Gia Lai: Làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đập thủy điện Ia Glae 2

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế đã yêu cầu các sở, ngành khắc phục hậu quả vụ vỡ đập thủy điện Ia Glae 2 và đảm bảo an toàn cho người dân.
Gia Lai: Làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đập thủy điện Ia Glae 2 ảnh 1Hiện trường vụ vỡ đập Thủy điện Ia Glae 2 ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

Chiều 11/10, sau khi nhận được tin báo về sự cố vỡ đập ngăn nước của Công trình Thủy điện Ia Glae 2 do Công ty Cổ phần Thủy điện Khải Hoàng làm chủ đầu tư, đang thi công trên suối Ia Glae thuộc địa bàn 2 xã Ia Ga và Ia Vê (huyện Chư Prông), lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục sự cố.

Sau khi kiểm tra hiện trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế đã yêu cầu các sở, ngành của tỉnh có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nhanh chóng, hiệu quả để khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai cũng chỉ rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc.

Sở Công Thương được yêu cầu rà soát lại năng lực của chủ đầu tư - Công ty Cổ phần Thủy điện Khải Hoàng; nếu phát hiện sai sót hay vi phạm pháp luật, phải xử lý theo quy định và báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan.

Ủy ban Nhân dân huyện Chư Prông sớm thành lập đoàn công tác và phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để đánh giá toàn diện sự cố, có kết luận nguyên nhân chính xác.

Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân huyện phối hợp với Ủy ban Nhân dân 2 xã Ia Ga và Ia Vê rà soát, thống kê thiệt hại của người dân do sự cố vỡ đập ngăn và mưa lũ để có sự hỗ trợ theo quy định của Nhà nước, tránh tình trạng lợi dụng vấn đề này để kê khai khống.

[Gia Lai: Vỡ đập thủy điện, nhiều diện tích hoa màu mất trắng]

Công ty Cổ phần Thủy điện Khải Hoàng cần phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ngành của tỉnh trong giám định sự cố, xác định rõ trách nhiệm và sớm tiến hành bồi thường thiệt hại cho người dân ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế khẳng định đây là sự cố nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, do đó các bên liên quan phải có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nhanh chóng, hiệu quả để khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo báo cáo của các đơn vị liên quan, sự cố xảy ra vào tối 8/10 rạng sáng 9/10.

Vào thời điểm này, trên địa bàn huyện Chư Prông nói chung và khu vực Dự án Thủy điện Ia Glae 2 nói riêng có mưa đặc biệt lớn. Lưu lượng nước từ thượng nguồn suối Ia Glae đổ về gây lũ quét đột ngột, tốc độ dòng chảy cao làm trôi một phần bêtông tường phục vụ thi công đập tràn tự do của Nhà máy Ia Glae 2 (phần tường này đang được nhà thầu thi công theo từng cao trình từ 1-2m, chưa hoàn thiện toàn bộ kết cấu bêtông cốt thép).

Nước mưa cùng đất, đá do lũ cuốn trôi đã gây ngập úng cục bộ và ảnh hưởng đến diện tích đất trồng cây hoa màu và một số máy bơm nước của người dân dọc hai bên suối phía hạ lưu công trình./.

Hiện trường vụ vỡ đập Thủy điện Ia Glae 2 ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Hiện trường vụ vỡ đập Thủy điện Ia Glae 2 ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, tại huyện Chư Prông (Gia Lai) có mưa lớn khiến lưu lượng nước đổ về đột ngột, tốc độ dòng chảy cao đã làm vỡ gần như hoàn toàn thân đập dài gần 100m, cao 4m của Thủy điện Ia Glae 2 đang được xây dựng trên suối Ia Glae thuộc địa bàn 2 xã Ia Ga và Ia Vê. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, tại huyện Chư Prông (Gia Lai) có mưa lớn khiến lưu lượng nước đổ về đột ngột, tốc độ dòng chảy cao đã làm vỡ gần như hoàn toàn thân đập dài gần 100m, cao 4m của Thủy điện Ia Glae 2 đang được xây dựng trên suối Ia Glae thuộc địa bàn 2 xã Ia Ga và Ia Vê. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Sự cố nghiêm trọng này đã san phẳng phần thân đập của Thủy điện Ia Glae 2. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Sự cố nghiêm trọng này đã san phẳng phần thân đập của Thủy điện Ia Glae 2. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Hàng chục ha hoa màu, cây công nghiệp và cây lương thực của người dân hai bên bờ suối bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Hàng chục ha hoa màu, cây công nghiệp và cây lương thực của người dân hai bên bờ suối bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Các loại cây trồng bị thiệt hại chủ yếu là càphê, tiêu, điều, chuối, dừa… (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Các loại cây trồng bị thiệt hại chủ yếu là càphê, tiêu, điều, chuối, dừa… (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Nhiều diện tích hoa màu của người dân bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Nhiều diện tích hoa màu của người dân bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục