000 đồng/mớ.
Giá các loại thịt đã giảm nhiều, không còn ở mức cao như đợt Tết, nhưng vẫn giữ ở mức cao hơn từ 5.000-10.000 đồng/kg so với mức giá cũ.
Giá các loại thực phẩm tươi sống ở các chợ nội thành phổ biến ở mức thịt thăn lợn 80.000 đồng/kg; thịt mông lợn 65.000 đồng/kg; sườn thăn 65.000 đồng/kg. Thịt thăn bò từ 150.000-160.000 đồng/kg, mông bò từ 130.000-140.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy, hải sản cũng giảm khá mạnh, nhưng vẫn ở mức cao. Cá chép giá 55.000 đồng/kg; cá trắm trắng 40.000 đồng/kg; cá diêu hồng 70.000 đồng/kg; cá quả 80.000 đồng/kg; trắm đen 140.000 đồng/kg; tôm sú loại to 270.000 đồng/kg; ngao 23.000 đồng/kg.
Hàng công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, gia dụng... "đòi" tăng giá
Nếu giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả giảm dần thì các mặt hàng công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, gia dụng đang... "đòi" tăng giá.
Đại diện các siêu thị Hà Nội cho biết, ngay khi giá xăng và điện tăng, các nhà cung cấp cũng "đệ" đơn gửi các siêu thị, yêu cầu tăng giá với mức tăng từ 5-8%.
Mặc dù mức tăng này không cao nhưng thực tế, so với tỷ trọng mức tăng giá xăng, điện trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì mức tăng này lại rất cao.
Các nhà quản lý công thương Hà Nội đã nhẩm tính, giá xăng, điện chỉ chiếm trung bình từ 2-4% so với giá thành sản phẩm. Một mặt, các sản phẩm chịu ảnh hưởng của sự tăng giá xăng, điện đến thời điểm này chưa đến tay người tiêu dùng, ít nhất cũng phải từ nửa tháng đến một tháng sau.
Các mặt hàng có khả năng tăng giá thời điểm này chính là những mặt hàng nhập khẩu vì giá đầu vào tăng và lượng dự trữ đã "cạn" sau thời điểm Tết.
Bà Đinh Thị Nga, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam cho biết: "Hiện nay, khoảng 20% nhà cung cấp đã gửi yêu cầu tăng giá đến với công ty chúng tôi. Thực tế, mức yêu cầu tăng giá của họ không cao nhưng có thể họ sẽ tăng từng nấc một để tránh gây đột ngột cho cung - cầu hàng hóa."
Bà Nga cũng cho rằng, khi các nhà cung cấp gửi đơn, công ty phải nghiêm túc xem xét tính hợp lý của các yếu tố tăng giá để điều chỉnh giá nhập vào. Và một thực tế là, các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá trước Tết và sau Tết ít nhất một tháng nhưng do Tết vừa qua, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đều tăng, lượng hàng dự trữ không còn nhiều nên sắp tới giá hàng hóa ít nhiều sẽ biến động.
Theo dự báo của một số nhà thương mại, một số mặt hàng sẽ biến động trong thời gian tới như sữa, dầu ăn, bánh kẹo, đồ hộp, sữa tắm, dầu gội.../.
Nhưng theo thực tế thị trường, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân như thực phẩm tươi sống, rau xanh tại Hà Nội vẫn bình ổn.
Duy chỉ có nhóm hàng hóa mỹ phẩm, công nghệ phẩm đang rục rịch tăng giá với mức tăng từ 5-8%. Tuy nhiên việc tăng giá này được đánh giá là mức tăng nhẹ và chỉ diễn ra sau thời điểm này từ nửa tháng đến một tháng.
Thực phẩm, rau xanh bình ổn giá
Trên địa bàn Hà Nội, khi giá cả đang ở ngưỡng cao vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán thì giá các mặt hàng rau xanh, thực phẩm thiết yếu không thể tiếp tục "vượt ngưỡng" mà có xu hướng giảm dần.
