Hiệp hội Thép và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam dự định sẽ tăng giá từ 3-10%.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, chi phí tiền điện hiện chiếm 10% giá thành các sản phẩm thép. Riêng sản xuất phôi (tiêu thụ điện lớn 500-600kWh/ tấn).
Với mức tăng trên, ngành thép sẽ phải chi thêm khoảng 4.000-5.000 đồng tiền điện mỗi tấn và tổng chi phí tiền điện tăng thêm sẽ khoảng 12-15 tỷ đồng. Vì vậy, ngành dự định sẽ tăng giá từ 5-10% đối với các sản phẩm.
Tương tự ngành thép, các doanh nghiệp phân bón hóa chất cũng đang tính toán phương án tăng giá để đảm bảo cân đối chi phí.
Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nhiều khó khăn khi hàng loạt chi phí đầu vào đều đang tăng cao như điện, than. Chi phí vận chuyển tăng do giá xăng. Nếu cộng dồn các yếu tố này, giá phân bón dự tính cũng phải điều chỉnh thêm ít nhất 3-5%.”/.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, chi phí tiền điện hiện chiếm 10% giá thành các sản phẩm thép. Riêng sản xuất phôi (tiêu thụ điện lớn 500-600kWh/ tấn).
Với mức tăng trên, ngành thép sẽ phải chi thêm khoảng 4.000-5.000 đồng tiền điện mỗi tấn và tổng chi phí tiền điện tăng thêm sẽ khoảng 12-15 tỷ đồng. Vì vậy, ngành dự định sẽ tăng giá từ 5-10% đối với các sản phẩm.
Tương tự ngành thép, các doanh nghiệp phân bón hóa chất cũng đang tính toán phương án tăng giá để đảm bảo cân đối chi phí.
Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nhiều khó khăn khi hàng loạt chi phí đầu vào đều đang tăng cao như điện, than. Chi phí vận chuyển tăng do giá xăng. Nếu cộng dồn các yếu tố này, giá phân bón dự tính cũng phải điều chỉnh thêm ít nhất 3-5%.”/.
Ngọc Trần (Vietnam+)