Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Ba là thời điểm vào mùa xây dựng nhưng đã có không ít trường hợp phải tạm “án binh bất động” vì giá sắt thép đang tăng cao kỷ lục.
Quyết định xây dựng văn phòng, chuyển địa điểm giao dịch công ty về Phú Mỹ Hưng, quận 7, chị Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Nam Dương, đang lo lắng không yên.
“Giá sắt thép tăng cao như thế này đã làm cho kế hoạch xây dựng văn phòng công ty của chúng tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Kinh phí dự trù xây dựng chỉ khoảng tám tỷ, nhưng với đà tăng giá của sắt thép, công ty phải sẽ bỏ thêm không ít để hoàn thiện văn phòng,” chị Phương nói.
Khảo sát một vòng thị trường sắt thép trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sáng 30/3 cho thấy, giá cả nóng nhất hiện nay là thép xây dựng và chỉ gần một tháng qua, giá bán đến tay người tiêu dùng đã tăng từ một đến gần hai triệu đồng/tấn, tùy loại thép cây hay thép cuộn.
Anh Dũng - chủ một đại lý kinh doanh sắt thép xây dựng trên đường Cách Mạng Tháng Tám - cho biết qua bốn lần điều chỉnh giá, hiện giá thép cuộn của một số hãng như VinaKyoel, thép Việt Pomina đã tăng thêm 1,5 triệu đồng/tấn.
Giá thép cuộn loại phi 6 trước đây chỉ dao động khoảng 13,1 triệu đồng/tấn, nhưng đến nay đã tăng lên 14,7 triệu đồng/tấn; giá thép cây của Tổng Công ty Thép Việt Nam bán cho các đại lý đã lên 14,707 triệu đồng/tấn, thép cuộn lên 14,594 triệu đồng/tấn.
Theo Chi cục Quản lý thị trường thành phố, so với cùng kỳ năm 2009, giá thép phi 6,8 tăng 3.100 đồng/kg, bán lẻ hiện khoảng 14.000 đồng/kg, phi 16 tăng thêm 46.400 đồng/cây, phi 20 tăng 73.000 đồng/cây.
Mức tăng này mới chỉ ở các nhà máy, thực tế ngoài thị trường bán lẻ, giá thép còn cao hơn nhiều và mạnh ai nấy làm giá và thường chênh nhau từ 500.000 đồng đến gần một triệu đồng/tấn. Giá Thép Việt, nhà máy công bố chỉ 13,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá bán lẻ ngoài thị trường lên đến 14-14,7 triệu đồng/tấn. |
Cùng một chủng loại sắt thép nhưng báo giá của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng không đồng nhất và có sự chênh nhau đáng kể, chị Phương bức xúc nói.
Dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bắt đầu phục hồi sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng, mở rộng quy mô của doanh nghiệp và người dân.
Tổng sản lượng thép tiêu thụ của cả nước trong năm nay sẽ đạt khoảng 5,8 triệu tấn, tăng hơn 10% so với năm 2009. Ước tính của VSA, lượng thép tiêu thụ trong tháng Ba đạt 470.000 tấn, tăng ít nhất 150.000 tấn so với tháng trước.
Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho biết tính tới thời điểm đầu năm nay, nguồn dự trữ sắt thép tồn kho ở các doanh nghiệp khá cao, ước tính khoảng gần hai triệu tấn thép thành phẩm và khoảng một triệu tấn phôi. Hiện lượng thép thành phẩm tồn kho của các thành viên trong VSA còn khoảng hơn 220.000 tấn và đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhu cầu xây dựng của người dân và các doanh nghiệp được dự báo sẽ tăng trong năm nay nhưng với lượng thép tồn kho và khả năng sản xuất của các nhà máy, nhu cầu về thép hoàn toàn được đáp ứng.
Hàng không khan hiếm, nhưng cớ sao giá thép lại tăng với mức kỷ lục như hiện nay? Người tiêu dùng nghi ngờ đặt câu hỏi: Có hay không sự “làm giá” của các doanh nghiệp sản xuất hay các đại lý kinh doanh mặt hàng này?/.
