Hoạt động giao thông và sinh hoạt đời sống của người dân hầu hết các nước châu Âu tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do những đợt giá rét với nhiệt độ xuống tới âm 33 độ C và bão tuyết dữ dội kéo dài từ nhiều ngày qua.
Tính đến ngày 21/12, số người chết do ảnh hưởng của đợt giá rét này đã lên tới 80 người, các hoạt động giao thông vẫn bị rối loạn, các chuyến tàu cao tốc Eurostar mới chỉ nối lại hoạt động ở mức hạn chế sau 3 ngày bị tê liệt.
Hàng nghìn hành khách đi lại trên phương tiện giao thông nối liền Anh-Pháp vẫn ở trong tình trạng "ăn trực nằm chờ" trong đường hầm. Nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy bỏ.
Đợt thiên tai này đã gây khó khăn lớn cho người dân và thiệt hại nặng nề cho các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải khi nhu cầu đi lại của người dân rất lớn trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Theo số liệu thống kê, đến nay Ba Lan là nước bị thiệt hại lớn nhất về người với số người chết lên tới 42 người trong đợt giá rét này khi nhiệt độ có lúc xuống tới âm 20 độ C.
Tiếp theo là Ukraine với số người chết là 27 người. Số người chết do giá rét còn được thống kê ở một số nước khác như Pháp, Đức, Croatia.
Hàng trăm chuyến bay bay nội địa và quốc tế từ các sân bay lớn của Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Romania bị hủy hoặc hoãn nhiều giờ do tuyết phủ dày tại các sân bay.
Khoảng 20% chuyến bay từ sân bay quốc tế Charles de Gaulle ở thủ đô Paris (Pháp) bị hủy. Hoạt động tại một số sân bay tại các thành phố lớn ở Đức như Dusseldorf và Franfurt, hay ở Brussels (Bỉ) mới chỉ được phục hồi ở mức hạn chế do bão tuyết kéo dài.
Mạng lưới đường sắt ở nhiều nước cũng bị tê liệt do bị tuyết bao phủ, ảnh hưởng đến việc đi lại của hàng triệu lượt hành khách. Pháp càng gặp khó khăn trong hoạt động vận tải khi tuyến tàu chở hành khách đi vé tháng (RER) nối liền khu vực phía Đông và Tây thủ đô Paris bị ngừng trệ từ 13 ngày qua do cuộc bãi công của công nhân.
Các tuyến đường bộ ở hầu hết các nước châu Âu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão tuyết và đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết người.
Nhiều tuyến giao thông đường bộ huyết mạch ở thủ đô Matxcơva và thành phố Saint Petersburg của Nga đã bị tuyết đã phù dày tới 20 cm, khiến việc lưu thông của hàng chục nghìn ôtô bị ngưng trệ.
Liên quan đến việc tàu cao tốc Eurostar ngừng hoạt động từ mấy ngày qua, phóng viên TTXVN tại London cho biết Bộ trưởng Giao thông Anh, Pháp đã yêu cầu tiến hành điều tra về vụ việc này.
Đến ngày 21/12 là ngày thứ 3 liên tiếp tàu liên vận quốc tế Eurostar chạy tuyến đường London, Paris và Brussels vẫn phải tiếp tục hủy một số chuyến, nâng tổng số hành khách của Eurostar bị mắc kẹt trong những ngày bận rộn của mùa Giáng sinh và Năm mới lên tới trên 100.000 người.
Tổng giám đốc điều hành của Eurostar, Richard Brown, cho biết số hành khách mà hãng này sẽ phải bồi thường thiệt hại do 3 ngày ngưng hoạt động vừa qua lên tới 125.000 hành khách và việc này đã làm giảm uy tín của hãng.
Ông Richard Brown đưa ra lý do làm gián đoạn hoạt động của Eurostar là do tuyết rơi dày, nhiệt độ lạnh tại khu vực phía bắc của Pháp, nhưng giới chính trị Anh, và Pháp đều cho rằng lý do đưa ra đó không thỏa đáng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu chủ tịch của Eurostar và là chủ tịch Công đoàn ngành vận tải đường sắt Pháp (SNCF) đến điện Elysée để giải thích lý do vì sao Eurostar không hoạt động được.
Bộ trưởng giao thông Anh Sadiq Khan cũng lên tiếng bất bình vì việc hành khách không được thông báo kịp thời và yêu cầu Eurostar viết báo cáo điều tra vụ việc này.
Hoạt động của Eurostar bắt đầu bị gián đoạn từ hôm 18/12, một số chuyến tàu phải ngưng lại tại đường hầm qua eo biển Manche sau khi cần gạt tuyết trên toa lái tàu làm việc không hiệu quả, khiến hàng nghìn hành khách bị kẹt lại trong các toa tầu tới 16 tiếng đồng hồ trong đêm giá lạnh không thực phẩm và nước uống./.