Hiện tại, giá các mặt hàng này đang có xu hướng ổn định trở lại so với thời điểm trước và sau Tết nguyên đán.
Tại các chợ dân sinh như chợ Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, chợ Bưởi, chợ Hàng Bè, chợ Hôm... nguồn hàng thực phẩm, rau xanh rất dồi dào, giá cả trở lại gần với mức giá cũ.
Tiểu thương các chợ cho biết, do thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng từ các tỉnh lân cận về do vậy tình trạng đẩy giá lên cao như thời điểm Tết không còn. Giá 1kg bắp cải là 6.000 đồng/kg; cà chua là 8.000 đồng/kg; susu là 6.000 đồng/kg; su hào giá 4.000 đồng/củ, rau muống từ 3.000 đồng/mớ.
Giá các loại thịt đã giảm nhiều, không còn ở mức cao như đợt Tết, nhưng vẫn giữ ở mức cao hơn từ 5.000-10.000 đồng/kg so với mức giá cũ.
Giá các loại thực phẩm tươi sống ở các chợ nội thành phổ biến ở mức thịt thăn lợn 80.000 đồng/kg; thịt mông lợn 65.000 đồng/kg; sườn thăn 65.000 đồng/kg. Thịt thăn bò từ 150.000-160.000 đồng/kg, mông bò từ 130.000-140.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy, hải sản cũng giảm khá mạnh, nhưng vẫn ở mức cao. Cá chép giá 55.000 đồng/kg; cá trắm trắng 40.000 đồng/kg; cá diêu hồng 70.000 đồng/kg; cá quả 80.000 đồng/kg; trắm đen 140.000 đồng/kg; tôm sú loại to 270.000 đồng/kg; ngao 23.000 đồng/kg.
Hàng công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, gia dụng... "đòi" tăng giá
Nếu giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả giảm dần thì các mặt hàng công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm, gia dụng đang... "đòi" tăng giá.
Đại diện các siêu thị Hà Nội cho biết, ngay khi giá xăng và điện tăng, các nhà cung cấp cũng "đệ" đơn gửi các siêu thị, yêu cầu tăng giá với mức tăng từ 5-8%.
Mặc dù mức tăng này không cao nhưng thực tế, so với tỷ trọng mức tăng giá xăng, điện trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì mức tăng này lại rất cao.
Các nhà quản lý công thương Hà Nội đã nhẩm tính, giá xăng, điện chỉ chiếm trung bình từ 2-4% so với giá thành sản phẩm. Một mặt, các sản phẩm chịu ảnh hưởng của sự tăng giá xăng, điện đến thời điểm này chưa đến tay người tiêu dùng, ít nhất cũng phải từ nửa tháng đến một tháng sau.
Các mặt hàng có khả năng tăng giá thời điểm này chính là những mặt hàng nhập khẩu vì giá đầu vào tăng và lượng dự trữ đã "cạn" sau thời điểm Tết.
Bà Đinh Thị Nga, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam cho biết: "Hiện nay, khoảng 20% nhà cung cấp đã gửi yêu cầu tăng giá đến với công ty chúng tôi. Thực tế, mức yêu cầu tăng giá của họ không cao nhưng có thể họ sẽ tăng từng nấc một để tránh gây đột ngột cho cung - cầu hàng hóa."
Bà Nga cũng cho rằng, khi các nhà cung cấp gửi đơn, công ty phải nghiêm túc xem xét tính hợp lý của các yếu tố tăng giá để điều chỉnh giá nhập vào. Và một thực tế là, các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá trước Tết và sau Tết ít nhất một tháng nhưng do Tết vừa qua, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp đều tăng, lượng hàng dự trữ không còn nhiều nên sắp tới giá hàng hóa ít nhiều sẽ biến động.
Theo dự báo của một số nhà thương mại, một số mặt hàng sẽ biến động trong thời gian tới như sữa, dầu ăn, bánh kẹo, đồ hộp, sữa tắm, dầu gội.../.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)