Quyết định xây dựng văn phòng, chuyển địa điểm giao dịch công ty về Phú Mỹ Hưng, quận 7, chị Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Nam Dương, đang lo lắng không yên.
“Giá sắt thép tăng cao như thế này đã làm cho kế hoạch xây dựng văn phòng công ty của chúng tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Kinh phí dự trù xây dựng chỉ khoảng tám tỷ, nhưng với đà tăng giá của sắt thép, công ty phải sẽ bỏ thêm không ít để hoàn thiện văn phòng,” chị Phương nói.
Khảo sát một vòng thị trường sắt thép trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sáng 30/3 cho thấy, giá cả nóng nhất hiện nay là thép xây dựng và chỉ gần một tháng qua, giá bán đến tay người tiêu dùng đã tăng từ một đến gần hai triệu đồng/tấn, tùy loại thép cây hay thép cuộn.
Anh Dũng - chủ một đại lý kinh doanh sắt thép xây dựng trên đường Cách Mạng Tháng Tám - cho biết qua bốn lần điều chỉnh giá, hiện giá thép cuộn của một số hãng như VinaKyoel, thép Việt Pomina đã tăng thêm 1,5 triệu đồng/tấn.
Giá thép cuộn loại phi 6 trước đây chỉ dao động khoảng 13,1 triệu đồng/tấn, nhưng đến nay đã tăng lên 14,7 triệu đồng/tấn; giá thép cây của Tổng Công ty Thép Việt Nam bán cho các đại lý đã lên 14,707 triệu đồng/tấn, thép cuộn lên 14,594 triệu đồng/tấn.
Theo Chi cục Quản lý thị trường thành phố, so với cùng kỳ năm 2009, giá thép phi 6,8 tăng 3.100 đồng/kg, bán lẻ hiện khoảng 14.000 đồng/kg, phi 16 tăng thêm 46.400 đồng/cây, phi 20 tăng 73.000 đồng/cây.
Mức tăng này mới chỉ ở các nhà máy, thực tế ngoài thị trường bán lẻ, giá thép còn cao hơn nhiều và mạnh ai nấy làm giá và thường chênh nhau từ 500.000 đồng đến gần một triệu đồng/tấn. Giá Thép Việt, nhà máy công bố chỉ 13,7 triệu đồng/tấn, nhưng giá bán lẻ ngoài thị trường lên đến 14-14,7 triệu đồng/tấn. |
Cùng một chủng loại sắt thép nhưng báo giá của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng không đồng nhất và có sự chênh nhau đáng kể, chị Phương bức xúc nói.
Dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bắt đầu phục hồi sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng, mở rộng quy mô của doanh nghiệp và người dân.
Tổng sản lượng thép tiêu thụ của cả nước trong năm nay sẽ đạt khoảng 5,8 triệu tấn, tăng hơn 10% so với năm 2009. Ước tính của VSA, lượng thép tiêu thụ trong tháng Ba đạt 470.000 tấn, tăng ít nhất 150.000 tấn so với tháng trước.
Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho biết tính tới thời điểm đầu năm nay, nguồn dự trữ sắt thép tồn kho ở các doanh nghiệp khá cao, ước tính khoảng gần hai triệu tấn thép thành phẩm và khoảng một triệu tấn phôi. Hiện lượng thép thành phẩm tồn kho của các thành viên trong VSA còn khoảng hơn 220.000 tấn và đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhu cầu xây dựng của người dân và các doanh nghiệp được dự báo sẽ tăng trong năm nay nhưng với lượng thép tồn kho và khả năng sản xuất của các nhà máy, nhu cầu về thép hoàn toàn được đáp ứng.
Hàng không khan hiếm, nhưng cớ sao giá thép lại tăng với mức kỷ lục như hiện nay? Người tiêu dùng nghi ngờ đặt câu hỏi: Có hay không sự “làm giá” của các doanh nghiệp sản xuất hay các đại lý kinh doanh mặt hàng này?/.
(Báo Tin tức/Vietnam+)