Theo báo Thư tín địa cầu số ra ngày 25/8, việc giá lương thực tăng cao khiến người nghèo thêm khổ là điều khá dễ hiểu, và Ngân hàng Thế giới (WB) thường hay gắn hai vấn đề này với nhau.
Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã giúp nước này giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc chỉ là một hiện tượng, đồng thời cảnh báo mô hình Trung Quốc không thể áp dụng cho các khu vực khác.
Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với thế giới về sự phát triển kinh tế kỳ diệu của mình, với tỷ lệ đói nghèo (có mức sống dưới 1,25 USD/ngày) giảm mạnh xuống dưới 10% hiện nay, từ khoảng 40% cách đây hai thập kỷ.
Số người thoát nghèo nhiều như vậy tại Trung Quốc thường được coi là một thành tựu trong chiến lược phát triển nhờ vào xuất khẩu của nước này, khiến hàng trăm triệu nông dân đổ xô ra thành phố làm công nhân.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Scotland James Mirrlees, đang giảng dạy tại trường Đại học Hong Kong, cho rằng thay vì câu chuyện về đô thị hóa, sự trỗi dậy khỏi đói nghèo ở Trung Quốc là một hiện tượng nông thôn, với một trong những nhân tố góp phần tạo nên điều này là quyền sở hữu đất đai.
Chính phủ Trung Quốc đang phân phối đất đai tương đối công bằng - phổ biến mối lợi của giá trị tài sản gia tăng, thay vì chỉ tập trung lợi nhuận trong tay một số tương đối ít các chủ đất tư nhân, giống như xu hướng tại các nền kinh tế thị trường đang nổi khác.
Nhưng theo ông Mirrlees, lý do lớn hơn chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Từ năm 1978 đến năm 2008, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, làm trụ cột cho tăng trưởng các dịch vụ tại khu vực nông thôn. Giá nhân công đầu vào liên tục được giữ vững, trong khi diện tích đất được tưới tiêu tăng 50% và việc sử dụng phân bón tăng vọt. Đây chính là phiên bản cuộc Cách mạng Xanh của Trung Quốc.
Nếu xem xét theo cách này, liệu giá lương thực tăng cao đang hỗ trợ hay làm hại khu vực nông thôn của Trung Quốc? Ông Mirrlees nói: "Nếu người ta chỉ có một nông trại nhỏ và phải bán lương thực để trang trải các nhu cầu khác của cuộc sống, thì khi đó, việc giá lương thực tăng lên là điều duy nhất mà họ mong muốn."
Tuy nhiên, ông Mirrlees cảnh báo kinh nghiệm của Trung Quốc khó có thể áp dụng hiệu quả tại các khu vực khác, với tình hình tại châu Phi và Mỹ Latinh đều khác biệt./.
Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã giúp nước này giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc chỉ là một hiện tượng, đồng thời cảnh báo mô hình Trung Quốc không thể áp dụng cho các khu vực khác.
Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với thế giới về sự phát triển kinh tế kỳ diệu của mình, với tỷ lệ đói nghèo (có mức sống dưới 1,25 USD/ngày) giảm mạnh xuống dưới 10% hiện nay, từ khoảng 40% cách đây hai thập kỷ.
Số người thoát nghèo nhiều như vậy tại Trung Quốc thường được coi là một thành tựu trong chiến lược phát triển nhờ vào xuất khẩu của nước này, khiến hàng trăm triệu nông dân đổ xô ra thành phố làm công nhân.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Scotland James Mirrlees, đang giảng dạy tại trường Đại học Hong Kong, cho rằng thay vì câu chuyện về đô thị hóa, sự trỗi dậy khỏi đói nghèo ở Trung Quốc là một hiện tượng nông thôn, với một trong những nhân tố góp phần tạo nên điều này là quyền sở hữu đất đai.
Chính phủ Trung Quốc đang phân phối đất đai tương đối công bằng - phổ biến mối lợi của giá trị tài sản gia tăng, thay vì chỉ tập trung lợi nhuận trong tay một số tương đối ít các chủ đất tư nhân, giống như xu hướng tại các nền kinh tế thị trường đang nổi khác.
Nhưng theo ông Mirrlees, lý do lớn hơn chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Từ năm 1978 đến năm 2008, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, làm trụ cột cho tăng trưởng các dịch vụ tại khu vực nông thôn. Giá nhân công đầu vào liên tục được giữ vững, trong khi diện tích đất được tưới tiêu tăng 50% và việc sử dụng phân bón tăng vọt. Đây chính là phiên bản cuộc Cách mạng Xanh của Trung Quốc.
Nếu xem xét theo cách này, liệu giá lương thực tăng cao đang hỗ trợ hay làm hại khu vực nông thôn của Trung Quốc? Ông Mirrlees nói: "Nếu người ta chỉ có một nông trại nhỏ và phải bán lương thực để trang trải các nhu cầu khác của cuộc sống, thì khi đó, việc giá lương thực tăng lên là điều duy nhất mà họ mong muốn."
Tuy nhiên, ông Mirrlees cảnh báo kinh nghiệm của Trung Quốc khó có thể áp dụng hiệu quả tại các khu vực khác, với tình hình tại châu Phi và Mỹ Latinh đều khác biệt./.
Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+)