Theo kết quả khảo sát thường niên đối với lĩnh vực dịch vụ khách sạn được Grant Thornton Việt Nam công bố ngày 8/6, giá phòng trung bình của các khách sạn cao cấp ở Việt Nam đã giảm 31,9% trong năm 2009.
Grant Thornton nhận định suy thoái toàn cầu trong năm 2009 đã có tác động lâu dài và đáng kể đến ngành du lịch và khách sạn trên toàn cầu. Không nằm ngoài phạm vi này, ngành du lịch và khách sạn của Việt Nam cũng gánh chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Suy giảm giá phòng mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao, còn ở các khách sạn 3 và 4 sao giảm nhẹ hơn, điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng sang phân khúc khách sạn ít đắt tiền hơn.
Tuy nhiên, mặc dù giá phòng và công suất phòng bị suy giảm nhưng các khách sạn đã cố gắng gia tăng phần doanh thu từ các dịch vụ khác, phần nào đã bù đắp sự suy giảm của doanh thu phòng.
Báo cáo cho thấy doanh thu từ dịch vụ nhà hàng, tính theo tỷ lệ trên tổng doanh thu, tăng 8,9% và doanh thu từ các dịch vụ khác như spa, tiệc, hội thảo, trung tâm dịch vụ văn phòng và dịch vụ du lịch đã tăng 8,2%.
Sự tăng trưởng này đã góp phần giúp các khách sạn giữ được mức lợi nhuận năm 2009 ở mức tương tự với năm 2008 trong lúc phải đối mặt với các khó khăn chung của nền kinh tế.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 11% trong năm 2009. Sự suy giảm của số lượng khách quốc tế cùng với sự tăng trưởng tích cực của kinh tế nội địa khiến cho tỷ lệ phòng bán cho khách nội địa tính theo phần trăm số phòng bán được của các khách sạn tăng lên, từ 19,7% của năm 2008 lên đến 26,3% trong năm 2009, thể hiện mức tăng trưởng 33,5% của khách lưu trú nội địa giữa hai năm.
Cuộc khảo sát của Grant Thornton lần này được thực hiện trên 7.963 phòng của 69 khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ 3 đến 5 sao trên khắp Việt Nam./.
Grant Thornton nhận định suy thoái toàn cầu trong năm 2009 đã có tác động lâu dài và đáng kể đến ngành du lịch và khách sạn trên toàn cầu. Không nằm ngoài phạm vi này, ngành du lịch và khách sạn của Việt Nam cũng gánh chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Suy giảm giá phòng mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao, còn ở các khách sạn 3 và 4 sao giảm nhẹ hơn, điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng sang phân khúc khách sạn ít đắt tiền hơn.
Tuy nhiên, mặc dù giá phòng và công suất phòng bị suy giảm nhưng các khách sạn đã cố gắng gia tăng phần doanh thu từ các dịch vụ khác, phần nào đã bù đắp sự suy giảm của doanh thu phòng.
Báo cáo cho thấy doanh thu từ dịch vụ nhà hàng, tính theo tỷ lệ trên tổng doanh thu, tăng 8,9% và doanh thu từ các dịch vụ khác như spa, tiệc, hội thảo, trung tâm dịch vụ văn phòng và dịch vụ du lịch đã tăng 8,2%.
Sự tăng trưởng này đã góp phần giúp các khách sạn giữ được mức lợi nhuận năm 2009 ở mức tương tự với năm 2008 trong lúc phải đối mặt với các khó khăn chung của nền kinh tế.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 11% trong năm 2009. Sự suy giảm của số lượng khách quốc tế cùng với sự tăng trưởng tích cực của kinh tế nội địa khiến cho tỷ lệ phòng bán cho khách nội địa tính theo phần trăm số phòng bán được của các khách sạn tăng lên, từ 19,7% của năm 2008 lên đến 26,3% trong năm 2009, thể hiện mức tăng trưởng 33,5% của khách lưu trú nội địa giữa hai năm.
Cuộc khảo sát của Grant Thornton lần này được thực hiện trên 7.963 phòng của 69 khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ 3 đến 5 sao trên khắp Việt Nam./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)