Đi qua gần trọn cuộc đời, nhưng già làng Y Kông người dân tộc Cơ Tu ở thôn Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn đau đáu nỗi niềm về bản sắc văn hóa của dân tộc mình đang dần bị mai một theo thời gian, nhiều giá trị có nguy cơ thất truyền.
Chính vì tình yêu cháy bỏng với dân tộc mình nên dẫu đã vượt xa tuổi bát tuần nhưng ông ngày đêm vẫn miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của dân tộc mình.
Ông được cộng đồng người Cơ Tu nơi ông sinh sống trân trọng như một tượng đài lưu giữ hồn dân tộc.
Để thực hiện hoài bão của mình, già làng Y Kông đã không ngần ngại biến ngôi nhà ở của riêng gia đình ông trở thành một bảo tàng thu nhỏ với hàng trăm hiện vật lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người Cơ Tu ở miền Tây Quảng Nam.
Nhà ở của ông bây giờ không chỉ là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Cơ Tu mà còn là điểm dừng chân thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa và tập quán của con người ở miền sơn cước này.
Có thể nói, cả đời Y Kông là một chuỗi quá trình cống hiến. Thời trai trẻ cống hiến cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đem ánh sáng và thành quả cách mạng về với bản làng người Cơ Tu, đến cuối đời thì dồn toàn bộ tâm trí, sức lực và tiền của vào việc sưu tầm, tôn tạo, phục dựng tất cả những gì thuộc về văn hóa của người Cơ Tu.
Ông tâm sự, hơn 60 năm tham gia cách mạng, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau nhưng khi về nghỉ hưu ông chợt nhận ra rằng do tác động của nhiều yếu tố khiến bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu của ông đã bị mai một rất nhiều.
Bằng tình yêu thiết tha đối với dân tộc mình, ông đã dành nhiều năm lặn lội khắp các bản làng của người Cơ Tu để sưu tầm hàng chục loại cổ vật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Cơ Tu.
Đó là những loại nhạc cụ được dùng trong những ngày lễ lớn của cộng đồng, là những linh cụ dùng để cầu khẩn thần linh sông núi ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, là những chiếc đàn của trai gái Cơ Tu sử dụng để tìm kiếm, giao duyên trong những mùa lễ hội, là các loại phương tiện dùng trong cuộc sống hằng ngày...
Với già làng, nghệ nhân Y Kông, mỗi loại nhạc cụ của người Cơ Tu đều mang sắc thái biểu cảm khác nhau của con người trong mỗi hoàn cảnh. Mỗi loại nhạc cụ dù thô sơ đến mấy cũng có khả năng biểu hiện cảm xúc của con người qua từng cung bậc khác nhau.
Cùng một nhạc cụ là chiếc tù và nhưng sử dụng trong lúc cộng đồng gặp nguy nan cần hợp sức lại để chiến đấu chống lại cái ác khác với tiếng tù và cất lên lúc lễ múa hát mừng lúa mới; tiếng trống Tâm Preh âm trầm lúc tế lễ thần linh nhưng mạnh mẽ lúc ăn trâu mừng mùa rẫy mới; tiếng kèn Abel vang xa tận rừng sâu núi thẳm để gửi gắm những thông điệp của cộng đồng đến thế giới tâm linh nhưng ngọt ngào đằm thắm khi báo tin người yêu đến…
Cùng với việc bỏ công sức và tiền của để sưu tầm, nâng niu và bảo tồn những giá trị văn hóa đang phải đối diện với sự mai một, thất truyền, ông cũng từng cặm cụi hết tháng này qua năm nọ để thổi hồn dân tộc mình vào những thớ gỗ vô tri.
Qua bàn tay, khối óc của ông, những thớ gỗ vô tri đã hóa thân thành những tượng người, tượng linh vật, tượng thần linh sông núi ....là những thành tố góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.
Mùa rẫy này, già làng Y Kông đã vượt khá xa tuổi bát thập, chân đã yếu, mắt đã mờ, tai không còn nghe rõ tiếng con mang tác trong rừng sâu nhưng trong lòng ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm về việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người Cơ Tu đang bị mai một, thất truyền. Niềm mong muốn nhất của già làng, nghệ nhân Y Kông bây giờ là mong mỏi lớp trẻ học hỏi để giữ gìn cho bằng được những gía trị văn hóa tinh thần của đồng bào.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động nên việc sử dụng các loại hình văn hóa nghệ thuật, việc sử dụng các gía trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời sống hằng ngày để nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách người Cơ Tu của một bộ phận không nhỏ lớp người trẻ hôm nay đã khiến Y Kông mang nặng trong lòng nỗi niềm hoài cổ triền miên.
Ghi nhận về những nỗ lực của già làng Y Kông trong việc giữ gìn vốn văn hóa qúy giá của cộng đồng dân tộc Cơ Tu đang có nguy cơ bị mai một và thất truyền, ông Đỗ Tài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang cho biết, huyện đã phối hợp với các công ty du lịch lữ hành đưa bảo tàng của già làng Y Kông trở thành một trong những điểm đến du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho già làng Y Kông có thêm nguồn thu nhập để thực hiện công việc sưu tầm và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Về lâu dài, huyện Đông Giang đang thực hiện đề án bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa Cơ Tu, phát huy vai trò của giààng, trưởng bản, nghệ nhân trong việc lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu, hỗ trợ kinh phí và vận động cộng đồng dân tộc ở tất cả các địa phương trong huyện khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ tại cộng đồng dân cư.
Cả đời tham gia cách mạng của mình, già làng Y Kông từng giữ nhiều trọng trách khác nhau, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Và bây giờ, bằng việc làm của mình, không những Y Kông đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu, ông còn là tượng đài trong lòng nhiều người./.
