Trong phiên giao dịch ngày 8/2 tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ), giá lúa mỳ đã chạm mức cao nhất trong 28 tháng, trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng lạm phát hối thúc các nhà đầu tư tích cực dự trữ ngũ cốc.
Theo chân lúa mỳ, đậu tương cũng được đà tăng giá, trong khi giá ngô giảm nhẹ.
Cuối phiên này, giá lúa mỳ giao tháng 3 tăng 15,5 xu (1,8%) lên 8,7425 USD/bushel và giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 9,75 xu (0,68%) lên 14,3425 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô giảm 1 xu (0,15%) xuống 6,7375 USD/bushel.
Giới giao dịch cho biết một số nhà xuất khẩu đang tăng cường hoạt động mua vào, do lo sợ giá ngũ cốc tiếp tục ở mức cao sẽ làm gia tăng bất ổn xã hội. Theo một báo cáo của Tập đoàn CME, Ai Cập, quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã mua 55.000 tấn lúa mỳ của Mỹ vào ngày 5/2.
Trong khi đó, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Algeria cũng đã đưa ra đề xuất mua lúa mỳ. Dự kiến, Iran và Arập Xêút cũng sẽ sớm "tham gia" vào thị trường này.
Trên thị trường đậu tương, đầu phiên 8/2 giá nông sản này chịu sức ép giảm giá, do tác động của hai nhân tố là đồn đoán giới đầu tư đã mua quá nhiều đậu tương và quan ngại động thái tăng lãi suất của Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, vốn có khả năng làm giảm nhu cầu đối với nông sản.
Song, đến cuối phiên, dự đoán dự trữ đậu tương của Bộ Nông nghiệp Mỹ giảm lại đẩy giá nông sản này đi lên. Trong khi đó, giá ngô giảm nhẹ, do chịu sức ép bán ra.
Ngày 8/2, Trung Quốc đưa ra quyết định tăng lãi suất, nhằm kiềm chế lạm phát. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên trong năm nay của Bắc Kinh và đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ với thị trường rằng "người khổng lồ châu Á" này sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lạm phát./.
Theo chân lúa mỳ, đậu tương cũng được đà tăng giá, trong khi giá ngô giảm nhẹ.
Cuối phiên này, giá lúa mỳ giao tháng 3 tăng 15,5 xu (1,8%) lên 8,7425 USD/bushel và giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 9,75 xu (0,68%) lên 14,3425 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô giảm 1 xu (0,15%) xuống 6,7375 USD/bushel.
Giới giao dịch cho biết một số nhà xuất khẩu đang tăng cường hoạt động mua vào, do lo sợ giá ngũ cốc tiếp tục ở mức cao sẽ làm gia tăng bất ổn xã hội. Theo một báo cáo của Tập đoàn CME, Ai Cập, quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã mua 55.000 tấn lúa mỳ của Mỹ vào ngày 5/2.
Trong khi đó, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Algeria cũng đã đưa ra đề xuất mua lúa mỳ. Dự kiến, Iran và Arập Xêút cũng sẽ sớm "tham gia" vào thị trường này.
Trên thị trường đậu tương, đầu phiên 8/2 giá nông sản này chịu sức ép giảm giá, do tác động của hai nhân tố là đồn đoán giới đầu tư đã mua quá nhiều đậu tương và quan ngại động thái tăng lãi suất của Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, vốn có khả năng làm giảm nhu cầu đối với nông sản.
Song, đến cuối phiên, dự đoán dự trữ đậu tương của Bộ Nông nghiệp Mỹ giảm lại đẩy giá nông sản này đi lên. Trong khi đó, giá ngô giảm nhẹ, do chịu sức ép bán ra.
Ngày 8/2, Trung Quốc đưa ra quyết định tăng lãi suất, nhằm kiềm chế lạm phát. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên trong năm nay của Bắc Kinh và đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ với thị trường rằng "người khổng lồ châu Á" này sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lạm phát./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)