Tính đến ngày 21/12, số người chết do ảnh hưởng của đợt giá rét này đã lên tới 80 người, các hoạt động giao thông vẫn bị rối loạn, các chuyến tàu cao tốc Eurostar mới chỉ nối lại hoạt động ở mức hạn chế sau 3 ngày bị tê liệt.
Hàng nghìn hành khách đi lại trên phương tiện giao thông nối liền Anh-Pháp vẫn ở trong tình trạng "ăn trực nằm chờ" trong đường hầm. Nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy bỏ.
Đợt thiên tai này đã gây khó khăn lớn cho người dân và thiệt hại nặng nề cho các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải khi nhu cầu đi lại của người dân rất lớn trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Theo số liệu thống kê, đến nay Ba Lan là nước bị thiệt hại lớn nhất về người với số người chết lên tới 42 người trong đợt giá rét này khi nhiệt độ có lúc xuống tới âm 20 độ C.
Tiếp theo là Ukraine với số người chết là 27 người. Số người chết do giá rét còn được thống kê ở một số nước khác như Pháp, Đức, Croatia.
Hàng trăm chuyến bay bay nội địa và quốc tế từ các sân bay lớn của Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Romania bị hủy hoặc hoãn nhiều giờ do tuyết phủ dày tại các sân bay.
Khoảng 20% chuyến bay từ sân bay quốc tế Charles de Gaulle ở thủ đô Paris (Pháp) bị hủy. Hoạt động tại một số sân bay tại các thành phố lớn ở Đức như Dusseldorf và Franfurt, hay ở Brussels (Bỉ) mới chỉ được phục hồi ở mức hạn chế do bão tuyết kéo dài.
Mạng lưới đường sắt ở nhiều nước cũng bị tê liệt do bị tuyết bao phủ, ảnh hưởng đến việc đi lại của hàng triệu lượt hành khách. Pháp càng gặp khó khăn trong hoạt động vận tải khi tuyến tàu chở hành khách đi vé tháng (RER) nối liền khu vực phía Đông và Tây thủ đô Paris bị ngừng trệ từ 13 ngày qua do cuộc bãi công của công nhân.
Các tuyến đường bộ ở hầu hết các nước châu Âu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão tuyết và đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết người.
Nhiều tuyến giao thông đường bộ huyết mạch ở thủ đô Matxcơva và thành phố Saint Petersburg của Nga đã bị tuyết đã phù dày tới 20 cm, khiến việc lưu thông của hàng chục nghìn ôtô bị ngưng trệ.
Liên quan đến việc tàu cao tốc Eurostar ngừng hoạt động từ mấy ngày qua, phóng viên TTXVN tại London cho biết Bộ trưởng Giao thông Anh, Pháp đã yêu cầu tiến hành điều tra về vụ việc này.
Đến ngày 21/12 là ngày thứ 3 liên tiếp tàu liên vận quốc tế Eurostar chạy tuyến đường London, Paris và Brussels vẫn phải tiếp tục hủy một số chuyến, nâng tổng số hành khách của Eurostar bị mắc kẹt trong những ngày bận rộn của mùa Giáng sinh và Năm mới lên tới trên 100.000 người.
Tổng giám đốc điều hành của Eurostar, Richard Brown, cho biết số hành khách mà hãng này sẽ phải bồi thường thiệt hại do 3 ngày ngưng hoạt động vừa qua lên tới 125.000 hành khách và việc này đã làm giảm uy tín của hãng.
Ông Richard Brown đưa ra lý do làm gián đoạn hoạt động của Eurostar là do tuyết rơi dày, nhiệt độ lạnh tại khu vực phía bắc của Pháp, nhưng giới chính trị Anh, và Pháp đều cho rằng lý do đưa ra đó không thỏa đáng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu chủ tịch của Eurostar và là chủ tịch Công đoàn ngành vận tải đường sắt Pháp (SNCF) đến điện Elysée để giải thích lý do vì sao Eurostar không hoạt động được.
Bộ trưởng giao thông Anh Sadiq Khan cũng lên tiếng bất bình vì việc hành khách không được thông báo kịp thời và yêu cầu Eurostar viết báo cáo điều tra vụ việc này.
Hoạt động của Eurostar bắt đầu bị gián đoạn từ hôm 18/12, một số chuyến tàu phải ngưng lại tại đường hầm qua eo biển Manche sau khi cần gạt tuyết trên toa lái tàu làm việc không hiệu quả, khiến hàng nghìn hành khách bị kẹt lại trong các toa tầu tới 16 tiếng đồng hồ trong đêm giá lạnh không thực phẩm và nước uống./.
(TTXVN/Vietnam+)