Số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 23/7cho thấy CPI tháng Bẩy đã tăng 1,17% so với tháng Sáu; tăng 14,61% so với tháng 12/2010 và tăng 22,16% so với tháng 7/2010. Với mức tăng có xu hướng đi lên như vậy, CPI bình quân bẩy tháng đầu năm 2011 đã tăng 16,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. CPI tháng Bẩy tăng ở 10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,26-2,12%. Nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,02%.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 2,12%; trong đó, thực phẩm tăng “kỷ lục” 3,2%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,78%, còn lương thực lại giảm 0,88%.
Nhóm hàng hóa tăng mạnh thứ hai là nhóm may mặc và giầy dép với mức tăng 0,74%; trong đó tăng cao nhất ở các mặt hàng quần áo may sẵn mùa Hè bởi giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển đều tăng.
Cùng với hai nhóm hàng hóa trên, các nhóm hàng hóa thiết yếu khác cũng có mức tăng khá lớn gồm đồ uống, thuốc lá tăng 0,63%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,49%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36%; giao thông tăng 0,26%.
Vụ trưởng Vụ giá của Tổng cục Thống kê, Nguyễn Đức Thắng cho biết chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong rổ hàng hóa chung, giá thực phẩm tăng cao trong tháng Bẩy chính là “thủ phạm” chính đẩy CPI tháng Bẩy đạt mức tăng cao nhất so với các tháng Bẩy tính từ năm 1995 trở lại đây, cũng là nguyên nhân chủ yếu “đẩy” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 7 tăng tới 1,17% so với tháng Sáu.
Dãy số liệu thống kê trong 16 năm lại đây cho thấy CPI tháng Bẩy thường có xu hướng giảm hoặc tăng rất thấp. Ngay cả năm bất thường 2008, CPI tháng Bẩy cũng chỉ tăng 1,1%, thấp hơn 0,07% so với CPI tháng Bẩy năm 2011.
Đáng quan ngại, giá thịt lợn-thực phẩm chủ yếu và phổ biến với mọi gia đình người Việt Nam tăng rất cao. Tháng Bẩy, giá thịt lợn đã tăng 6,98% do chi phí chăn nuôi tăng cao, dịch lở mồm long móng trong mấy tháng qua gây thiếu hụt nguồn cung.
Không chỉ có thịt lợn, giá thịt gia cầm cũng tăng 3,41% do giá thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển tăng cao. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng cũng góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng rau quả, thủy hải sản tươi sống khiến các mặt hàng này cũng tăng giá mạnh mẽ.
Trong tháng Bẩy, giá vàng trên thị trường tự do tiếp tục đà tăng mạnh do giá vàng thế giới liên tục tăng. Cụ thể, giá vàng tháng Bẩy đã tăng 0,87% so với tháng Sáu, đưa giá vàng bẩy tháng qua tăng 6,1% so với tháng 12/2010, tăng 37,54% so với bình quân bẩy tháng năm 2010. Bình quân tháng Bẩy, giá vàng 99,99 trong nước xoay quanh mức 3.800.000 đồng/chỉ.
Tiếp tục đi xuống tháng thứ 3 liên tiếp, giá ngoại tệ USD trên thị trường tự do đã giảm tới 0,18% so với tháng Sáu, khiến giá USD tự do bẩy tháng đầu năm chỉ tăng 0,06% so với tháng 12/2010 và tăng 10,1% so với bình quân sáu tháng 2010. Giá USD bình quân tháng Bẩy ở mức 20.650 VNĐ/USD./.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 2,12%; trong đó, thực phẩm tăng “kỷ lục” 3,2%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,78%, còn lương thực lại giảm 0,88%.
Nhóm hàng hóa tăng mạnh thứ hai là nhóm may mặc và giầy dép với mức tăng 0,74%; trong đó tăng cao nhất ở các mặt hàng quần áo may sẵn mùa Hè bởi giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển đều tăng.
Cùng với hai nhóm hàng hóa trên, các nhóm hàng hóa thiết yếu khác cũng có mức tăng khá lớn gồm đồ uống, thuốc lá tăng 0,63%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,49%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36%; giao thông tăng 0,26%.
Vụ trưởng Vụ giá của Tổng cục Thống kê, Nguyễn Đức Thắng cho biết chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong rổ hàng hóa chung, giá thực phẩm tăng cao trong tháng Bẩy chính là “thủ phạm” chính đẩy CPI tháng Bẩy đạt mức tăng cao nhất so với các tháng Bẩy tính từ năm 1995 trở lại đây, cũng là nguyên nhân chủ yếu “đẩy” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 7 tăng tới 1,17% so với tháng Sáu.
Dãy số liệu thống kê trong 16 năm lại đây cho thấy CPI tháng Bẩy thường có xu hướng giảm hoặc tăng rất thấp. Ngay cả năm bất thường 2008, CPI tháng Bẩy cũng chỉ tăng 1,1%, thấp hơn 0,07% so với CPI tháng Bẩy năm 2011.
Đáng quan ngại, giá thịt lợn-thực phẩm chủ yếu và phổ biến với mọi gia đình người Việt Nam tăng rất cao. Tháng Bẩy, giá thịt lợn đã tăng 6,98% do chi phí chăn nuôi tăng cao, dịch lở mồm long móng trong mấy tháng qua gây thiếu hụt nguồn cung.
Không chỉ có thịt lợn, giá thịt gia cầm cũng tăng 3,41% do giá thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển tăng cao. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng cũng góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng rau quả, thủy hải sản tươi sống khiến các mặt hàng này cũng tăng giá mạnh mẽ.
Trong tháng Bẩy, giá vàng trên thị trường tự do tiếp tục đà tăng mạnh do giá vàng thế giới liên tục tăng. Cụ thể, giá vàng tháng Bẩy đã tăng 0,87% so với tháng Sáu, đưa giá vàng bẩy tháng qua tăng 6,1% so với tháng 12/2010, tăng 37,54% so với bình quân bẩy tháng năm 2010. Bình quân tháng Bẩy, giá vàng 99,99 trong nước xoay quanh mức 3.800.000 đồng/chỉ.
Tiếp tục đi xuống tháng thứ 3 liên tiếp, giá ngoại tệ USD trên thị trường tự do đã giảm tới 0,18% so với tháng Sáu, khiến giá USD tự do bẩy tháng đầu năm chỉ tăng 0,06% so với tháng 12/2010 và tăng 10,1% so với bình quân sáu tháng 2010. Giá USD bình quân tháng Bẩy ở mức 20.650 VNĐ/USD./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)