Chính vì tình yêu cháy bỏng với dân tộc mình nên dẫu đã vượt xa tuổi bát tuần nhưng ông ngày đêm vẫn miệt mài làm công việc vô cùng ý nghĩa là sưu tầm phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của dân tộc mình.
Ông được cộng đồng người Cơ Tu nơi ông sinh sống trân trọng như một tượng đài lưu giữ hồn dân tộc.
Để thực hiện hoài bão của mình, già làng Y Kông đã không ngần ngại biến ngôi nhà ở của riêng gia đình ông trở thành một bảo tàng thu nhỏ với hàng trăm hiện vật lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người Cơ Tu ở miền Tây Quảng Nam.
Nhà ở của ông bây giờ không chỉ là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Cơ Tu mà còn là điểm dừng chân thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa và tập quán của con người ở miền sơn cước này.
Có thể nói, cả đời Y Kông là một chuỗi quá trình cống hiến. Thời trai trẻ cống hiến cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đem ánh sáng và thành quả cách mạng về với bản làng người Cơ Tu, đến cuối đời thì dồn toàn bộ tâm trí, sức lực và tiền của vào việc sưu tầm, tôn tạo, phục dựng tất cả những gì thuộc về văn hóa của người Cơ Tu.
Ông tâm sự, hơn 60 năm tham gia cách mạng, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau nhưng khi về nghỉ hưu ông chợt nhận ra rằng do tác động của nhiều yếu tố khiến bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu của ông đã bị mai một rất nhiều.
Bằng tình yêu thiết tha đối với dân tộc mình, ông đã dành nhiều năm lặn lội khắp các bản làng của người Cơ Tu để sưu tầm hàng chục loại cổ vật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Cơ Tu.
Đó là những loại nhạc cụ được dùng trong những ngày lễ lớn của cộng đồng, là những linh cụ dùng để cầu khẩn thần linh sông núi ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, là những chiếc đàn của trai gái Cơ Tu sử dụng để tìm kiếm, giao duyên trong những mùa lễ hội, là các loại phương tiện dùng trong cuộc sống hằng ngày...
Với già làng, nghệ nhân Y Kông, mỗi loại nhạc cụ của người Cơ Tu đều mang sắc thái biểu cảm khác nhau của con người trong mỗi hoàn cảnh. Mỗi loại nhạc cụ dù thô sơ đến mấy cũng có khả năng biểu hiện cảm xúc của con người qua từng cung bậc khác nhau.
Cùng một nhạc cụ là chiếc tù và nhưng sử dụng trong lúc cộng đồng gặp nguy nan cần hợp sức lại để chiến đấu chống lại cái ác khác với tiếng tù và cất lên lúc lễ múa hát mừng lúa mới; tiếng trống Tâm Preh âm trầm lúc tế lễ thần linh nhưng mạnh mẽ lúc ăn trâu mừng mùa rẫy mới; tiếng kèn Abel vang xa tận rừng sâu núi thẳm để gửi gắm những thông điệp của cộng đồng đến thế giới tâm linh nhưng ngọt ngào đằm thắm khi báo tin người yêu đến…
Cùng với việc bỏ công sức và tiền của để sưu tầm, nâng niu và bảo tồn những giá trị văn hóa đang phải đối diện với sự mai một, thất truyền, ông cũng từng cặm cụi hết tháng này qua năm nọ để thổi hồn dân tộc mình vào những thớ gỗ vô tri.
Qua bàn tay, khối óc của ông, những thớ gỗ vô tri đã hóa thân thành những tượng người, tượng linh vật, tượng thần linh sông núi ....là những thành tố góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.
Mùa rẫy này, già làng Y Kông đã vượt khá xa tuổi bát thập, chân đã yếu, mắt đã mờ, tai không còn nghe rõ tiếng con mang tác trong rừng sâu nhưng trong lòng ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm về việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người Cơ Tu đang bị mai một, thất truyền. Niềm mong muốn nhất của già làng, nghệ nhân Y Kông bây giờ là mong mỏi lớp trẻ học hỏi để giữ gìn cho bằng được những gía trị văn hóa tinh thần của đồng bào.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động nên việc sử dụng các loại hình văn hóa nghệ thuật, việc sử dụng các gía trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời sống hằng ngày để nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách người Cơ Tu của một bộ phận không nhỏ lớp người trẻ hôm nay đã khiến Y Kông mang nặng trong lòng nỗi niềm hoài cổ triền miên.
Ghi nhận về những nỗ lực của già làng Y Kông trong việc giữ gìn vốn văn hóa qúy giá của cộng đồng dân tộc Cơ Tu đang có nguy cơ bị mai một và thất truyền, ông Đỗ Tài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang cho biết, huyện đã phối hợp với các công ty du lịch lữ hành đưa bảo tàng của già làng Y Kông trở thành một trong những điểm đến du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho già làng Y Kông có thêm nguồn thu nhập để thực hiện công việc sưu tầm và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Về lâu dài, huyện Đông Giang đang thực hiện đề án bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa Cơ Tu, phát huy vai trò của giààng, trưởng bản, nghệ nhân trong việc lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu, hỗ trợ kinh phí và vận động cộng đồng dân tộc ở tất cả các địa phương trong huyện khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ tại cộng đồng dân cư.
Cả đời tham gia cách mạng của mình, già làng Y Kông từng giữ nhiều trọng trách khác nhau, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Và bây giờ, bằng việc làm của mình, không những Y Kông đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu, ông còn là tượng đài trong lòng nhiều người./.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)